Hệ thống CEREC
Hệ thống này được phát triển bởi Mormann và Brandestini từ 1980-1987. Sau đó, được tiếp nhận bởi công ty Siemens vào năm 1988, bắt đầu đưa vào thị trường là CEREC 1. CEREC là hệ thồng CAD/CAM nha khoa được biết nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Inlay CEREC đầu tiên được gắn cho bệnh nhân vào năm 1985.
CEREC 1
CEREC 1 là nguyên gốc (1980-1987), CEREC 1 thế hệ thứ 2 (1988) và phần mềm COS 2.0 đã phát triển 1991, CEREC 1 thế hệ thứ 3 giới thiệu năm 1992.
CEREC 2
Với kinh nghiệm được tích lũy trong những giai đoạn phát triển của CEREC 1, vào năm 1994, hệ thống CEREC được thiết kế trở lại hoàn hảo gọi là CEREC 2. Hệ thống này được cải tiến cả phần cứng lẫn phần mềm, có thể tạo ra nhiều loại phục hồi như inlay, onlay, veneer, mão cho răng trước và răng sau [29].
Cấu trúc hệ thống CEREC 2 gồm 3 bộ phận chính:
Thu thập dữ liệu (dùng camera), thiết kế phục hồi (phần mềm), chế tạo phục hồi (máy mài)
Camera CEREC 2 được cải tiến có độ phóng đại 12 so với camera CEREC 1 có độ phóng đại 8. Do vậy hình ảnh ghi nhận được từ camera CEREC 2 chi tiết hơn hình ảnh ghi nhận được từ camera CEREC 1.
Bộ phận gia công của CEREC 2 có thể mài dễ dàng trong 6 trục (bánh xe mài 2, bộ phận giữ khối sứ 1, mũi trụ 3) [7]. Mũi khoan trụ đường kính 1-2mm có thể mài những cấu trúc phức tạp như độ nhô của múi, những độ cao khác nhau của thành xoang và có thể điều chin43nh được bờ của mão và veneer [28]. Những dụng cụ mài được chạy bằng mô tơ điện nên tốc độ gần như không thay đổi mặc dù mài ở những độ sâu khác nhau. Thời gian mài đối với inlay, onlay và mão từ 5-30 phút phụ thuộc kiểu mài và kích thước.
Phần mềm Cos 4.31 được cải tiến vào năm 1999. Tùy theo các tình huống lâm sàng, mặt nhai của inlay có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt hệ thống CEREC 2 có thể tạo ra phục hồi có mặt nhai chức năng.
Những vấn đề thường được nghiên cứu về hệ thống CEREC
So sánh độ chính xác của các hệ thống [27, 29, 42, 44, 45, 46, 47], các loại tạo vật liệu phục hồi [14, 21, 22, 40,50], các hệ thống xi măng gắn [23, 37, 43, 48, 52]
Phương pháp đánh giá chất lượng phục hồi
Đánh giá lâm sàng
Sử dụng phim X quang, kính hiển vi điện tử quét, tiêu chuẩn phục vụ sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (sự sống của răng, chỉ số chảy máu nướu, chất lượng bờ phục hồi, màu sắc, hình dáng giải phẫu của răng và phục hồi) để đánh giá chất lượng phục hồi. Thêm vào đó, những biến chứng và than phiền của bệnh nhân cũng được ghi nhận [20, 35, 52]
Đánh giá vitro
Chất lược phục hồi được đánh giá theo 2 phương pháp:
- Có xâm lấn mô răng: răng được cắt thành những lát mỏng hay được cắt qua trung tâm phục hồi bằng đĩa kim cương tốc độ chậm có nước lám mát, sau đó quan sát mặt tiếp giáp răng phục hồi dưới kính hiển vi [24, 46]
- Không xâm lấn mô răng: răng và phục hồi được giữ nguyên vẹn, đánh giá toàn bộ vùng bờ phục hồi từ vi ảnh hay đánh giá độ dày của xi-măng gắn từ những điểm đã chọn dọc theo bờ phục hồi bằn kính hiển vi điện tử quét [8, 21, 38].
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên 20 răng cối vĩnh viễn của người, bị nhổ không vì lí do sâu răng hay tổn thương mất chất khác. Răng còn nguyên vẹn, đã đóng chóp.
Tạo xoang inlay MO và thực hiện inlay tương ứng bằng hệ thống CEREC 2. Chia ngẫu nhiên 2 nhóm, mỗi nhóm 19 răng: nhóm I gắn inlay với Calibra và nhóm II với Fuju Plus. Gắn inlay vào xoang theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phương tiện nghiên cứu
- Hệ thống CEREC 2
- Vật liệu gắn/dán
Nhóm I: Calibra (composite lưỡng trùng hợp) (Dentsply).
Nhóm II: GC Fuji Plus (resin-modified glass ionomer) (GC).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu In vitro theo thiết kế nhóm song song ngẫu nhiên.
Tạo xoang inlay: các răng được cố định trên mẫu hàm. Tạo xoang inlay MO theo tiêu chuẩn sau: sàn xoang có độ sâu 2-3mm, thành nướu và thành tủy phẳng, các thành khác song song và vuông góc với thành nướu. Thành trụ phẳng, không cong lồi theo hình dáng bên ngoài của răng. Không vát bờ men ở các thành.
Tạo phục hồi bằng hệ thống CEREC
* Thu thập dữ liệu răng đã sửa soạn bằng camera
Xoang inlay được rửa sạch và thổi khô, quét keo và phủ một lớp mỏng bột CEREC lên toàn bộ xoang và răng bên cạnh. Ghi hình xoang inlay bằng camera: góc nhìn của camera trùng với hướng lắp inlay, xoang inlay trên màn hình đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau: rõ nét, tương phản tốt, các thành được nhìn thấy rõ ràng, nằm ngay ngắn giữa màn hình.
* Thiết kế phục hồi
Qui trì thiết kế inlay được thực hiện theo các lệnh được thông báo trên màn hình như sau: vẽ đường đáy, hệ thống tự động thiết kế đường bề mặt, đường tiếp xúc phía bên, vẽ đường trũng giữa, hệ thống tự động thiết kế đường gờ bên.
* Mài phục hồi
Chọn khối sứ có kích thước thích hợp theo thông báo trên màn hình cho vào máy mài. Chọn lệnh mài, máy bắt đầu tiến trình mài.
Răng đã phục hồi được mã hóa, qua chu trình nhiệt, cách ly, nhuộm phẩm màu, cắt và quan sát bởi hai quana sát viên độc lập. Thang điểm sử dụng để quan sát và đánh giá mức độ thâm nhập phẩm màu ở thành nướu của phục hồi là: 0, 1, 2, 3 (theo Ferrari, 1996) [15].
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 9.01 để xử lý kết quả và so sánh mức độ thâm nhập phẩm màu giữa 2 nhóm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả
Nhóm I: Có 8 phục hồi không có thâm nhập phẩm màu, 2 phục hồi còn lại thâm nhập màu đến thành trụ (độ 3).
Nhóm II: Có 6 phục hồi thâm nhập phẩm màu chưa vượt quá nửa chiều dài thành nướu (độ 1), 3 phục hồi thâm nhập phẩm màu quá nửa chiều thành nướu (độ 2) và 1 phục hồi thâm nhập phẩm màu đến thành trục (độ 3).