Lịch sử phát triển của Implant cá nhân hóa

Khác với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống sử dụng trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm, Implant cá nhân hóa sử dụng bộ cấy ghép Implant riêng biệt được thiết kế và chế tạo theo tình trạng xương còn lại của mỗi Khách hàng và được đặt tại vị trí dưới màng xương (bên dưới nướu và trên xương hàm).
Khái niệm và lịch sử phát triển của Implant cá nhân hóa
Implant cá nhân hóa là kỹ thuật cấy ghép Implant đặc biệt được nghiên cứu và phát triển dựa trên kỹ thuật Implant dưới màng xương (Subperiosteal Implant).
Khác với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống sử dụng trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm, Implant cá nhân hóa sử dụng bộ cấy ghép Implant riêng biệt được thiết kế và chế tạo theo tình trạng xương còn lại của mỗi Khách hàng và được đặt tại vị trí dưới màng xương (bên dưới nướu và trên xương hàm).

Cấu tạo của Implant cá nhân hóa bao gồm: khung kim loại có gắn các trụ Implant đặt ở vị trí dưới màng xương và phần phục hình răng bên trên Implant. Dưới đây là lịch sử hành trình phát triển của kỹ thuật Implant cá nhân hóa:
Đặt ý tưởng và ứng dụng lần đầu tiên
Vào năm 1939, Bác sĩ Dahl đặt ý tưởng cho kỹ thuật Implant dưới màng xương và được ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1940 nhưng không thành công.
Tiếp theo, từ những năm 1948 – 1970, nhiều Bác sĩ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật Implant dưới màng xương, tuy nhiên, tỷ lệ thành công rất thấp chỉ đạt khoảng 40-50% và tồn tại nhiều biến chứng.
Nguyên nhân thất bại khi ứng dụng kỹ thuật Implant dưới màng xương bao gồm vật liệu kém chất lượng, thiếu cơ sở vật chất và công nghệ, chuyên môn và kinh nghiệm Bác sĩ còn hạn chế, nhiễm trùng sau cấy ghép, đặt sai vị trí Implant, kỹ thuật phẫu thuật và phục hồi chưa hoàn thiện…

Những bước tiến mới (1985 - 1990)
Vào năm 1985, độ bám của Implant dưới màng xương được cải thiện, trở nên chắc chắn hơn nhờ thiết kế “Vòm Gothic” và thanh mesobar của Bác sĩ Misch.
Tiếp đó, vào năm 1990, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dụng bột Titanium xịt lên bề mặt Implant, nhờ đó tỷ lệ thành công của Implant dưới màng xương đạt tới 73%.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của công nghệ CT đã giúp loại bỏ khâu phẫu thuật lấy dấu xương, hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán và cấy ghép chính xác hơn, giảm thiểu nguy cơ sai sót.
Sự phát triển của công nghệ và bước chuyển mình của Implant cá nhân hóa từ thập niên 1990 – nay
Thập niên 1990 đánh dấu sự ra đời và phát triển của kỹ thuật Implant sử dụng trụ cấy ghép vào xương hàm, mở ra bước ngoặt trong lịch sử phát triển ngành Implant. Implant dưới màng xương dần được thay thế. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và vật liệu đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nha khoa. Nhiều kỹ thuật Implant được tái ứng dụng để phục vụ cho những trường hợp phức tạp, không phù hợp với cấy ghép Implant thông thường.

Sự phát triển của công nghệ in 3D đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kỹ thuật Implant dưới màng xương. Các Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh phim chụp CT Cone Beam để thiết kế và sản xuất Implant phù hợp với từng Khách hàng, giảm thiểu thời gian phẫu thuật và tăng độ chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp mất răng toàn hàm hoặc thiếu xương nghiêm trọng.
Năm 2023, TS.BS Võ Văn Nhân – Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam đã cải tiến Implant dưới màng xương thành Implant cá nhân hóa và điều trị thành công cho Khách hàng không răng bẩm sinh có tình trạng tiêu xương nghiêm trọng, xương hàm mỏng gần như không có xương hàm, mở ra cơ hội mới cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”.
Lợi ích khi ứng dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa
Implant cá nhân hóa mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, làm cho phương pháp này trở thành lựa chọn hiệu quả đối với những trường hợp phức tạp.
1. Chính xác, hiệu quả
Dựa trên mô hình 3D về của cấu trúc xương cụ thể của từng Khách hàng, Bác sĩ sẽ phối hợp với kỹ thuật viên thiết kế và chế tác bộ cấy ghép Implant cá nhân hóa bằng công nghệ kỹ thuật số, phù hợp với khuôn xương còn lại của Khách hàng, từ đó giúp Implant đạt được vị trí tối ưu về giải phẫu, đảm bảo chính xác và hiệu quả khi cấy ghép Implant.

Xem thêm: Ứng dụng kính hiển vi CJ-Optik trong trồng răng Implant
2. Đơn giản hóa quy trình điều trị
Nhờ thiết kế và vị trí cấy ghép đặc biệt, không cần cấy trụ Implant vào trong xương hàm nên tình trạng xương hàm của Khách hàng không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cấy ghép cá nhân hóa. Bạn không cần thực hiện nâng xoang, ghép xương để xương đạt đủ tiêu chuẩn như khi cấy ghép Implant thông thường.
Nhờ đó, quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa trở nên đơn giản hơn và có thể thực hiện để phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ ngay cả khi xương hàm bị tiêu trầm trọng.

3. Giảm thiểu sang chấn
Nhờ quy trình đơn giản, loại bỏ thủ thuật ghép xương nên việc cấy ghép Implant cá nhân hóa hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn, từ đó giảm thiểu sang chấn, ít chảy máu, giảm cảm giác sưng đau, tăng tốc độ tích hợp xương cũng như rút ngắn thời gian lành thương.
4. Tỷ lệ thành công cao
Nhờ sử dụng vật liệu cấy ghép chất lượng cao, không gây kích ứng, đồng thời ứng dụng hệ thống công nghệ kỹ thuật số vào quy trình chế tác Implant cũng như phẫu thuật cấy ghép, Implant cá nhân hóa trở thành giải pháp an toàn, hiệu quả tuyệt vời với tỷ lệ thành công lên đến 97-98 %.
Bên cạnh đó, độ bền của Implant cá nhân hóa tương đương với Implant thông thường, có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

5. “Cứu cánh” cho những trường hợp tiêu xương phức tạp
Implant cá nhân hóa được đánh giá là “cứu cánh sau cùng” cho những trường hợp tiêu xương phức tạp, tồn tại nhiều thách thức như Khách hàng mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm, Khách hàng không răng bẩm sinh, Khách hàng phải cắt bỏ đoạn xương hàm… dẫn đến xương và mô nướu vô cùng mỏng, không thể thực hiện ghép xương cũng như cấy ghép Implant thông thường.
Bài viết này cung cấp thông tin cần biết về lịch sử phát triển của kỹ thuật Implant cá nhân hóa. Đừng ngại liên hệ trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp thắc mắc về tình trạng mất răng của bạn cũng như được tư vấn giải pháp phù hợp nhất nhé!

Bài viết liên quan
- Implant cá nhân hóa giải pháp cho trường hợp tiêu xương nặng
- Phân biệt Implant cá nhân hóa với Implant thông thường
- Ưu điểm vượt trội của implant cá nhân hóa
- Lịch sử phát triển của Implant cá nhân hóa
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp