Khi nào cần nâng xoang
Xoang hàm trên là xoang lớn nhất trong tất cả các xoang, nằm ở vùng giữa đầu và mũi, từ răng số 4 đến răng số 8. Ở trẻ em, xoang này chỉ là những khoảng trống nhỏ, nó lớn dần và càng lớn hơn khi chúng ta càng lớn tuổi.
Khi tất cả răng hàm phía trên còn đầy đủ, xoang hàm vẫn giữ nguyên vị trí vốn có của nó ở khoảng giữa đầu và mũi. Nhưng khi răng hàm phía trên bị mất, xương tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở rộng ra và phá hủy xương hàm từ trong ra bên ngoài. Nếu muốn phục hồi lại răng đã mất thì phải sử dụng phương pháp nâng xoang. Nhưng điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu phục hồi sớm những răng đã mất với phương pháp đúng đắn nhất.
Thông thường nâng xoang hay đi kèm với ghép xương nhưng không phải lúc nào ghép xương cũng cần nâng xoang mà tùy vào vị trí cần ghép xương.
Có 2 kĩ thuật nâng xoang: nâng xoang kín và nâng xoang hở
Nâng xoang hở
 |
 |
|
 |
Bước 1: Mở nướu |
Bước 2: Mài 1 lớp xương mỏng |
|
Bước 3: Nâng màng xoang |
 |
 |
 |
Bước 4: Ghép xương |
Bước 5: Tích hợp xương |
Bước 6: Cấy ghép Implant |
Nâng xoang kín
 |
 |
 |
Bước 1: Mở nướu, mài mỏng xương, nâng màng xoang
|
Bước 2: Ghép xương
|
Bước 3: Cấy ghép Implant
|
 |
Xoang hàm mở rộng do mất răng |
 |
Phim CT 3 chiều kiểm tra xoang hàm |
Đây là phim CT 3 chiều kiểm tra xoang hàm, bạn chú ý vào các phim đánh dấu X. Xoang hàm mở rộng và các vệt màu trắng (xương hàm) rất mỏng nên muốn cấy ghép Implant phải nâng xoang và ghép xương.

|
Phim CT 3 chiều kiểm tra sau nâng xoang và ghép xương |
Sau khi tiến hành nâng xoang và ghép xương, xoang hàm được nâng lên và số lượng xương cần thiết để cấy ghép Implant cũng đạt yêu cầu.

|
Phim CT 3 chiều trước nâng xoang, ghép xương |

|
Phim CT 3 chiều sau nâng xoang ghép xương |
Chi phí điều trị:
Vừa nâng xoang ghép xương 1 bên hàm: 1.200 USD