Các yếu tố quyết định thành công của nâng xoang
Mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu xương trầm trọng, kích thước của xương và sóng hàm mỏng dần nên trụ implant không thể ổn định và vững chắc được sau khi cấy ghép nên nâng xoang và ghép xương là kỹ thuật hỗ trợ bắt buộc trong cấy ghép implant cho những trường hợp mất răng lâu ngày, chấn thương hoặc do các bệnh lý khiến xương bị tiêu nhiều.
Chìa khóa và yếu tố quyết định sự thành công của cấy ghép implant chính là việc xác định đúng kích thước và chất lượng xương hàm. Nâng xoang hàm sẽ làm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên, giúp cho việc ghép xương trước khi cấy ghép implant được thuận lợi. Sau khi nâng xoang, trụ implant đặt vào sẽ đủ độ dài và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nên sẽ ổn định vững chắc trong xương hàm.
Những việc cần làm trước khi phẫu thuật nâng xoang ?
Phần xương ghép dùng trong phẫu thuật nâng xoang có thể là xương nhân tạo hoặc xương của chính bệnh nhân. Nếu dùng xương của chính bệnh nhân thì phần xương ghép sẽ được lấy từ các khu vực khác của miệng hoặc cơ thể bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy xương chậu hoặc cằm để sử dụng.
Bệnh nhân cần phải chụp X – quang để bác sĩ có thể nghiên cứu cấu trúc của hàm và xoang của bạn. Bệnh nhân cũng có thể cần chụp CT, điều này giúp bác sĩ có thể đo đạc chính xác chiều cao và chiều rộng của xương hiện tại và đánh giá tình trạng xoang của bệnh nhân.
Nâng xoang được thực hiện như thế nào ?
Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt mô nướu tại nơi cần nâng xoang. Mô nướu sẽ được lật lên sao cho lộ phần xương. Tại phần xương này, bác sĩ sẽ dùng một mũi khoan cắt một mảnh xương nhỏ hình bầu dục. Màng xoang sẽ nhẹ nhàng nâng lên. Sau đó, vật liệu ghép xương sẽ được bơm vào phần không gian vừa mới nâng xoang. Số lượng xương cần sử dụng sẽ khác nhau nhưng thường chiều cao của phần xương ghép sẽ cao khoảng vài milimet.
Một khi xương đã được đặt vào xoang, mô nướu sẽ được khâu kín. Implant sẽ được cắm sau 4 đến 9 tháng. Thời gian này cho phép implant tích hợp tốt với xương của bạn. Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng của xương ghép đã sử dụng.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị sưng ở một số khu vực. Bệnh nhân có thể có thể bị chảy máu từ miệng hoặc mũi. Không nên xì mũi hoặc hắt hơi mạnh vì điều này có thể làm cho vật liệu ghép xương di chuyển và nới lỏng các mũi khâu.
Bệnh nhân cũng sẽ được cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và nước súc miệng để phòng ngừa nhiễm trùng. Hầu hết bệnh nhân chỉ có một chút khó chịu sau khi phẫu thuật nâng xoang.
Sau 7 đến 10 ngày,bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ để cắt chỉ. Bạn có thể sẽ được yêu cầu tái khám thêm vài lần nữa để kiểm tra quá trình lành thương.
Sau khi nâng xoang, bạn cần phải đợi vài tháng để các vật liệu ghép tích hợp với xương hàm của bạn.Tùy thuộc vào chất lượng xương ghép, implant có thể được đặt sau 4- 9 tháng.
Một số chuyên gia đã bắt đầu sử dụng các protein gọi là nhân tố tăng trưởng để giúp xương ghép tích hợp nhanh hơn. Huyết tương giàu tiểu cầu, trong đó có các yếu tố tăng trưởng được lấy từ máu của bạn trước khi phẫu thuật và trộn với các mảnh xương và đặt vào xoang.
Xem thêm: Trồng răng implant trong vùng thẩm mỹ? Kỹ thuật thách thức chuyên gia
Những nguy cơ có thể xảy ra ?
Những nguy cơ chính có thể xảy ra trong phẫu thuật nâng xoang là màng xoang có thể thủng, rách. Nếu màng xoang bị rách, bác sĩ sẽ khâu lại hoặc vá nó lại. Nếu sửa chữa không thành công, bác sĩ có thể dừng điều trị và chờ cho đến khi nó lành thương.
Sau khi lành thương, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang thêm một lần nữa. Màng xoang sau khi lành thương sẽ có xu hướng dày hơn và khỏe mạnh hơn, điều này có nghĩa là lần nâng xoang thứ hai có thể sẽ thành công. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự thành công của phẫu thuật. Nhiễm trùng là một nguy cơ của bất kỳ một ca phẫu thuật nào, tuy vậy điều này rất hiếm xảy ra sau khi nâng xoang.
Trong những trường hợp hiếm hoi, xương ghép không tích hợp tốt và không đủ cung cấp máu. Nếu điều này xảy ra, bất kỳ mô cấy được đặt trong khu vực này sẽ thất bại, phẫu thuật nâng xoang sẽ được lặp đi lặp lại.
Qua bài viết trên có thể nhận thấy, nâng xoang là một kỹ thuật phức tạp và khó nhất trong cấy ghép implant. Để quá trình phẫu thuật nâng xoang đạt kết quả tốt nhất, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải nắm chắc về giải phẫu xoang và có kinh nghiệm trong kỹ thuật implant.
Với hơn 23 năm hình thành và phát triển, trung tâm Implant tự hào là địa chỉ cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ đầy nhiệt huyết, luôn đặt chữ TÂM lên hàng đầu.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề răng miệng, hãy đển trực tiếp trung tâm Implant Việt Nam thăm khám hoặc liên hệ Hotline 1900 56 5678 để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống