Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Cách giảm đau răng khi mọc răng khôn


Cơn đau răng khôn quá mức chịu đựng đối với bạn? Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách giảm đau răng khi mọc răng khôn vô cùng đơn giản và hiệu quả để bạn áp dụng trong những lúc cấp bách. Đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Cách giảm đau răng khi mọc răng khôn
“Tôi bị đau răng khôn, làm gì để bớt đau?” Nếu bạn đang có cùng thắc thì hãy đọc ngay bài viết sau đây. Chuyên gia của chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số cách giảm đau răng khi mọc răng khôn có thể áp dụng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tại sao răng khôn lại gây đau?

Việc tìm hiểu vì sao răng khôn mọc gây đau sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức hữu ích và chọn được cách giảm đau răng khi mọc răng khôn phù hợp nhất.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Răng khôn là răng hàm lớn nhất, mọc vị trí trong cùng của cung răng. Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi 17-25 tuổi. Chúng còn được gọi là răng hàm thứ 3. Nếu mọc đủ răng khôn thì một người sẽ có 4 răng khôn, tuy nhiên có những người sẽ mọc ít hơn 4 cái hoặc không có cái răng khôn nào.

Răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành nên dễ mọc kẹt dưới nướu và gây đau
Răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành nên dễ mọc kẹt dưới nướu và gây đau

Răng khôn mọc từng đợt. Cũng giống như trẻ nhỏ mọc răng, người lớn mọc răng khôn cũng sẽ có các triệu chứng sưng nướu, đỏ nướu, đau nhức, sốt. Đặc biệt răng khôn mọc khi xương hàm đã cứng chắc nên cơn đau sẽ dữ dội hơn so với mọc răng thông thường.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi mọc răng khôn, các răng trên cung hàm đã sắp xếp ổn định khiến răng khôn không đủ chỗ để mọc nên mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu. Nếu răng khôn mọc sai lệch hoặc bị sâu, bị viêm nướu trùm thì sẽ bị nhiễm trùng quanh răng, gây đau đớn, sưng hàm, khó ăn uống và giao tiếp.

Răng khôn mọc “dại” làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng
Răng khôn mọc “dại” làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng

Khi bị nhiễm trùng, cơn đau sẽ tăng dần và bùng phát thành một đợt đau khủng khiếp, đau vùng hàm mặt, đau lan sang tai và đầu. Cơn đau dữ dội khi mọc răng khôn có thể báo hiệu áp-xe, đây là trường hợp cấp cứu nha khoa. Sau đó, bạn có thể bị sưng má, nổi hạch và thậm chí bị sốt.

Cách giảm đau răng khi mọc răng khôn

Tất cả các chuyên gia sức khỏe răng miệng sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên giống nhau: ngay khi bạn cảm thấy đau do răng khôn, hãy đặt lịch hẹn nha khoa khẩn cấp và đến gặp nha sĩ càng nhanh càng tốt vì có thể cơn đau là dấu hiệu của việc nhiễm trùng quanh răng khôn.

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân khiến bạn bị đau và có thể đề nghị nhổ răng khôn nếu thấy cần thiết. Ví dụ, nếu răng khôn của bạn mọc ở vị trí bất thường và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận khi chúng mọc lên, thì tốt nhất bạn nên nhổ để phòng ngừa biến chứng về sau.

Chụp phim CT Cone Beam 3D để chẩn đoán tình trạng mọc răng khôn
Chụp phim CT Cone Beam 3D để chẩn đoán tình trạng mọc răng khôn

Dưới đây là một số cách giảm đau răng khi mọc răng khôn để giúp bạn kiểm soát cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian chờ đợi khám với Bác sĩ:

1. Súc miệng bằng nước và muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn tạm thời giảm bớt cơn đau nhức do mọc răng khôn. Trộn một thìa muối với một cốc nước ấm sau đó súc miệng trong 30 đến 60 giây. Muối có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả, bạn có thể súc nhiều lần trong ngày để cảm thấy dễ chịu.

Liên hệ

2. Dùng giảm đau hoặc thuốc chống viêm

Nếu gặp cơn đau ở răng khôn dữ dội, bạn luôn có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen. Điều này có thể giúp bạn giảm đau tạm thời trong vài giờ. Lưu ý cần tham khảo ý kiến Bác sĩ và dùng đúng hướng dẫn sử dụng, không vượt quá liều quy định.

Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của Bác sĩ
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của Bác sĩ

3. Giảm đau răng khôn bằng đinh hương

Dùng đinh hương giảm đau răng là mẹo chữa đau răng tự nhiên được nhiều người áp dụng. Để thực hiện, bạn có thể dùng tinh dầu đinh hương pha loãng nhỏ vào bông gòn và chấm nhẹ lên vùng răng bị đau. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được tác dụng giảm đau của nó sau vài phút.

4. Dùng túi trà lọc

Trong trà xanh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả đã được nghiên cứu và chứng minh. Do đó, nếu nhà bạn có sẵn trà túi lọc thì bạn có thể pha trà túi lọc và dùng túi trà lọc đó để nguội rồi đắp lên vùng răng bị đau trong 10-15 phút, thực hiện nhiều lần để mang lại hiệu quả.

5. Chườm lạnh

Chườm lạnh lên má ngoài vùng răng khôn bị đau là biện pháp đơn giản nhất để hạ cơn đau. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, có tác dụng gây tê tạm thời khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau răng khôn
Bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau răng khôn

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Như đã chia sẻ, các cách giảm đau răng khôn ở trên chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn, và cơn đau sẽ tiếp diễn sau đó. Đó là lý do vì sao bạn cần thăm khám với Bác sĩ khi bị đau răng khôn. Bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân gây đau răng khôn, tình trạng mọc răng và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Hầu hết răng khôn sẽ được đề nghị nhổ bỏ
Hầu hết răng khôn sẽ được đề nghị nhổ bỏ

Hầu hết các trường hợp răng khôn sẽ được đề nghị nhổ bỏ vì chúng không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ, nên việc thiếu răng khôn sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hay giao tiếp.

Bên cạnh đó, ngoài việc gây đau nhức khi mọc thì răng khôn cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề như thường xuyên bị viêm nhiễm, dễ bị sâu răng, viêm nướu trùm răng khôn, chèn ép dây thần kinh dẫn đến rối loạn cảm giác, mọc nghiêng gây xô lệch các răng khác, tăng nguy cơ u nang xương hàm…

Răng khôn đâm vào răng hàm bên cạnh
Răng khôn đâm vào răng hàm bên cạnh

Trong điều trị chỉnh nha - niềng răng, răng khôn cũng được chỉ định nhổ bỏ để có khoảng trống cho răng dịch chuyển và tránh làm gián đoạn quá trình chỉnh nha.

Nhìn chung những trường hợp răng khôn mọc không có răng đối diện, mọc lệch lạc, mọc ngầm hoặc mọc kẹt dưới nướu, răng khôn bị sâu, răng khôn thường bị viêm nhiễm thì sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Nếu răng khôn mọc thẳng, có răng đối diện và không tiềm ẩn biến chứng thì bạn có thể giữ lại.

Nếu phải nhổ răng khôn thì răng khôn của bạn sẽ được nhổ bỏ dưới hình thức gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân tùy theo tình trạng của bạn. Cuộc tiểu phẫu nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome diễn ra khoảng 10-15 phút.

Đăng ký ngay

Nhổ răng khôn có đau không?

Ngoài thắc mắc cách giảm đau răng khi mọc răng khôn, thì nhiều người cũng lo lắng nhổ răng khôn sẽ gây đau, do đó vẫn đang chịu đựng những cơn đau nhức do răng khôn gây ra mà chưa dám nhổ bỏ.

Công nghệ sóng siêu âm giúp hạn chế cảm giác khó chịu khi nhổ răng khôn
Công nghệ sóng siêu âm giúp hạn chế cảm giác khó chịu khi nhổ răng khôn

Trên thực tế, có những người cảm thấy bình thường nhưng cũng có người cảm thấy ê nhức sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì cơn đau do nhổ răng khôn hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đựng của con người, không quá dữ dội như cơn đau do nhiễm trùng răng khôn gây ra.

Ngày nay, việc nhổ răng khôn đã trở nên dễ dàng hơn nhờ có các trang thiết bị công nghệ nha khoa kỹ thuật số, không chỉ giúp Bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng của Khách hàng mà còn hỗ trợ nhổ răng nhanh chóng, an toàn.

Đặc biệt, công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm thế hệ mới tại trung tâm Implant Việt Nam hỗ trợ làm lung lay răng và chia nhỏ chân răng để Bác sĩ nhổ răng nhẹ nhàng hơn.

Các bước sóng siêu âm tạo ra năng lượng rung nhẹ nhàng làm đứt dây chằng nha chu, Bác sĩ có thể cắt nhỏ chân răng và lấy ra từng phần để giảm thiểu tối đa sang chấn, nhờ đó ít gây đau hay chảy máu. Vết thương cũng nhanh chóng hồi phục, loại trừ được những biến chứng nguy hiểm do nhổ răng khôn.

Bên cạnh đó, trung tâm Implant Việt Nam còn áp dụng các tiêu chuẩn vô trùng nghiêm ngặt của Bộ Y tế, giúp loại bỏ những nguy cơ lây nhiễm chéo, không gây nhiễm trùng trong và sau khi nhổ răng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Khách hàng.

Thực hiện đúng hướng dẫn của Bác sĩ sau khi nhổ răng khôn giúp vết thương mau lành
Thực hiện đúng hướng dẫn của Bác sĩ sau khi nhổ răng khôn giúp vết thương mau lành

Trong quá trình nhổ răng, Khách hàng sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu do có thuốc gây tê và áp dụng máy Piezotome. Sau khi nhổ, một số Khách hàng sẽ cảm thấy đau khi thuốc tê hết tác dụng, lúc này, Khách hàng cần áp dụng những cách giảm đau theo hướng dẫn của Bác sĩ nhé:

  • Cắn gạc 30-60 phút để cầm máu.
  • Chườm lạnh lên má nơi bị đau.
  • Ăn nguội và mềm trong vài ngày đầu.
  • Tránh uống rượu, thuốc lá và tất cả các thực phẩm có tính axit: chúng làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Tránh căng thẳng và các hoạt động thể chất mạnh.
  • Kê cao đầu khi ngủ.
  • Uống thuốc theo đơn của Bác sĩ.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Đau răng khôn đúng là một trải nghiệm vô cùng khó chịu mà những ai đã trải qua đều khó quên được. Hi vọng những cách giảm đau răng khi mọc răng khôn mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn thoải mái hơn khi đau răng khôn. Nếu có nhu cầu tư vấn với Bác sĩ, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678.


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan