Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Bị mất răng có niềng được không?


Bị mất răng có niềng được không? Trên thực tế, có một số trường hợp mất răng có thể khắc phục bằng biện pháp niềng răng. Cụ thể là những trường hợp nào? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bị mất răng có niềng được không?

Bị mất răng có niềng được không? Trong một số trường hợp, niềng răng có thể khắc phục khoảng trống mất răng, cho hàm răng khít sát và đều đẹp. Dựa trên tình trạng cụ thể, Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và kế hoạch phù hợp nhất cho bạn.

Bị mất răng có niềng được không?

Có nhiều lý do khiến một người bị mất răng, có thể là do sâu răng hoặc các bệnh lý về nướu răng, do tuổi già, do chấn thương răng hoặc các thói quen không tốt cho răng miệng. Dù là lý do gì thì điều quan trọng nhất chính là phải nhanh chóng điều trị để bảo toàn khớp cắn khi bị mất răng.

Vậy điều trị như thế nào? Bị mất răng có niềng được không?

Câu trả lời là “có”. Bị mất răng vẫn có thể niềng răng, tuy nhiên không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể niềng răng mà chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định.

Một số trường hợp mất răng có thể thực hiện niềng răng
Một số trường hợp mất răng có thể thực hiện niềng răng

Thông thường, niềng răng chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị mất răng với số lượng ít, mất răng chưa lâu, xương hàm chưa bị tiêu hoặc chưa bị tiêu nhiều, khoảng trống mất răng không quá lớn.

Bên cạnh đó, niềng răng cũng được xem xét khi bệnh nhân bị mất răng kèm với tình trạng răng bị hô, khấp khểnh, chen chúc. Lúc này, quá trình niềng răng sẽ hạn chế được việc nhổ răng.

Niềng răng cho trường hợp mất răng là một trường hợp đặc biệt, Bác sĩ sẽ cần sử dụng các khí cụ định hình hàm để gắn vào các răng kế cận răng mất nhằm tránh tình trạng xô lệch răng về phía khoảng trống mất răng trong quá trình niềng, giúp răng dịch chuyển thuận lợi hơn.

Bệnh nhân cần thăm khám để được đánh giá tình trạng mất răng và được tư vấn giải pháp phù hợp
Bệnh nhân cần thăm khám để được đánh giá tình trạng mất răng và được tư vấn giải pháp phù hợp

Trường hợp khoảng trống mất răng quá lớn kèm theo tình trạng lệch lạc răng thì niềng răng sẽ giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí và trở nên đều đẹp hơn. Sau niềng răng, bạn nên thực hiện các phương pháp phục hình như trồng răng Implant, cầu răng sứ để giúp loại bỏ khoảng trống, khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ.

Nhìn chung, việc có thể niềng răng để khắc phục mất răng hay không còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Chỉ có Bác sĩ chuyên môn có thể đánh giá sau khi thăm khám cụ thể và đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn nên bạn không cần quá lo lắng mà hãy tìm một địa chỉ uy tín và tiến hành điều trị nhé!

Đăng ký tư vấn miễn phí

Hậu quả bị mất răng lâu ngày

Bị mất răng có niềng được không? Không quá ngạc nhiên khi có nhiều người tư vấn điều trị mất răng bằng niềng răng cũng như bằng các phương pháp phục hình khác. Bởi vì mất răng nếu không được nhanh chóng điều trị thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.

Ảnh hưởng đến việc ăn nhai

Đầu tiên, mất răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai của hàm răng. Đặc biệt là mất răng với số lượng nhiều, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm.

Mất răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai
Mất răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai

Khi không có đủ răng ăn nhai, các răng còn lại sẽ phải chịu áp lực ăn nhai lớn hơn, thức ăn khó được nghiền nát hơn. Nhiều người phải ăn cháo, ăn thức ăn mềm, lỏng trong thời gian dài do mất răng.

Gây nên các bệnh lý cơ thể

Nếu chức năng ăn nhai không hiệu quả thì cơ thể cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều vấn đề. Điển hình nhất là các bệnh về đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng, ốm yếu, miễn dịch kém…

Tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng

Tiếp theo, mất răng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Xương hàm sẽ dần bị tiêu biến chỉ sau một thời gian ngắn sau khi mất răng do không có răng ăn nhai kích thích tái hấp thu xương. Các răng còn lại dần bị xô lệch về phía khoảng trống do mất răng, gây sai lệch khớp cắn.

Hiện tượng tiêu xương do mất răng lâu ngày
Hiện tượng tiêu xương do mất răng lâu ngày

Khoảng trống do mất răng cũng gây ra tình trạng giắt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…

Mất thẩm mỹ

Mất răng còn dẫn đến nụ cười răng sún kém duyên. Không chỉ thế, khi xương hàm bị tiêu sẽ khiến gương mặt bị biến đổi làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng (mặt lệch mất cân đối, miệng móm mém, má hóp, da nhăn…).

Liên hệ

Đau khớp thái dương hàm, ảnh hưởng đến phát âm

Khi mất răng, các răng còn lại phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến rối loạn khớp cắn, gây ra các triệu chứng đau khi ăn nhai, đau khớp thái dương hàm, đau đầu… Khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng, bệnh nhân khó phát âm một số âm tiết, nói ngọng, nói không rõ chữ.

Những hậu quả do mất răng khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm. Nhiều người cảm thấy tự ti, lo lắng khi tiếp xúc với người khác. Tình trạng mất răng cũng ảnh hưởng xấu đến công việc và nhiều phương diện khác của bệnh nhân.

Làm gì khi bị mất răng?

Chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những hậu quả do mất răng gây ra. Vậy nên làm gì khi bị mất răng? Bị mất răng có niềng được không hay có những biện pháp phục hồi nào?

Tất cả các trường hợp mất răng, dù là số lượng bao nhiêu hay vị trí nào cũng đều cần được can thiệp điều trị sớm. Bạn càng điều trị sớm, thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng và ít tốn kém hơn.

Thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh được hậu quả do mất răng gây ra
Thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh được hậu quả do mất răng gây ra

Trước đây, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ là hai biện pháp thường được áp dụng để cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ khi bị mất răng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa, ngày này việc điều trị mất răng trở nên tối ưu với kỹ thuật trồng răng Implant.

Nếu như hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do không phục hình chân răng bị mất, hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ chưa cao, thời hạn sử dụng ngắn và tiềm ẩn những rủi ro cho răng miệng thì trồng răng Implant hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm này.

Răng Implant có đầy đủ chân răng và thân răng được cấy trực tiếp vào xương hàm giống như một chiếc răng tự nhiên. Nhờ đó, có thể kích thích xương hàm phát triển thông qua quá trình ăn nhai, ngăn chặn tiêu xương.

Với răng Implant, bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái và tự tin cười nói mà không lo bị phát hiện là răng giả. Đồng thời, răng Implant có độ bền chắc cao, tuổi thọ lâu dài, có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

Ngoài ra các phương pháp phục hình trên thì một số trường hợp mất răng có thể thực hiện niềng răng để xóa bỏ khoảng trống mất răng.

Để biết chính xác bị mất răng có niềng được không, nên làm gì khi mất răng cách tốt nhất là bạn nên tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám. Dựa trên tình trạng cụ thể của bạn, Bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cùng lộ trình điều trị chi tiết cho bạn lựa chọn.

Đặt hẹn khám - tư vấn


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan