Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm bao gồm chuẩn bị sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, thăm khám và tư vấn, không sư dụng thuốc lá và đồ uống có cồn theo chỉ định của Bác sĩ.
Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là phương pháp Implant thay thế cho Implant truyền thống trong trường hợp bệnh nhân bị mất vùng răng sau hàm trên bị tiêu xương đáng kể. Theo đó, Implant sẽ được cấy vào mỏm xương cánh bướm thay vì cấy vào xương hàm như Implant truyền thống.
Để thực hiện cấy ghép Implant xương bướm, bệnh nhân cần chuẩn bị những bước sau đây:
1. Tìm hiểu về phương pháp Implant xương bướm
Implant xương bướm là kỹ thuật Implant mới xuất hiện tại Việt Nam, do đó còn xa lạ với nhiều người. Nếu bị mất răng hàm trên nhưng không thể thực hiện Implant truyền thống do xương hàm không đủ tiêu chuẩn, thì bạn hãy tìm hiểu thông tin về kỹ thuật Implant xương bướm để trang bị cho mình kiến thức thật tốt trước khi thực hiện nhé!
2. Lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín
Bước tiếp theo, bạn cần lựa chọn được trung tâm trồng răng Implant uy tín vì kỹ thuật Implant xương bướm khá phức tạp, không phải Bác sĩ nào cũng đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Nếu thực hiện sai sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khôn lường cho xoang hàm, thần kinh, mạch máu…
3. Thăm khám và chụp phim
Đây là bước quan trọng để xác định bạn phù hợp với phương pháp điều trị nào. Chụp phim CT Cone Beam 3D sẽ giúp Bác sĩ quan sát sự tương quan giữa răng, xương hàm, xương bướm và các mô xung quanh, từ đóa đưa ra chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác, an toàn.
4. Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần
Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt để giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sức khỏe kém không cho phép bạn thực hiện phẫu thuật. Tinh thần quá lo lắng sẽ khiến huyết áp tăng cao và làm gián đoạn điều trị.
Nếu có vấn đề sức khỏe, hãy trao đổi với Bác sĩ chuyên khoa cũng như Bác sĩ trồng răng Implant để Bác sĩ tư vấn cụ thể cho bạn. Với những bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… cần đảm bảo kiểm soát bệnh tốt nếu có dự định trồng răng Implant.
5. Tránh sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn
Thuốc lá và các loại thức uống có cồn sẽ khiến làm tổn thương các mô trong cơ thể, khiến vết thương hậu phẫu dễ bị nhiễm trùng, lâu lành thương, từ đó gia tăng nguy cơ biến chứng và đào thải trụ Implant.
Do đó, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia trong vòng 4-6 tháng (hoặc theo chỉ định của Bác sĩ) trước và sau khi cấy ghép Implant lẫn trong suốt quá trình thực hiện điều trị.
Các bước thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là điều trị được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng hàm trên nhưng không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường vì thể tích xương hàm không đủ.
Để có một hàm răng mới chắc khỏe, thẩm mỹ, tạo nên một nụ cười thu hút, bạn sẽ cần trải qua quy trình thực hiện cấy ghép Implant xương bướm gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Cấy ghép Implant xương bướm không cấy trụ Implant vào xương hàm mà cấy vào mỏm xương cánh bướm. Không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện Implant xương bướm, do đó bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để Bác sĩ chẩn đoán và tư vấn giải pháp phù hợp.
Bệnh nhân cần được chụp phim CT Cone Beam để Bác sĩ quan sát cấu trúc giải phẫu răng hàm mặt của bệnh nhân, từ đó, Bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về tình trạng cụ thể của mỗi người. Bên cạnh đó, các kỹ thuật như Oral Scanner, công nghệ quét mặt 3 chiều… cũng hỗ trợ Bác sĩ lập kế hoạch điều trị chi tiết và hiệu quả.
Bước 2: Phẫu thuật cấy ghép trụ Implant
Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành chế tác trụ Implant phù hợp với tình trạng bệnh nhân, Bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Implant vào xương bướm.
Trước khi phẫu thuật, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng, tiến hành sát khuẩn vùng miệng và gây tê cục bộ để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt thời gian phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật cấy ghép Implant xương bướm sẽ được thực hiện dưới sự hỗ trợ của công nghệ định vị, cho phép Bác sĩ quan sát toàn bộ quá trình phẫu thuật trên màn hình gắn tại ghế nha, từ đó tránh được những sai sót như mũi khoan đi sai đường, đặt Implant lệch hay vượt quá chiều sâu…
Bước 3: Giai đoạn lành thương và tích hợp xương
Sau khi phẫu thuật cấy trụ Implant, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn lành thương và tích hợp xương. Cần có thời gian để Implant tích hợp với xương (thông thường là 2-6 tháng) . Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được thăm khám định kỳ để kiểm tra quá trình lành thương và tích hợp xương.
Bước 4: Phục hình trên Implant
Sau khi Implant đã tích hợp với xương hàm, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu kỹ thuật số để thiết kế và chế tác răng sứ trên Implant. Cần đảm bảo răng sứ đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ, độ bền chắc, khả năng ăn nhai.
Khi có răng sứ, bệnh nhân được gắn răng sứ cố định trên Implant, hoàn tất quá trình cấy ghép Implant xương bướm. Sau đó, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc đúng để nâng cao tuổi thọ của răng Implant và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm. Trung tâm Implant Việt Nam chúc bạn cấy ghép Implant thành công và sớm sở hữu hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười đẹp như mong muốn.
Bài viết liên quan
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm
- Giải phẫu cơ vùng mặt – Tìm hiểu về xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm: Hướng dẫn chuyên sâu