Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Vì sao mẹ bầu dễ bị đau răng?
Trước khi tham khảo cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu, mời các bạn cùng trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu vì sao mẹ bầu dễ bị đau răng nhé.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn gây ra nhiều vấn đề bất tiện, đặc biệt là vấn đề răng miệng. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm tăng nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể, làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh về nướu răng.
Ngoài ra, khi mang thai, phụ nữ cần lượng dinh dưỡng lớn hơn để cung cấp cho thai nhi, nhiều chị em thay đổi thói quen ăn uống, thích ăn vặt, ăn ngọt hoặc ăn chua, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công, khiến răng dễ bị tổn thương.
Mẹ bầu cũng hay bị đau răng do áp lực của tuyến nước bọt mở rộng làm làm tăng tỷ lệ tiết nước bọt. Bên cạnh đó, biểu hiện ốm nghén nôn mửa tạo ra axit bào mòn cấu trúc răng, tăng độ nhạy cảm ở răng và không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Đau răng khi mang thai có thể dẫn đến những rủi ro cho mẹ và thai nhi. Các biến chứng như nhiễm trùng nướu hoặc sinh non, nhẹ cân có thể xảy ra nếu đau răng không được điều trị. Sức khỏe răng miệng của mẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này của bé.
Vì vậy, trong mọi trường hợp, đau răng ở mẹ bầu phải được điều trị nhanh chóng để tránh mọi hình thức nhiễm trùng. Tốt nhất là mẹ bầu cần phòng ngừa để tránh đau răng khi mang thai bằng cách vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống khoa học và kiểm tra răng miệng định kỳ trước hoặc trong khi mang thai.
Những vấn đề răng miệng thường gặp khiến mẹ bầu bị đau răng
Tùy theo nguyên nhân gây đau răng mà mẹ bầu áp dụng cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu một cách phù hợp.
Trên thực tế, đau răng ở mẹ bầu thường do những vấn đề răng miệng thường gặp sau đây:
1. Mòn răng
Nôn mửa do ốm nghén hoặc thích ăn chua là nguyên nhân chính dẫn đến mòn răng ở mẹ bầu. Lượng axit tiết ra sẽ làm mòn bề mặt răng, lâu dần sẽ ăn mòn lớp ngà phía trong men răng làm gia tăng độ nhạy cảm ở răng, khiến mẹ bầu cảm thấy ê buốt, đau nhức ở răng.
2. Sâu răng
Tình trạng nôn mửa tạo axit bào mòn men răng, cộng với sở thích thèm ngọt, ăn vặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phá hủy bề mặt răng và hình thành những lỗ sâu răng. Cũng có trường hợp sâu răng trước khi mang bầu, sau khi mang bầu thì sự thay đổi của cơ thể làm sâu răng tiến triển nhanh hơn.
Tùy theo mức độ sâu răng mà mẹ bầu có thể cảm thấy chỉ ê nhức nhẹ hoặc sâu răng dữ dội. Nhìn chung, sâu răng ở mẹ bầu cần được thăm khám để Bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
3. Viêm nướu răng
Đây là vấn đề răng miệng ảnh hưởng đến hơn 50% phụ nữ khi mang thai. Trong thời kỳ này, nướu răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn với mảng bám. Nướu sẽ chuyển sang màu đỏ, sưng tấy, gây đau và có thể chảy máu.
Tình trạng viêm nướu tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của mẹ bầu. Viêm nướu do mang thai có thể biến mất hoàn toàn sau khi mẹ bầu sinh bé.
4. Đau răng khôn
Đau răng khôn cũng là một trong những cơn đau răng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Có thể chiếc răng khôn đã mọc trước đó bắt đầu xuất hiện vấn đề hoặc là răng khôn bắt đầu mọc khiến hội mẹ bầu ăn ngủ không yên.
Đau răng khôn có thể gây viêm nhiễm quanh khu vực răng khôn, thậm chí hành sốt và sưng vùng hàm mặt, khó há miệng. Do đó, răng khôn thực sự là vấn đề cần được chú ý khi mẹ bầu mang thai.
Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Khi bị đau răng, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu ngay tại nhà, có thể kể đến như:
- Súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày. Muối được biết đến với công dụng kháng viêm, khử trùng và ngăn ngừa mảng bám, sẽ giúp mẹ bầu giảm sưng và đau răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng theo chuẩn nha khoa, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng phù hợp để làm loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn có hại.
- Tỏi cũng là nguyên liệu giảm đau răng được nhiều người lựa chọn vì tính năng kháng viêm hiệu quả. Để thực hiện, mẹ bầu có thể nhai tỏi tươi hoặc giã tỏi rồi đắp lên khu vực răng bị đau.
- Sử dụng túi trà lọc sau khi pha trà rồi đắp lên vùng răng bị tổn thương cũng có hiệu quả giảm đau đáng kể cho mẹ bầu. Hoặc mẹ bầu có thể dùng lá trà xanh đun sôi làm nước súc miệng.
- Lá ổi được biết đến là bài thuốc chữa đau răng dân gian hiệu quả. Khi đau răng, phụ nữ mang thai có thể nhai lá ổi hoặc nghiền nát rồi đắp lên vùng răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng dịu lại.
Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp mẹ bầu bị đau răng cấp tính. Tuy nhiên cần được chỉ định của Bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cách giảm đau răng tốt nhất cho phụ nữ mang thai
Các cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên chỉ có tác dụng tạm thời và cơn đau răng có thể không thuyên giảm hoặc sẽ tái lại vì chưa điều trị dứt điểm nguyên nhân gây đau răng.
Do đó, khi bị đau răng, mẹ bầu nên sắp xếp lịch hẹn thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mẹ bầu và có thể chỉ định điều trị lập tức hoặc sử dụng các biện pháp cải thiện tạm thời và chờ đến sau khi kết thúc thai kỳ mới điều trị.
Nhìn chung, Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, mức độ khẩn cấp của vấn đề răng miệng mà đưa ra giải pháp thích hợp nhất để không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Thông thường những biện pháp có thể thực hiện an toàn trong giai đoạn mang thai bao gồm làm sạch và cạo vôi răng, điều trị sâu răng.
Tuy nhiên, nên tránh một số phương pháp điều trị như chụp X-quang nha khoa trong thời gian này. Nếu cần thiết phải chụp phim, phía nha khoa cần đảm bảo các điều kiện bảo hộ đầy đủ để thai nhi không bị ảnh hưởng bởi tia X.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý các biện pháp thẩm mỹ nha khoa như bọc sứ, tẩy trắng răng, trồng răng Implant… không nên thực hiện trong giai đoạn thai kỳ.
Phòng ngừa đau răng cho mẹ bầu
Để mẹ bầu có một thai kỳ thuận lợi, không bị đau răng, không phải băn khoăn tìm cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu, thì mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Trong giai đoạn đặc biệt này, răng của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Đau răng khi mang thai là chuyện phổ biến. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt, đơn giản nhưng cần thiết, để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bạn bao gồm:
- Nếu mẹ bầu có kế hoạch mang thai thì cần thăm khám tình trạng sức khỏe tổng quát, đồng thời thăm khám nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt trước khi mang thai.
- Mẹ bầu cần có thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. Đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn sẽ giúp loại bỏ tốt hơn thức ăn thừa.
- Mẹ bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, xây dựng thực đơn khoa học theo tư vấn từ Bác sĩ. Hạn chế ăn vặt và ăn các thực phẩm quá nhiều đường hay axit.
- Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có ga, đồ uống có cồn, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng không tốt cho sức khỏe cho mẹ và cả thai nhi.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện thăm khám và cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám vôi răng và tiêu diệt vi khuẩn. 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm phù hợp để bạn thăm khám nha khoa.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, chuẩn bị tinh thần thoải mái để nâng cao sức khỏe của bản thân, tăng cường miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại cho răng.
Hi vọng bài viết “Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu” của trung tâm Implant Việt Nam sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi. Để được tư vấn từ chuyên gia, mẹ bầu vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả