Bị mất răng có niềng được không?
Vì sao bạn bị mất răng?
Mất răng là một trong những vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Đối tượng nào cũng có thể bị mất răng, đặc biệt là người cao tuổi. Để biết bị mất răng có niềng được không, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến mất răng nhé.
Có nhiều nguyên nhân gây mất răng, phổ biến nhất là những lý do sau đây:
Mất răng là biến chứng của những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… không được điều trị kịp thời khiến răng bị mất hoặc Bác sĩ phải chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mất răng cũng là một trong những hậu quả đáng tiếc do tai nạn, va đập, tác động vật lý khiến răng rơi ra khỏi xương ổ răng hoặc bị gãy, tổn thương nghiêm trọng không thể giữ lại.
Cơ thể thiếu dinh dưỡng đặc biệt là các chất cấu tạo nên răng như canxi, phospho, fluorua, vitamin D, vitamin C… dẫn đến răng, xương hàm và các mô xung quanh bị suy yếu, làm tăng nguy cơ bị lung lay răng, rụng răng.
Mất răng do nguyên nhân tuổi tác. Càng lớn tuổi thì các bộ phận cơ thể sẽ dần bị lão hóa, thêm vào đó hoạt động ăn nhai lâu ngày sẽ khiến răng bị bào mòn, gây ra tình trạng răng lung lay, mất răng ở người cao tuổi.
Hậu quả khi bị mất răng
Mất răng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, do đó những bệnh nhân bị mất răng luôn mong muốn tìm các giải pháp phục hình tốt nhất, băn khoăn không biết “Bị mất răng có niềng được không.” Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng:
1. Suy giảm chức năng ăn nhai
Mất răng ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn nhai, đặc biệt là mất răng hàm. Khi bị mất răng, lực nhai sẽ không còn phân bố đồng đều, thức ăn khó được nghiền nát. Nếu mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm thì việc ăn uống sẽ không còn thoải mái, bệnh nhân phải thường xuyên ăn các món mềm, nấu kỹ, xay nhuyễn do không có răng để nhai.
2. Mất thẩm mỹ và biến dạng gương mặt
Mất răng đồng nghĩa với việc trên cung hàm sẽ xuất hiện những khoảng trống, được gọi là hiện tượng sún răng. Mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của bệnh nhân, đặc biệt là mất răng vùng thẩm mỹ như răng cửa hoặc mất nhiều răng, mất răng toàn hàm.
Khi bị mất răng, xương hàm dần tiêu biến khiến mặt dần bị biến dạng, bị lệch, khuôn miệng trở nên móm mém, nụ cười trở nên gượng gạo, kém tự nhiên.
3. Gây xô lệch các răng trên cung hàm
Khi có những khoảng trống trên cung hàm, các răng còn lại sẽ có xu hướng đổ nghiêng về phía khoảng trống, dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, chen chúc. Điều này khiến khớp cắn tự nhiên bị ảnh hưởng, gây ra nhiều vấn đề như vệ sinh răng khó khăn, dễ tích tụ mảng bám, đau khớp thái dương hàm…
4. Ảnh hưởng đến xương hàm
Thông qua hoạt động ăn nhai, các mô xương sẽ không ngừng phát triển. Vì vậy, tại vị trí không có răng mô xương sẽ dần bị tiêu biến làm giảm số lượng, mật độ, thể tích và chất lượng xương hàm.
5. Giảm chất lượng cuộc sống
Hoạt động ăn nhai kém, không ăn được đa dạng các loại thức ăn sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, trở nên suy nhược, gầy guộc.
Thêm vào đó, mất răng làm mất thẩm mỹ và gây tâm lý tự ti, e ngại khi giao tiếp. Những người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm có xu hướng khép kín, khó khăn khi giao lưu, kết bạn, công việc và cuộc sống thường kém thuận lợi.
6. Ảnh hưởng phát âm
Nhiều bệnh nhân bị mất răng cảm thấy khó khăn khi phát âm, có tật nói ngọng. Nguyên nhân là do răng kết hợp với môi và lưỡi trong hoạt động phát âm. Thiếu răng sẽ cản trở hoạt động này.
Bị mất răng có niềng được không?
Bị mất răng có niềng được không? Câu trả lời là “Được”. Kỹ thuật chỉnh nha - niềng răng sử dụng các khí cụ để tác động lên răng, tạo lực giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Thông thường, khi niềng răng, Bác sĩ sẽ cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dễ dịch chuyển. Vì vậy, trong một số trường hợp mất răng, bệnh nhân có thể niềng răng để phân bố lại các răng trên cung hàm, xóa bỏ khoảng trống do mất răng. Điều này cũng tạo thuận lợi là không phải nhổ răng khi niềng.
Niềng răng khi bị mất răng giúp cho răng khít sát lại với nhau, khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai cho răng, giúp bệnh nhân lại lại nụ cười tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điều kiện để niềng răng bị mất là số lượng răng mất ít, không bị mất răng lâu năm, chất lượng xương hàm tốt và chỉ áp dụng đối với một số vị trí mất răng mà chúng tôi sẽ giải thích chi tiết ở phần tiếp theo.
Các trường hợp có thể niềng răng khi bị mất răng?
Bạn không cần phải lo lắng “Bị mất răng có niềng được không?”, chúng tôi sẽ chỉ ra một số trường hợp mất răng có thể niềng răng để kéo lấp khoảng trống, khôi phục lại thẩm mỹ và ăn nhai.
1. Trường hợp 1: Mất răng số 7
Bị mất răng số 7 có thể tiến hành niềng răng nếu bạn có răng số 8 mọc thẳng hoặc nghiên ít, chân răng thẳng, răng không bị sâu, mô nha chu quanh răng khỏe mạnh.
Lúc này, Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha để kéo răng số 8 dịch sang vị trí răng số 7. Sau khi niềng xong, bạn sẽ có một hàm răng đều và đầy đủ răng, lại không còn lo lắng những biến chứng tiềm ẩn bởi răng 8 nữa.
2. Trường hợp 2: Mất răng số 6
Niềng răng khi bị mất răng số 6 có thể thực hiện nếu mất răng số 6 kèm theo tình trạng răng hô, móm, lệch lạc… Lúc này, Bác sĩ sẽ thực hiện như một ca niềng răng thẩm mỹ thông thường nhằm khắc phục tình trạng lệch lạc răng.
Hoặc, nếu bệnh nhân mất răng số 6 có răng khôn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một chiếc răng khỏe mạnh thì sẽ niềng để kéo răng số 7 và răng khôn dịch lại về vị trí răng bị mất, lúc này răng số 7 sẽ thay răng số 6 và răng khôn sẽ nằm ở vị trí răng 7.
3. Trường hợp 3: Mất răng số 4 hoặc số 5
Mất răng số 4 hoặc số 5 cũng có thể niềng nếu mất răng đi kèm với tình trạng hô, chen chúc của nhóm răng cửa. Bác sĩ sẽ tận dụng khoảng trống mất răng để kéo nhóm răng trước về đúng vị trí chuẩn, khắc phục hô, chen chúc mà không cần nhổ thêm răng.
Trên đây là những trường hợp phổ biến có thể thực hiện niềng răng khi bị mất răng. Niềng răng không được chỉ định với những trường hợp mất nhiều răng, mất răng lâu năm, viêm nha chu nghiêm trọng, các răng còn lại không khỏe mạnh, xương hàm bị tiêu.
Làm gì khi bị mất răng?
“Bị mất răng có niềng được không?”. Chỉ có một số trường hợp mất răng có thể thực hiện niềng răng. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra câu trả lời chính xác cho từng tình trạng cụ thể. Trong trường hợp không thể niềng răng, thì có những phương pháp phục hình răng mất nào?
1. Cấy ghép răng Implant
Cấy ghép răng Implant (trồng răng Implant) hiện đang là sự lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân mất răng.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy một răng nhân tạo có cả thân răng và chân răng như răng thật vào trong xương hàm và có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng từ đơn giản đến phức tạp.
Nhờ những ưu điểm vượt trội bao gồm khả năng ăn nhai chắc chắn, thẩm mỹ như răng thật, ngăn chặn quá trình tiêu xương do mất răng, có thể sử dụng trọn đời, không tác động đến các răng khác trên cung hàm nên cấy ghép răng Implant ngày càng được mọi người lựa chọn.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ cũng là một giải pháp được cân nhắc cho bệnh nhân mất răng. Bác sĩ sẽ mài hai răng hai bên răng bị mất làm trụ đỡ một cầu răng ở giữa. Phương pháp này giúp phục hình nhanh, thẩm mỹ tốt nhưng còn một số hạn chế như phải mài răng làm trụ, không có chân răng nên không ngăn được tình trạng tiêu xương.
Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện cầu răng sứ mà chỉ áp dụng với những trường hợp mất răng ít hoặc mất răng xen kẽ, không phù hợp với mất răng hàm số 7, mất nhiều răng liên tiếp, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm.
3. Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng bị mất truyền thống. Hàm giả tháo lắp phù hợp với những bệnh nhân mất răng có sức khỏe yếu hoặc xương hàm không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant, hoặc bệnh nhân có điều kiện tài chính thấp.
Chúng tôi vừa cung cấp những thông tin quan trọng về vấn đề “Bị mất răng có niềng được không?” Để biết chính xác câu trả lời, bạn cần thăm khám trực tiếp và nhận tư vấn từ chuyên gia. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ cho Trung tâm Implant Việt Nam nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên