Bà bầu đau răng uống Panadol được không?
Panadol là thuốc gì, có những loại nào?
Trong giai đoạn thai kỳ, các loại thực phẩm hay thuốc nạp vào cơ thể người mẹ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, trước khi tìm hiểu bà bầu đau răng uống Panadol được không, chúng ta cần biết Panadol là thuốc gì và có những loại nào.
Panadol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, có chứa thành phần chính là Paracetamol (acetaminophen) 500mg. Công dụng chính của thuốc là giúp giảm các cơn đau nhẹ và vừa đối với trường hợp đau đầu, đau cơ, đau lưng, đau khớp, đau răng, đau bụng, đau bụng kinh... hoặc giảm đau do bệnh lý, giảm đau hậu phẫu.
Bên cạnh đó, Panadol còn có công dụng hạ sốt trong các trường hợp sốt do bệnh lý, do tiêm vắc-xin, sốt phát ban, sốt siêu vi…
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại Panadol gồm Panadol xanh, Panadol đỏ (Panadol Extra) và Panadol dạng sủi. Trong đó:
- Panadol xanh là loại Panadol được bào chế dưới dạng viên nén, có bao bì màu xanh dương, chỉ chứa duy nhất thành phần hoạt chất Paracetamol 500mg, thích hợp để hạ sốt và giảm các cơn đau vừa và nhẹ.
- Panadol đỏ hay Panadol Extra: Được bào chế dạng viên nén và có bao bì màu đỏ, chứa thành phần chính là Paracetamol 500mg và Cafein 65mg, có tác dụng giảm mạnh các cơn đau và hạ sốt, giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng mà không gây buồn ngủ.
- Panadol dạng viên sủi: Dạng này được bào chế dạng viên sủi hòa tan trong nước, mang lại hiệu giả giảm đau và hạ sốt nhanh hơn.
Trường hợp đau răng nào có thể sử dụng Panadol?
Đau răng ở mỗi bệnh nhân sẽ xuất phát từ nguyên nhân khác nhau và tình trạng khác nhau. Tùy theo từng trường hợp mà sẽ có loại thuốc giảm đau phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu trường hợp đau răng nào có thể sử dụng Panadol và bà bầu đau răng uống Panadol được không nhé.
1. Đau răng do mọc răng khôn
Răng khôn thường xuất hiện vào độ tuổi 17-25 tuổi. Khi mọc, răng khôn có thể gây ra các triệu chứng sưng nướu, đau nhức, sưng mặt, sốt, khó há miệng, khó ăn uống. Nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt, mọc lệch hoặc bị sâu gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cơn đau răng do mọc răng khôn là một tình trạng mọc răng bình thường không phải do bệnh lý nên có thể sử dụng Panadol để giảm đau. Sau một vài ngày, tình trạng đau răng sẽ giảm dần và kết thúc.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi cơn đau quá mức chịu đựng và các phương pháp giảm đau tự nhiên không có hiệu quả.
2. Đau răng do thiếu dinh dưỡng
Cơ thể thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin A – C – K – D và phospho cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng thường gặp. Nếu đau răng do nguyên nhân này, Panadol cũng là một cách giúp giảm đau hữu hiệu. Đồng thời bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tránh cơn đau tái lại.
3. Đau răng do bệnh lý
Nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất là do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng hoặc chấn thương gây nứt, gãy, vỡ răng…
Đối với loại đau răng này, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc Panadol để giảm đau mà cần nhanh chóng thăm khám để được Bác sĩ tìm nguyên nhân, mức độ tổn thương và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.
Nếu tự ý sử dụng thuốc, không những không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn có thể làm cho tình trạng trầm trọng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, áp-xe, mất răng…
Bà bầu đau răng uống Panadol được không?
Bà bầu đau răng uống Panadol được không? Thành phần chính của Panadol là Paracetamol là hoạt chất giảm đau an toàn với hầu hết mọi đối tượng.
Trong trường hợp mang thai, phụ nữ vẫn có thể sử dụng Panadol xanh hoặc Panadol dạng sủi để giảm đau, hạ sốt nhưng cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng trong thời gian ngắn. Không nên sử dụng Panadol Extra (Panadol đỏ) vì có chứa thành phần Caffein không tốt cho mẹ bầu.
Mẹ bầu cần lưu ý Panadol cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng bao gồm nổi ban, ngứa, sưng, đỏ da, khó thở, chảy nước mắt; rối loạn tiêu hóa gây chán ăn, buồn nôn, đau bụng; cảm thấy mất tập trung, mệt mỏi, thiếu năng lượng, hạ thân nhiệt hoặc hạ huyết áp đột ngột.
Nếu xuất hiện tác dụng phụ, mẹ bầu cần ngưng thuốc và liên hệ Bác sĩ để được hướng dẫn xử lý phù hợp. Ngoài ra, những trường hợp mẹ bầu dưới đây không được sử dụng Panadol:
- Mẫn cảm với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Sử dụng rượu, bia hoặc các thức uống có cồn.
- Có bệnh lý về gan, thận vì thành phần paracetamol dùng với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, thận.
Lưu ý khi bà bầu sử dụng thuốc Panadol
Bà bầu đau răng uống Panadol được không? Hiện chưa có báo cáo ghi nhận những tác động xấu của thuốc đối với mẹ bầu và thai nhi, do đó, các mẹ bầu có thể uống trong trường hợp cần thiết dưới sự chỉ định của Bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Panadol để hạ sốt, giảm đau, các mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ uống thuốc khi có sự chỉ định của Bác sĩ.
- Sử dụng đúng liều lượng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng quá liều nếu không sẽ gây tổn thương lên gan, thận dẫn đến suy gan, suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Không dùng chung với các loại thuốc có chứa paracetamol để tránh quá liều. Nếu đang dùng các loại thuốc khác, cần thông báo với Bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chính xác.
- Thận trọng khi dùng Panadol với bệnh nhân mắc bệnh về gan, thận hoặc người sử dụng thức uống chứa cồn.
- Panadol dạng nén cần uống nguyên viên không nên bẻ ra. Uống với nước lọc. Với Panadol dạng viên sủi, cần đợi thuốc hòa tan hoàn toàn trong nước rồi mới sử dụng.
Bà bầu làm cách nào để giảm đau răng mà không cần uống thuốc?
Bà bầu đau răng uống Panadol được không? Bà bầu chỉ nên dùng Panadol xanh và Panadol sủi nếu thực sự cần thiết và được Bác sĩ cho phép. Trung tâm Implant Việt Nam sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một số cách giảm đau không cần dùng thuốc tại nhà và hướng điều trị tại nha khoa trong trường hợp khẩn cấp:
1. Giảm đau răng tại nhà
Nếu mẹ bầu bị đau răng nhẹ, không quá khó chịu và chưa có triệu chứng nhiễm trùng thì có thể tham khảo những cách giảm đau tại nhà sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách. Làm sạch răng và khoang miệng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước muối sẽ giúp mẹ bầu hạn chế mảng bám răng, tiêu diệt vi khuẩn, từ đó giảm đau răng hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước trà xanh hoặc nước nấu từ lá bạc hà cũng có tác dụng giảm đau răng vì trong các loại thực vật này chứa các thành phần hoạt chất có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn. Mẹ bầu cũng có thể lấy túi trà lọc sau khi pha đắp lên vùng răng đau để mang lại hiệu quả giảm đau.
- Chườm lạnh cũng là một cách giảm đau răng hiệu quả. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm co các mạch máu, làm chậm lưu lượng máu đến vùng răng bị đau, nhờ đó mẹ bầu sẽ cảm thấy giảm bớt cơn đau khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.
- Tỏi là một nguyên liệu dường như không thể thiếu trong căn bếp. Hãy tận dụng tỏi để hỗ trợ giảm đau răng bằng cách giã tỏi và đắp lên vùng răng bị đau. Những hợp chất chống viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn có chứa trong tỏi sẽ giúp giảm sưng đau vùng răng và nướu.
- Trong cây đinh hương chứa hoạt chất eugenol là một chất kháng viêm mạnh mẽ và có khả năng gây tê tự nhiên giúp gây tê tạm thời, làm giảm cơn đau răng. Mẹ bầu có thể dùng tinh dầu đinh hương chấm lên bông gòn và thoa vào vùng răng bị tổn thương trong khoảng 5-15 phút.
- Lá ổi cũng là một trong những nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc trị đau răng dân gian. Trong lá ổi chứa nhiều hợp chất astringents có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bạn có thể giảm đau răng bằng cách giã nhuyễn lá ổi (có thể trộn thêm muối hột) rồi đắp lên vùng răng đau.
2. Điều trị tại nha khoa
Giai đoạn thai kỳ là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Do đó, nếu như có bất kỳ vấn đề gì bất thường thì mẹ bầu nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được Bác sĩ tư vấn chính xác.
Đối với tình trạng đau răng, mẹ bầu nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra nguyên nhân vì sao răng bị đau, từ đó Bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá mức độ đau răng và đưa ra giải pháp phù hợp.
Thông thường, mẹ bầu sẽ được cạo vôi răng và có thể dùng các loại thuốc giảm đau răng an toàn cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.
Nếu đau răng do bệnh lý, Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng để quyết định điều trị tận gốc ngay lập tức hoặc trì hoãn cho đến sau sinh.
Trong quá trình thăm khám và điều trị, sẽ có những trường hợp cần chụp X-quang răng hoặc sử dụng thuốc tê khi điều trị. Những trường hợp này đòi hỏi Bác sĩ phải đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn cho mẹ và cả thai nhi.
Điều trị nha khoa nên được tiến hành vào tam cá nguyệt thứ 2 (tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ), vì lúc này mẹ bầu và thai nhi có sức khỏe ổn định và cơ thể người mẹ không quá nặng nề, không cảm thấy quá mệt khi di chuyển.
Cách phòng ngừa đau răng cho bà bầu
Giai đoạn mang thai, phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể cũng thư thói quen ăn uống, sinh hoạt. Điều này có thể làm gia tăng các vấn đề răng miệng như đau răng, viêm nướu răng… Tuy nhiên, nếu làm tốt các biện pháp phòng ngừa dưới đây, các mẹ bầu có thể hạn chế tối đa khả năng đau răng:
1. Kiểm tra răng miệng định kỳ
Thói quen khám răng định kỳ 2 lần/ năm được các chuyên gia khuyến khích để tất cả mọi người có hàm răng chắc khỏe. Nếu như có kế hoạch mang thai, mẹ bầu đừng quên khám răng nhé, nếu có vấn đề thì Bác sĩ sẽ điều trị để mẹ bầu chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi mang thai.
Nếu như chưa kịp thăm khám nha khoa trước khi mang thai, thì mẹ bầu có thể kiểm tra răng miệng và thực hiện cạo vôi răng trong 3 tháng giữa thai kỳ. Loại bỏ mảng bám vôi răng sẽ giúp răng miệng sạch sẽ, răng trông thẩm mỹ hơn và ngăn ngừa được nhiều bệnh lý về răng thường gặp.
2. Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ
Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm sức khỏe của mẹ bầu suy giảm. Đặc biệt thiếu những chất cần thiết cho răng như canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D, phospho sẽ khiến răng nướu trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Do đó, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý tẩm bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, không chỉ giúp mẹ khỏe mà còn giúp phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai.
Đồng thời, trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu thích ăn ngọt hoặc ăn chua thì cần hạn chế, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường hoặc axit vì chúng không tốt cho răng miệng. Nếu mẹ bầu thèm vẫn có thể ăn với số lượng ít và dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa, súc miệng sạch sau khi ăn.
Bên cạnh đó thực phẩm quá dai cứng, cay nóng, dễ bám dính và các đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga, nước đá lạnh, thuốc lá cũng không được Bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.
3. Chăm sóc răng miệng hàng ngày
Mẹ bầu cần đánh răng sau mỗi bữa ăn để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, không nên dùng tăm để xỉa răng mà nên thay thế bằng chỉ nha khoa. Mẹ bầu có thể súc miệng nước muối để loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin bổ ích về chủ đề “Bà bầu đau răng uống Panadol được không và những phương pháp trị đau răng cho mẹ bầu.”Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm để có một thai kỳ thuận lợi và vượt cạn thành công.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả