Cách trị sưng hàm tại nhà hiệu quả
Sưng hàm là một tình trạng thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các trường hợp thường không quá nặng và có thể điều trị tại nhà.
Hiện nay có rất nhiều cách trị sưng hàm tại nhà đơn giản, hiệu quả như: chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không kê đơn, sử dụng tỏi…
Triệu chứng của sưng hàm
Sưng hàm có thể xuất hiện với các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số triệu chứng phổ biến có thể đi kèm với sưng hàm:
Chảy máu hoặc bầm tím: Có thể xuất hiện do sưng và áp lực trong khu vực hàm.
Sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ sưng: Đây là các triệu chứng cơ bản của sưng hàm mà người bệnh nào cũng sẽ trải qua.
Đau răng: Sưng hàm có thể gây ra đau răng do áp lực lên các cấu trúc xung quanh.
Khô, ngứa da: Đôi khi có thể xuất hiện khi da bị kích ứng do sưng hàm.
Phát ban: Một số người có thể phản ứng dị ứng với sưng hàm, dẫn đến phát ban.
Sốt: Nếu sưng hàm được gây ra bởi nhiễm trùng nặng, có thể đi kèm với triệu chứng sốt.
Gây ngứa ở mắt: Một số bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng về mắt do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng liên quan.
Nghẹt mũi, hắt hơi: Sưng hàm có thể gây ra một số triệu chứng tương tự như cảm lạnh, bao gồm nghẹt mũi và hắt hơi.
Sốt cao, phù mặt, môi: Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và cần sự can thiệp y tế ngay lập tức, bởi vì đây có thể là biểu hiện cho một phản ứng dị ứng nặng hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng hàm
Để tìm ra cách trị sưng hàm tại nhà hiệu quả, cần phải hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Chấn thương hàm
Chấn thương hàm có thể gây ra các triệu chứng như sưng đau và bầm tím trong vùng mặt hoặc hàm.
Khi gặp chấn thương hàm, việc điều trị đúng cách là rất quan trọng để tránh các di chứng nghiêm trọng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật hoặc xử lý chấn thương bằng cách đặt nẹp hoặc ổn định hàm.
Sưng hàm do viêm amidan
Amidan có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn chặn vi khuẩn và các sinh vật gây hại khác từ việc xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi.
Khi bị viêm amidan, có thể gây ra tình trạng sưng ở cổ và hàm, cùng với các triệu chứng khác như: đau họng, khó nuốt, khàn hoặc mất tiếng, đau tai, đau đầu, sốt, buồn nôn, mệt mỏi.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là một nguyên nhân khác có thể gây sưng hàm. Đây là một loại nhiễm trùng cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Các biểu hiện phổ biến của bệnh này bao gồm:
- Đau họng, đau khi nuốt.
- Amidan sưng, đỏ hoặc mưng mủ.
- Tình trạng sưng ở hạch bạch huyết, cổ và hàm.
U nang hàm
U nang là cấu trúc dạng túi chứa chất lỏng, có thể tồn tại ở dạng nửa rắn hoặc khí, có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả trong hàm. U nang hàm thường hình thành bên trong xương hàm hoặc xung quanh chân răng.
Khi u nang hàm phát triển, có thể gây ra các triệu chứng như có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở môi, nướu và răng, gây sưng hàm.
Một số cách trị sưng hàm tại nhà
Dưới đây là một số cách trị sưng hàm tại nhà mà bạn có thể áp dụng thực hiện để cải thiện tình trạng này.
Chườm lạnh
Cách trị sưng hàm tại nhà hữu hiệu nhất đó là chườm lạnh. Bạn cần đặt một gói đá lạnh trong vải mềm và chườm lên khu vực hàm sưng trong khoảng 15-20 phút để giảm sưng và giảm đau.
Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không kê đơn
Các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen là các loại thuốc giảm đau an toàn, dễ sử dụng nếu điều trị sưng hàm tại nhà. Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn các loại thức ăn dễ nuốt
Cách trị sưng hàm tại nhà tiếp theo đó là tránh ăn các thức ăn cứng và khó nhai để không tạo ra thêm áp lực cho khu vực hàm sưng. Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như súp, cháo hoặc sinh tố có thể giúp giảm bớt khó khăn khi ăn uống.
Sử dụng tỏi
Cách trị sưng hàm tại nhà hữu ích đó là sử dụng tỏi. Bởi trong tỏi chứa hàm lượng allicin cao, giúp thải độc và tăng cường hệ miễn dịch tốt, kháng viêm, từ đó cải thiện tốt tình trạng sưng hàm. Hãy giã nhuyễn tỏi, thêm ít nước lọc và đắp lên vị trí bị sưng trong 15-30 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Không phải mọi trường hợp sưng đau hàm đều nguy hiểm, nhưng nếu cảm thấy cơn đau kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự chăm sóc, hỗ trợ y tế là điều cần thiết.
Một số dấu hiệu bạn cần lưu ý và đi khám bác sĩ như vùng sưng hàm trở lên nặng hơn, khó ăn, khó nuốt, khó cử động miệng, khó thở, gây sốt, xuất hiện dịch lỏng vị mặn trong miệng, hôi miệng,... Khi đến cơ sở Y tế uy tín, căn cứ vào nguyên nhân gây sưng hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể thấy có rất nhiều cách trị sưng hàm tại nhà hiệu quả, để tránh gặp phải tình trạng này, hãy giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, có thể liên hệ đến Trung tâm Implant Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
Bài viết liên quan
- Trẻ bị đau răng nên uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả?
- Gãy răng cấm có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục hiệu quả
- Mô mềm đóng vai trò gì trong cấy ghép Implant?
- Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
- Nguyên nhân, biện pháp khắc phục răng sứ trên Implant bị vỡ
- Hướng dẫn cách sử dụng máy tăm nước vệ sinh răng Implant
- Răng xấu phải sửa sao cho đẹp?
- Hướng dẫn 3 cách trị tụt nướu răng tại nhà