Cách giảm đau răng khôn bị sâu nhanh nhất
Vì sao răng khôn thường bị sâu?
Tất cả các răng đều có thể bị sâu, tuy nhiên sâu răng ở người trưởng thành thường gắn liền với răng khôn. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn lý do vì sao răng khôn thường bị sâu và cung cấp những cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả để cho các bạn tham khảo.
Răng khôn bị sâu thường liên quan đến vị trí và kiểu mọc của răng khôn. Như chúng đã biết, thời điểm mọc răng khôn là từ 17-Răng khôn đang đau có nhổ được không? tuổi, lúc này cấu trúc răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, xương hàm đã cứng chắc và cung hàm đã không đủ khoảng trống để răng khôn mọc bình thường như những răng khác.
Khi không có đủ khoảng trống để mọc thẳng bình thường, răng khôn có xu hướng mọc lệch, một phần nhú ra khỏi nướu và một phần nằm kẹt dưới nướu, khiến thức ăn dễ bị kẹt lại.
Đồng thời, vì mọc ở vị trí cuối cùng trong cung hàm, nên việc vệ sinh răng khôn cũng trở nên bất tiện, rất khó để nhìn thấy thức ăn thừa giắt quanh răng khôn, bàn chải đánh răng cũng khó có thể chải tới những ngõ ngách sâu phía bên trong.
Vì hai lý do trên nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công răng khôn, phân hủy thức ăn thừa bám quanh răng khôn thành axit phá hủy cấu trúc răng và hình thành lỗ sâu trên răng khôn.
Răng khôn bị sâu đau nhiều hay ít?
Có nhiều cách giảm đau răng khôn bị sâu, tuy nhiên lựa chọn cách nào còn phụ thuộc vào tình trạng sâu răng và mức độ đau của bệnh nhân. Vậy răng khôn bị sâu đau nhiều hay đau ít?
Cấu trúc giải phẫu của răng theo chiều ngang sẽ bao gồm men răng, rồi đến ngà răng, rồi đến tủy răng. Ở giai đoạn đầu của sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công lớp men răng ngoài cùng, gây sâu men răng. Lúc này, triệu chứng sâu răng vẫn chưa rõ rệt, bệnh nhân thường không cảm thấy đau nên sẽ khó phát hiện ra bệnh.
Sâu men không được điều trị sẽ dẫn đến sâu ngà răng, nến để kéo dài sẽ gây sâu tủy răng. Sâu ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm và bị ê buốt, đau nhức nhẹ nếu có các tác động kích thích như nhiệt độ nóng/ lạnh.
Trong khi đó, sâu tủy răng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội hơn, thường xuyên hơn. Thậm chị, nếu nhiễm trùng tủy nghiêm trọng còn gây ra các cơn đau nhói không thể chịu được, đau lan sang vùng mặt, đầu, tai, kèm với sưng tấy hàm, khó há miệng, sốt, nổi hạch.
Biến chứng khi nhiễm trùng tủy do sâu răng rất nguy hiểm, bao gồm áp-xe, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, mất răng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu
Khi bị đau do sâu răng khôn, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nhà để hỗ trợ giảm đau cấp tốc, sau đó nên nhanh chóng thăm khám nha khoa để được điều trị dứt điểm và tránh những biến chứng nguy hiểm.
1. Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối có thể giúp giảm đau răng khôn vì muối được biết đến với tác dụng sát khuẩn và kháng viêm tốt. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Trộn một cốc nước ấm với một thìa cà phê muối và súc miệng trong khoảng 30 - 60 giây. Lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đi cơn đau khó chịu.
2. Bôi gel gây tê
Bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng thuốc gây tê dạng gel. Bạn dùng miếng gạc lau khô vùng nướu quanh răng khôn và bôi gel lên vùng nướu này sẽ giúp bạn gây tê tạm thời, từ đó không còn cảm giác đau nhức nữa. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp cho bạn.
3. Sử dụng tinh dầu đinh hương
Trong các loại thảo dược trị đau răng, tinh dầu đinh hương là một thảo dược tự nhiên được nhiều người lựa chọn. Trong loại tinh dầu này có chứa phần lớn hoạt chất eugenol có tác dụng kháng viêm mạnh và gây tê hiệu quả sẽ giúp bạn giảm viêm, giảm đau do sâu răng khôn.
Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng một miếng bông gòn có thấm một ít tinh dầu đinh hương và thoa lên chỗ vùng nướu răng khôn bị sâu hoặc có thẻ nghiền nát, cắt nhỏ cây đinh hương rồi đặt trực tiếp lên vùng răng đau. Cách này mang lại hiệu quả rõ rệt với trường hợp viêm và đau răng nhẹ.
4. Ibuprofen - Paracetamol
Cũng giống như các cơn đau khác, bạn cũng có thể uống thuốc khi bị đau răng để cảm thấy thoải mái hơn. Ibuprofen – Paracetamol là những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến. Bạn hãy tham khảo Bác sĩ về liều dùng và không được vượt quá liều quy định để đảm bảo an toàn nhé.
Cách chữa răng khôn bị sâu tại nha khoa
Các cách giảm đau răng khôn bị sâu trên đây chỉ là những biện pháp mang tính tạm thời, không thể loại bỏ dứt điểm cơn đau răng khôn. Cơn đau sẽ tiếp tục diễn ra và nguy cơ biến chứng sẽ càng tăng cao nếu không kịp thời xử lý răng khôn bị sâu.
Cách chữa răng khôn bị sâu hiện nay gồm có nhổ răng khôn và trám răng khôn bị sâu:
1. Nhổ răng khôn
Hầu hết các trường hợp răng khôn bị sâu đều sẽ được chỉ định nhổ bỏ vì răng khôn không đóng vai trò thực hiện chức năng ăn nhai mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng. Nhổ răng khôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về những vấn đề xoay quanh chiếc răng phiền toái này nữa.
Tại trung tâm Implant Nhân Tâm, kỹ thuật nhổ răng khôn được ứng dụng công nghệ siêu âm Piezotome, giúp việc nhổ răng trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ít sang chấn, ít chảy máu và không gây biến chứng. Trong thời gian nhổ, bạn sẽ không cảm thấy đau nhờ tác dụng của thuốc gây tê và kinh nghiệm của Bác sĩ.
Sau khi nhổ răng, tùy vào cơ địa mà bạn có thể bị đau ít, không đau hoặc đau nhiều. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì Bác sĩ luôn chuẩn bị những phương pháp giảm đau hiệu quả để giúp bạn vượt qua cảm giác khó chịu. Vết thương sẽ ổn định và bạn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường sau 1-2 ngày.
2. Trám răng khôn
Trám răng khôn bị sâu được áp dụng trong trường hợp răng bị sâu nhẹ và bệnh nhân chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc nhổ răng hoặc không đủ tài chính để nhổ răng.
Lúc này, Bác sĩ sẽ làm sạch mô răng bị sâu và trám lại răng sâu bằng vật liệu trám phù hợp để phục hồi hình dáng răng, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công tấn công, chấm dứt tình trạng đau răng.
Trường hợp sâu lan vào tủy, Bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm bước điều trị tủy, loại bỏ mô tủy bị viêm và trám bít ống tủy.
Lưu ý, vì miếng trám có độ bền không cao nên sau khi trám răng sâu, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để theo dõi miếng trám, tránh miếng trám hư hỏng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng nghiêm trọng hơn.
Răng khôn đang đau có nhổ được không?
Nhiều bệnh nhân bị sâu răng dẫn đến đau nhức và muốn thực hiện cách giảm đau răng khôn bị sâu bằng cách nhổ răng. Vậy răng khôn đang đau có nhổ được không?
Trên thực tế, tùy theo tình trạng của mỗi người mà Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc để qua giai đoạn viêm đau rồi mới tiến hành nhổ. Thông thường, bệnh nhân có sức khỏe và tinh thần tốt, viêm và đau nhẹ thì sẽ được nhổ để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng và lan rộng.
Với trường hợp sâu răng nghiêm trọng, gây cơn đau nhức dữ dội, viêm quanh răng khôn thì Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, hạ cơn đau, giảm sưng rồi mới tiến hành nhổ răng.
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn nhổ răng khôn tại cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi và có cơ sở vật chất – công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn vô trùng tuyệt đối.
Những trường hợp chống chỉ định nhổ răng khôn bao gồm mang thai, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân đang sốt, bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp và các bệnh về máu. Những trường hợp này cần cẩn trọng và kiểm soát kỹ lưỡng nếu muốn tiến hành nhổ răng.
Tuyệt đối không nhổ răng khôn cho bệnh nhân bị ung thư máu, bệnh nhân bị các bệnh mãn tính chưa thể kiểm soát, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân không đáp ứng điều kiện sức khỏe.
Trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến các cách giảm đau răng khôn bị sâu. Nếu bị đau răng khôn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 56 5678. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn cụ thể và miễn phí về tình trạng của bạn.
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế