Bị đau răng hàm dưới nên làm gì?
Đau răng hàm dưới là gì? Các kiểu đau răng hàm dưới
Trước khi tìm hiểu “Bị đau răng hàm dưới nên làm gì?”, mời bạn cùng tìm hiểu qua tình trạng đau răng hàm dưới và các kiểu đau răng.
Đau răng hàm dưới là tình trạng đau ở trong răng hoặc xung quanh các răng hàm dưới. Cơn đau nhẹ có thể xảy ra do kích ứng nướu tạm thời. Đau răng nghiêm trọng hơn là do sâu răng, nhiễm trùng hoặc các bệnh răng miệng khác. Nếu bị đau răng nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị nha khoa chuyên sâu.
Bệnh nhân có thể gặp những kiểu đau răng như sau:
- Ê buốt và đau nhức nhẹ khi có tác nhân kích thích như nhiệt độ, chải răng…
- Cơn đau âm ỉ kéo dài không biến mất
- Cơn đau dồn dập, dữ dội, nhức nhối
- Đau khắp vùng răng – hàm, lan sang mặt, đầu, tai…
- Cơn đau kéo theo các triệu chứng như mệt mỏi, sưng nướu – hàm, chảy máu răng, khó há miệng, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, nổi hạch…
Đau răng không thể chịu nổi cùng với sốt và ớn lạnh có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề rất nghiêm trọng, cần phải cấp cứu nha khoa. Hãy thăm khám nha khoa ngay lập tức vì nhiễm trùng trong miệng có thể lan sang các khu vực khác trên cơ thể, bao gồm cả não và máu, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới
Bị đau răng hàm dưới nên làm gì? Tìm hiểu về nguyên nhân gây đau răng sẽ giúp bệnh nhân xác định được biện pháp điều trị tốt nhất.
Có nhiều lý do khiến mọi người bị đau răng hàm dưới, sau đây là những lý do phổ biến nhất:
1. Dắt thức ăn
Đôi khi ăn uống, chúng ta gặp phải tình trạng giắt thức ăn, thức ăn đâm vào nướu gây đau. Chẳng hạn như giắt bỏng ngô hoặc xương cá đâm trúng nướu răng. Tình trạng đau do dắt thức ăn không nghiêm trọng, chỉ cần lấy thức ăn ra khỏi răng, nướu là cơn đau sẽ giảm và biến mất.
2. Sâu răng
Đau răng phần lớn xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, thường gặp nhất là sâu răng. Sâu răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có hơn 80% trẻ em bị đau răng do sâu răng.
Khi chúng ta ăn uống, nếu phần thức ăn thừa bám trên răng không được làm sạch, thì vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy lượng đường trong thức ăn thừa và cho ra axit, axit bào mòn bề mặt răng và hình thành những lỗ sâu răng.
Mới đầu, sâu răng không gây đau hoặc chỉ ê buốt và đau nhẹ. Khi vi khuẩn thông qua lỗ sâu răng xâm nhập và tấn công tủy răng, gây viêm tủy răng thì sẽ gây ra cảm giác đau rõ rệt.
3. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng xảy ra khi tủy răng bị lộ do vỡ, gãy răng, sâu răng, mòn răng… Lúc này vi khuẩn có điều kiện xâm nhập tủy răng gây nhiễm trùng tủy. Cơn đau răng do viêm tủy răng thường âm ỉ, dữ dội và không thuyên giảm nếu không được điều trị nha khoa.
2. Áp-xe răng
Áp-xe răng là tình trạng khu vực quanh chân răng xuất hiện ổ áp-xe, hình thành ổ nhiễm trùng chứa máu, mảu và vi khuẩn. Thông thường, các bệnh lý về răng miệng nếu để lâu không điều trị sẽ khiến răng bị áp-xe. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, kèm sốt cao, hôi miệng, mệt mỏi…
3. Răng bị chấn thương
Tai nạn hoặc các tác động vật lý có thể khiến răng bị chấn thương, các biểu hiện bao gồm nứt răng, mẻ răng, gãy răng, vỡ răng, thậm chí răng rơi khỏi xương ổ răng, khiến người bị nạn bị đau răng, chảy máu vùng miệng…
4. Bệnh về nướu
Viêm nướu và viêm nha chu là những bệnh liên quan đến nướu răng thường gặp. Viêm nướu là tình trạng nhẹ, cơn đau không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, viêm nướu sẽ tiến triển thành viêm nha chu nếu không điều trị.
Bệnh viêm nha chu có biểu hiện như tụt nướu, răng trở nên nhạy cảm, chảy máu chân răng, đau răng, áp-xe nha chu, lung lay răng, mất răng…
5. Phục hình răng bị hỏng
Phục hình răng sứ, trám răng… sai kỹ thuật hoặc bị hỏng cũng có nguy cơ gây đau răng. Mài răng quá tỷ lệ cho phép khi bọc sứ sẽ khiến răng bị tổn thương, viêm tủy răng, tăng độ nhạy cảm và làm răng bị đau.
6. Nghiến răng
Nghiến răng là thói quen nhiều người mắc phải. Khi nghiến răng, hệ thống cơ mặt và dây thần kinh trở nên căng cứng, không chỉ làm răng bị mòn đi và đau răng mạn tính mà còn gây đau vùng hàm mặt.
7. Đau răng khôn
Không có cách nào để biết cơn đau răng của bạn sẽ kéo dài bao lâu. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau răng. Ví dụ, nếu bạn bị kích ứng nướu tạm thời cơn đau sẽ hết sau một hoặc hai ngày. Nhưng nếu bạn bị sâu răng hoặc áp-xe, cơn đau vẫn kéo dài cho đến khi được điều trị.
Bị đau răng hàm dưới nên làm gì?
Bị đau răng hàm dưới nên làm gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khiến răng bị đau. Nếu cơn đau xuất hiện do chúng ta đánh răng mạnh, hoặc do giắt thức ăn thì chúng ta dễ nhận biết và có thể tự xử lý tác nhân gây đau và giúp răng hồi phục.
Tuy nhiên, nếu cơn đau do bệnh lý thì rất khó nhận biết và bệnh nhân cần thăm khám nha khoa để Bác sĩ tìm nguyên nhân, xác định mức độ tổn thương và đưa ra kế hoặc điều trị phù hợp.
Tại nha khoa, Bác sĩ chuyên môn sẽ kiểm tra và hỏi về các triệu chứng, cho bệnh nhân chụp X-quang để xem răng của bệnh nhân có vấn đề gì hay không. Những phương pháp điều trị đau răng thường gặp có thể kể đến như:
1. Trám răng
Nếu bạn có một lỗ sâu răng nhỏ hoặc nếu răng của bạn bị nứt hay mẻ ít thì Bác sĩ sẽ làm sạch mô răng bị tổn thương và trám răng để khôi phục hình dáng và màu sắc răng, cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ.
2. Mão răng
Mão răng sứ được sử dụng trong trường hợp lỗ sâu lớn cần chữa tủy, răng bị nứt - vỡ - gãy nhiều. Mão sứ vừa khít với răng sẽ giúp răng ăn nhai như răng thật, thẩm mỹ cao và tránh răng bị tổn thương thêm.
3. Inlay hoặc Onlay
Phục hình Inlay – Onlay phù hợp với tình trạng răng bị sâu, mẻ, vỡ không đến mức phải bọc sứ nhưng lại quá lớn để trám răng. Phục hình sứ Inlay – Onlay giống như mảnh ghép còn thiếu, được ghép vào răng một cách khéo léo để giải quyết khiếm khuyết về hình dáng răng.
4. Điều trị tủy răng
Trường hợp tủy răng bị viêm hay nhiễm trùng thì Bác sĩ nội nha sẽ chỉ định điều trị tủy răng, loại bỏ các mô tủy bị viêm để tránh cơn đau tiếp diễn. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ làm sạch khoang tủy, trám bít ống tủy và cuối cùng, Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bọc sứ để bảo vệ răng sau chữa tủy.
5. Nhổ răng
Hầu hết các Bác sĩ sẽ ưu tiên bảo tồn răng thật. Nhưng đôi khi, điều đó là không thể. Nếu răng bị hư hỏng quá nặng thì Bác sĩ có thể đề nghị nhổ răng, lấy răng ra khỏi xương ổ răng và làm sạch phần mô bị nhiễm trùng. Trồng răng Implant là một biện pháp tuyệt vời để thay thế răng bị nhổ, phục hồi thẩm mỹ và ăn nhai như răng thật.
Răng khôn bị sâu hay mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang gây viêm nhiễm thường xuyên cũng được đề nghị nhổ để tránh những biến chứng do răng khôn như viêm quanh răng khôn, u nang xương hàm, rối loạn cảm giác, đâm hỏng răng số 7, làm xô lệch răng…
Khi điều trị tại nha khoa, một số trường hợp Bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh với các kỹ thuật điều trị nha khoa để giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Một số cách giảm đau răng tại nhà
Bị đau răng hàm dưới nên làm gì nếu chưa kịp thăm khám nha khoa? Nếu bạn chưa thể sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn, tạm thời giảm được tình trạng đau răng nhức nhối:
1. Thuốc trị đau răng
Để giảm đau răng hàm dưới tại nhà, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, tuy nhiên cần lưu ý thuốc chỉ có tác dụng tạm thời. Ngay cả khi tình trạng nhiễm trùng biến mất sau khi dùng thuốc kháng sinh, thì cơn đau vẫn sẽ quay trở lại trừ khi loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây đau.
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc dược sĩ, cần uống thuốc đúng với đơn thuốc, không lạm dụng để tránh ngộ độc thuốc.
2. Vệ sinh răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối
Cơn đau răng sẽ tăng lên nếu lượng vi khuẩn trong khoang miệng gia tăng. Để tiêu diệt hết vi khuẩn, cách tốt nhất là vệ sinh răng đúng cách. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng nước muối để súc miệng, muối có đặc tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
3. Dùng dung dịch Hydrogen peroxide
Súc miệng bằng hydrogen peroxide cũng có thể làm giảm đau và giảm viêm quanh răng răng, hạn chế chảy máu nướu răng, đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân từng có tiền sử bệnh nướu răng.
Lưu ý không được súc miệng bằng bằng hydrogen peroxide nguyên chất mà cần pha loãng theo tỷ lệ 15 ml dung dịch Hydrogen peroxide 6% với nước ấm, nhổ sau khi súc miệng, không nuốt.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh lên vùng răng bị đau giúp co mạch máu, giảm đau và viêm. Bạn có thể dùng một túi chườm cho vào nước đá hoặc cho đá vào một chiếc khăn sạch, sau đó áp vào hàm ngoài trong khoảng 20 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày.
5. Dùng các dược liệu tự nhiên để giảm đau
Một số dược liệu tự nhiên như tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà, túi trà, nước lá bạc hà, tỏi, gừng, lá ổi… cũng được biết đến với công dụng giảm đau răng. Nếu trong nhà bạn có các nguyên liệu này thì có thể áp dụng để giảm bớt cảm giác khó chịu nhé.
Đau răng có tự hết được không?
Bị đau răng hàm dưới nên làm gì? Đau răng có tự hết được không?
Cơn đau răng có thể tự hết trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, nếu nướu bị kích ứng do cắn vào vật cứng, cảm giác khó chịu của bạn có thể sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày. Nhưng một cơn đau răng do bệnh lý thì cần phải điều trị nha khoa chuyên sâu mới dứt điểm được tình trạng này.
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn nhận biết tình trạng đau răng của mình có nghiêm trọng hay không:
- Đau răng âm ỉ và dai dẳng có thể là do răng của bạn bị nhiễm trùng. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nghiến răng khi ngủ.
- Một cơn đau nhói có thể có nghĩa là bạn bị sâu răng hoặc nứt răng, vỡ răng hoặc do miếng trám hoặc mão sứ của bạn đã bị hỏng.
- Cơn đau dữ dội cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đã xâm lấn vào tủy răng của bạn.
- Nhạy cảm với nóng và lạnh có thể là dấu hiệu của sâu răng, vết nứt mẻ răng hoặc bệnh nướu răng. Nếu cơn đau biến mất nhanh chóng, điều đó có thể có nghĩa là bạn đã bị mòn men răng.
Nhìn chung, nếu tình trạng đau răng của bạn kéo dài trên hai ngày và không có triệu chứng thuyên giảm, càng lúc càng đau hoặc kèm theo những biểu hiện như sốt trên 38 độ, co cứng hàm, sưng tấy, khó há miệng, ăn không ngon, mệt mỏi, khó thở… thì bạn cần thăm khám nha khoa ngay lập tức.
Trên đây, trung tâm Implant Việt Nam đã hướng dẫn cho bạn bị đau răng hàm dưới nên làm gì? Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các Bác sĩ của chúng tôi qua Hotline 1900 56 5678 để được tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả