Cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Nướu răng là mô mềm che phủ xương ổ và bao quanh cổ răng, chứa đầy mạch máu và có màu hồng nhạt, bao phủ lên xương hàm. Hãy tham khảo những cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới để áp dụng khi không may gặp phải vấn đề này nhé!
Nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Để có cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới một cách chính xác nhất, Bác sĩ sẽ cần thăm khám và tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị chi tiết.
Mặc dù sưng nướu răng thường xảy ra do viêm nướu nhưng có còn nhiều yếu tố khác góp phần gây ra tình trạng này như: thay đổi nội tiết do mang thai, suy dinh dưỡng hoặc bệnh nhân gặp phải một số loại nhiễm trùng.
1. Viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng nướu răng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến sưng, đau nướu. Trong một số trường hợp, viêm nướu có các triệu chứng khá nhẹ, khiến người bệnh không hay biết mình bị viêm nướu.
Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, viêm nướu sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu, cuối cùng là mất răng.
Các nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng, phần lớn lý do khiến mọi người bị viêm nướu là do thói quen vệ sinh răng miệng kém và chưa đúng cách.
Khi răng miệng không được làm sạch, các mảng bám thức ăn thừa sẽ tồn đọng trên răng và hình thành vôi răng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các mảng bám vôi răng và tấn công răng, nướu, khiến nướu bị kích ứng và hình thành ổ viêm.
2. Thai kỳ
Trong giai đoạn thai kỳ, chị em phụ nữ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể. Lượng hoóc môn gia tăng sẽ khiến tăng lượng máu đến nướu răng và khiến nướu dễ bị kích thích.
Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng cũng tăng lên khi mang thai, phụ nữ sẽ có nhiều bữa ăn hơn, nhiều người có thói quen ăn ngọt khi mang thai và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những thay đổi nội tiết tố có thể cản trở khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu của cơ thể, gây nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu cũng như các vấn đề răng miệng khác.
3. Nhiễm trùng
Sưng nướu răng hàm dưới trong cùng có thể là hậu quả của những bệnh nhiễm trùng do nấm, vi-rút và vi khuẩn như mụn rộp, tưa miệng, sâu răng, áp-xe răng, viêm tủy răng…
Nhiễm trùng do răng khôn cũng là nguyên nhân khiến nướu răng trong cùng hàm dưới sưng lên ở người trưởng thành. Ngoài sưng nướu sẽ kèm theo các cơn đau nhức răng khôn vô cùng dữ dội, sưng hàm, co cứng hàm, khó há miệng, khó ăn nhai và giao tiếp, phát sốt, nổi hạch cổ…
4. Suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng, trong đó thiếu hụt những chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho răng và nướu như canxi, fluor, vitamin B, vitamin C… sẽ khiến chúng ta dễ đối mặt với những vấn đề răng miệng, phổ biến nhất là bệnh về nướu răng.
5. Các yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên thì cũng sẽ xuất hiện những yếu tố khiến nướu bị sưng, viêm như: chấn thương răng miệng, điều trị nha khoa như làm răng sứ, nhổ răng… không đúng kỹ thuật.
Cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới bao gồm điều trị y tế tại nha khoa và chăm sóc hỗ trợ thuyên giảm tại nhà.
Nếu tình trạng sưng nướu răng càng lúc càng nghiêm trọng thì bạn cần thăm khám ngay lập tức với chuyên gia nha khoa để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
1. Điều trị tại nha khoa
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, cho bệnh nhân chụp X-quang để kiểm tra những bất thường đến từ đâu, xác định mức độ nặng nhẹ và lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Đối với tình trạng sưng nướu do viêm nướu hoặc do thai kỳ, thì cách điều trị chủ yếu là vệ sinh khoang miệng và cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm, hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà để giúp nướu răng phục hồi.
Với tình trạng sưng nướu răng hàm dưới trong cùng do các bệnh lý răng miệng khác hoặc do chấn thương, thì Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị chuyên sâu như điều trị sâu răng, phục hình răng bị gãy - vỡ do chấn thương, dẫn lưu mủ áp-xe, phẫu thuật điều trị nha chu, nhổ răng khôn…
Một số trường hợp cần thiết sẽ cần sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm, kháng sinh để nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn gây viêm song song với điều trị nha khoa.
Trong các ca điều trị, Bác sĩ sẽ ưu tiên giữ răng thật cho bệnh nhân, nhưng có một vài trường hợp hiếm gặp, việc nhổ răng là điều nên làm để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng đe dọa sức khỏe toàn thân. Lúc này, Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng và tư vấn trồng răng Implant sau nhổ răng để phục hồi thẩm mỹ và ăn nhai.
2. Chăm sóc tại nhà
Sau khi thực hiện điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà để giúp nướu nhanh khỏe và hạn chế tối đa việc tái phát bệnh. Một số lời khuyên cho việc chăm sóc tại nhà bao gồm:
- Giữ tinh thần thoải mái. Căng thẳng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh răng miệng. Tập yoga, thiền hoặc các bài tập thở sâu là một số chiến lược đơn giản và hiệu quả để giảm căng thẳng.
- Đánh răng theo chỉ dẫn của Bác sĩ 2 lần/ ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
- Hãy dùng loại kem đánh răng có chức năng bảo vệ nướu răng, phòng ngừa sâu răng và viêm nướu, giảm mảng bám răng.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm để có thể đi sâu vào mọi ngóc ngách của răng. Nên thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vấn đề vệ sinh.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để lấy đi thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng mà bàn chải thông thường không thể với tới.
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng và tạo hơi thở thơm mát.
- Ăn thức ăn mềm cho đến khi hết viêm, sưng nướu. Tránh thực phẩm ngọt, dai cứng, dễ bám dính…
- Tránh uống đồ uống có cồn và hút thuốc lá vì những thứ này sẽ khiến nướu lâu lành thương và dễ bị nhiễm trùng lại.
- Uống nhiều nước. Nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt, làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
- Có thể hỗ trợ giảm sưng nướu, đau nướu bằng cách chườm lạnh hoặc dùng tinh dầu đinh hương, bạc hà, oải hương pha loãng và bôi lên vùng nướu bị viêm.
- Hãy đến trung tâm nha khoa uy tín 6 tháng một lần để khám và cạo vôi răng định kỳ, đừng quên chia sẻ với Bác sĩ nếu bạn cảm thất bất kỳ vấn đề bất thường nào về răng miệng của bạn nhé!
Như vậy các chuyên gia với hơn 25 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Implant Việt Nam vừa giải đáp cho bạn đọc các cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và cách hỗ trợ chăm sóc tại nhà khi bị sưng nướu. Chúc bạn răng chắc, nướu khỏe và đừng quên liên hệ với chúng tôi khi cần qua Hotline 1900 56 5678 nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả