Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
Mất răng hàm trên lâu năm gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu xương hàm trên gây khó khăn khi phục hình về sau. Implant xương bướm là giải pháp “cứu cánh” trong những trường hợp mất răng hàm trên không thể phục hồi với kỹ thuật Implant thông thường.
Nguyên nhân gây ra mất răng hàm trên lâu năm
Một hàm răng của người trưởng thành thường có 32 chiếc răng chi đều cho hai hàm, gồm các răng cửa, các răng nanh, các răng hàm nhỏ, các răng hàm lớn và các răng khôn.
Hàm răng đầy đủ và chắc khỏe không chỉ giúp duy trì hoạt động ăn nhai để cung cấp dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ và phát âm, giúp chúng ta sống một cuộc sống chất lượng.
Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều trường hợp bị mất răng, có người mất một răng, có người mất nhiều răng, có người mất toàn bộ răng ở một hoặc cả hai hàm răng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng, bạn có thể tham khảo những lý do chủ yếu sau:
- Tuổi tác: Người già thường gặp phải tình trạng lung lay răng rồi dần bị rụng răng. Nguyên nhân là do tình trạng lão hóa ở người già khiến răng không còn chắc khỏe và dễ bị rụng.
- Bệnh lý răng miệng: các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ đẻ lại những hậu quả nghiêm trọng như mất răng hoặc phải nhổ răng để điều trị.
- Chấn thương răng: Nhiều trường hợp răng bị rơi do chấn thương hoặc phải nhổ răng để điều trị chấn thương dẫn đến mất răng.
- Chăm sóc răng miệng sai cách: Chăm sóc răng miệng sai cách như chải răng quá mạnh, chải răng không thường xuyên… khiến răng bị tích tụ nhiều mảng bám, vi khuẩn và mảng bám phá hủy mô nha chu khiến răng bị lung lay và gãy rụng.
- Thói quen xấu có hại cho răng: Những thói quen như nghiến răng, dùng răng cắn đồ vật, thường xuyên ăn thức ăn quá dai cứng, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá… cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ mất răng.
Mất răng hàm trên lâu năm để lại những hậu quả gì?
Nhiều bệnh nhân bị mất răng còn khá chủ quan vì nghĩ rằng những răng khác đã đủ để thực hiện chức năng ăn nhai mà không biết răng mất răng hàm trên lâu năm nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho bệnh nhân, cụ thể như sau:
1. Giảm chức năng ăn nhai
Các răng trên cung hàm đều góp phần giữ những chức vụ lớn - nhỏ trong việc thực hiện chức năng ăn nhai. Nếu như thiếu một răng, áp lực ăn nhai lên các răng còn lại sẽ tăng lên, lâu dần chức năng ăn nhai sẽ dần bị suy giảm, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ như khi có đầy đủ răng khiến cho hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất bị suy giảm theo.
Bên cạnh đó, các răng hàm trên và hàm dưới tương ứng nhau nên nếu mất đi răng ở hàm trên thì răng ở hàm dưới cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không thể phát huy hết chức năng và vai trò của răng này.
2. Tiêu xương hàm
Mất răng hàm trên lâu năm chính là lý do chủ yếu gây ra tình trạng tiêu xương hàm trên. Xương hàm duy trì và phát triển thông qua kích thích từ hoạt động ăn nhai. Tại vị trí mất răng sẽ mất đi hoạt động ăn nhai nên xương hàm sẽ dần bị tiêu biến dần.
Lúc vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng sẽ bị mất số lượng xương, dẫn đến teo xương hàm, tụt nướu và giảm chất lượng xương.
3. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mất răng gây lộ ra khoảng trống trông rất kém thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vị trí như vùng răng cửa, răng nanh, khiến người bị mất răng cảm thấy tự ti, ngại ngùng về hàm răng, nụ cười của mình.
Bên cạnh đó, khi mất răng trong thời gian dài, xương hàm bị tiêu sẽ không thể nâng đỡ khung cơ mặt như bình thường, khiến mặt dần bị lệch, má hóp, miệng trở nên móm mém, da vùng miệng nhăn nheo và trông lão hóa trước tuổi.
4. Xô lệch các răng khác
Không chỉ giảm lực nhai hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng hàm trên lâu năm còn gây hiện tượng sai khớp cắn do các răng kế cận răng mất sẽ bị đổ về khoảng trống mất răng, khiến răng trở nên lộn xộn, không còn ngay ngắn và thẳng hàng.
5. Nguy cơ mất răng hàng hàng loạt
Tại khoảng trống mất răng, thức ăn thừa dễ bị tồn đọng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng miệng, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu…
Nghiêm trọng hơn, khi bị mất răng, các răng khác cũng dần suy yếu vì phải ăn nhai quá mức và bị dịch chuyển về phía răng mất, khiến mô nha chu dần trở nên lỏng lẻo và làm răng bị lung lay, dẫn đến mất thêm nhiều răng nữa.
Xem thêm: Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm cho người mất răng hàm trên lâu năm
Cấy ghép Implant nha khoa thông thường có thể không phải là lựa chọn cho những người bị mất xương đáng kể ở hàm trên. Đây chính là lúc cấy ghép Implant xương bướm phát huy lợi thế.
Implant xương bướm thường dài hơn những trụ Implant thông thường, có kích thước từ 15 đến 20 mm, được phẫu thuật cấy vào mảng xương cánh bướm theo góc nghiêng. Chiều dài Implant cho phép nâng cao độ ổn định và giúp chúng tận dụng được mật độ xương dày đặc ở vùng xương bướm để có thể nâng đỡ chắc chăn phục hình bên trên.
Không giống như cấy ghép Implant thông thường, đòi hỏi một nền tảng xương đáng kể và có thể cần thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp như ghép xương hoặc nâng xoang, cấy ghép Implant sử dụng sức mạnh của cấu trúc xương bướm. Việc đặt Implant xương bướm không chỉ hạn chế các ca phẫu thuật lặp lại mà còn rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
Implant xương bướm có thể phục hồi răng hoàn hảo để cải thiện khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, giao tiếp, nâng cao sức khỏe toàn diện và chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân mất răng hàm trên lâu năm.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm