Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 6, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Phân biệt Implant cá nhân hóa với Implant thông thường


Cấy ghép Implant thông thường và Implant cá nhân hóa có gì khác biệt. Trường hợp ứng dụng của hai phương pháp này như thế nào? Cùng Trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phân biệt Implant cá nhân hóa với Implant thông thường

Kỹ thuật Implant thông thường sử dụng trụ Implant có kích thước tiêu chuẩn, phù hợp với những trường hợp mất răng không quá phức tạp, xương hàm đạt tiêu chuẩn hoặc đủ điều kiện ghép xương để cấy ghép trụ Implant.

Trong khi đó, Implant cá nhân hóa là giải pháp Implant đặc biệt, sử dụng bộ cấy ghép được thiết kế riêng biệt dựa trên hình ảnh và giải phẫu cấu trúc xương hàm của từng khách hàng nhằm điều trị cho những trường hợp mất răng tiêu xương trầm trọng, không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường.

Thế nào là Implant cá nhân hóa?

Implant cá nhân hóa là kỹ thuật Implant được Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam nghiên cứu và cải tiến dựa trên kỹ thuật Implant dưới màng xương.

Implant dưới màng xương được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1940 bởi Bác sĩ G.Dahl, tuy nhiên tỷ lệ thành công rất thấp (40-50 %) do những yếu kém về mặt khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn, vật liệu kém chất lượng… thời bấy giờ nên kỹ thuật này hiếm được sử dụng và bị thay thế sau khi kỹ thuật Implant cấy trụ vào xương hàm ra đời vào thập niên 1990 (Implant thông thường).

Với phương pháp cấy ghép Implant cá nhân hóa, Bác sĩ sẽ sử dụng một bộ cấy ghép Implant được thiết kế riêng biệt theo giải phẫu xương hàm của Khách hàng
Với phương pháp cấy ghép Implant cá nhân hóa, Bác sĩ sẽ sử dụng một bộ cấy ghép Implant được thiết kế riêng biệt theo giải phẫu xương hàm của Khách hàng

Những năm gần đây, với sự phát triển mang tính cách mạng của nền nha khoa cùng với công nghệ kỹ thuật số, Implant dưới màng xương được cải tiến và ứng dụng cho những trường hợp xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng, không thể thực hiện Implant thông thường.

Với phương pháp cấy ghép Implant cá nhân hóa, Bác sĩ sẽ sử dụng một bộ cấy ghép Implant được thiết kế riêng biệt theo giải phẫu xương hàm của Khách hàng, bao gồm một khung kim loại có gắn các trụ Implant đặt tại vị trí dưới màng xương (bên dưới nướu và bên trên xương hàm) và phần phục hình trên Implant.

Ưu điểm của kỹ thuật Implant cá nhân hóa có thể kể đến như: tránh can thiệp vào vùng xương hàm bị tiêu biến trầm trọng, có thể ứng dụng trong những trường hợp lâm sàng phức tạp, không cần thực hiện các thủ thuật tăng cường xương như ghép xương, tối ưu quy trình điều trị, giảm thiểu xâm lấn và sang chấn, nhanh phục hồi sau phẫu thuật…

Đăng ký tư vấn miễn phí

Phân biệt Implant cá nhân hóa và Implant thông thường

Implant cá nhân hóa và Implant thông thường đều được ứng dụng với mục đích phục hồi răng mất, giúp Khách hàng cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười. Chúng ta sẽ làm rõ sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này theo các phương diện dưới đây:

1. Vị trí cấy ghép Implant

  • Implant thông thường: Trụ Implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm thay thế cho chân răng bị mất. Do đó, xương hàm phải đạt đủ tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng để cố định trụ Implant và đảm bảo tích hợp xương.
  • Implant cá nhân hóa: Khung kim loại có gắn các trụ Implant được đặt ở giữa xương và mô nướu tại vị trí dưới màng xương, tránh can thiệp quá sâu vào xương hàm, cho phép phục hồi răng mất với những trường hợp xương hàm bị tiêu biến trầm trọng hay xương hàm bị biến dạng.
Implant thông thường cấy trụ Implant vào trong xương hàm, trong khi Implant cá nhân hóa đặt tại vị trí dưới màng xương
Implant thông thường cấy trụ Implant vào trong xương hàm, trong khi Implant cá nhân hóa đặt tại vị trí dưới màng xương

2. Cấu tạo của Implant

  • Implant thông thường: Có cấu trúc tương đồng răng thật, gồm chân răng là trụ Titanium, mão răng sứ và khớp nối Abutment. Trụ Implant được cấy vào xương, sau khi tích hợp xương sẽ được gắn mão sứ lên bên trên thông qua khớp nối Abutment.
  • Implant cá nhân hóa: Được thiết kế riêng gồm một khung kim loại ôm sát khuôn xương còn lại của Khách hàng, đặt tại vị trí dưới màng xương. Trên khung kim loại có các trụ Implant để kết nối phục hình với khoang miệng.
Implant cá nhân hóa được thiết kế riêng biệt gồm một khung kim loại có gắn các trụ Implant ôm sát khuôn xương còn lại của Khách hàng và phần phục hình bên trên Implant
Implant cá nhân hóa được thiết kế riêng biệt gồm một khung kim loại có gắn các trụ Implant ôm sát khuôn xương còn lại của Khách hàng và phần phục hình bên trên Implant

3. Trường hợp chỉ định

  • Implant thông thường: Phù hợp với nhiều trường hợp mất răng như mất 1 răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm với điều kiện chất lượng xương hàm tốt hoặc có thể thực hiện nâng xoang, ghép xương để bổ sung xương nếu thiếu xương hàm.
  • Implant cá nhân hóa: Ứng dụng cho các trường hợp tiêu xương phức tạp không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường như người mắc hội chứng không răng bẩm sinh, người đã phẫu thuật cắt đoạn xương hàm do ung thư hoặc chấn thương xương hàm, người cao tuổi có sức khỏe yếu, người đã trồng răng Implant thông thường nhưng bị thất bại, người không đủ điều kiện ghép xương.
Implant cá nhân hóa được ứng dụng trong các trường hợp tiêu xương phức tạp không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường
Implant cá nhân hóa được ứng dụng trong các trường hợp tiêu xương phức tạp không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường

Xem thêm: Ưu điểm vượt trội của implant cá nhân hóa

4. Quy trình phẫu thuật

  • Implant thông thường: Bác sĩ tiến hành rạch nướu, khoan vào xương để đặt trụ ImplanT, chờ 3-6 tháng cho xương hàm và trụ Implant tích hợp với nhau rồi thực hiện lắp răng sứ trên Implant. Nếu thiếu xương, Khách hàng cần thực hiện nâng xoang, ghép xương trước khi cấy trụ Implant.
  • Implant cá nhân hóa: Bác sĩ thực hiện một đường mổ nhỏ để đặt khung kim loại ôm sát khuôn xương. Sau khi lành thương, trụ Implant được gắn vào khung kim loại bằng các vis đặc biệt để tiến hành phục hình răng giả bên trên.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Nên chọn Implant thông thường hay Implant cá nhân hóa?

Nhìn chung, Implant thông thường sử dụng các trụ Implant có kích thước tiêu chuẩn, phù hợp với đa số trường hợp mất răng, trong khi Implant cá nhân hóa được thiết kế riêng biệt theo tình trạng xương hàm còn lại của Khách hàng và được ứng dụng trong những trường hợp lâm sàng phức tạp.

Lựa chọn Implant thông thường hay Implant cá nhân hóa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng xương hàm, chi phí điều trị, tình trạng sức khỏe và mong muốn của Khách hàng.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần dựa trên đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe, tình trạng xương và điều kiện của từng cá nhân. Nếu xương hàm chưa bị tiêu biến quá nhiều, có thể ghép xương để bổ sung xương thì Implant thông thường sẽ là lựa chọn hợp lý.

Tuy nhiên, trong những tình huống lâm sàng đặc biệt phức tạp, các kỹ thuật thông thường không khả thi thì Implant cá nhân hóa sẽ là “cứu cánh sau cùng” để giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Khách hàng không răng bẩm sinh phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ bằng kỹ thuật Implant cá nhân hóa tại Trung tâm Implant Việt Nam
Khách hàng không răng bẩm sinh phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ bằng kỹ thuật Implant cá nhân hóa tại Trung tâm Implant Việt Nam

Do đó, điều quan trọng nhất chính là tìm được địa chỉ trồng răng Implant uy tín, Bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm để thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn cho bạn phương pháp tối ưu nhất.

Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã phân tích chi tiết những điểm khác biệt giữa 2 kỹ thuật Implant cá nhân hóa với Implant thông thường. Để được tư vấn chi tiết về tình trạng cụ thể của mình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, chuyên gia Implant hơn 25 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám và tư vấn cho bạn!

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan