Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Bị lệch hàm thì phải làm sao?


Lệch hàm là một dạng “sai khớp cắn” do hai hàm răng trên và dưới không thẳng hàng và tương ứng đối xứng nhau. Các vấn đề về lệch hàm có thể gây ra tình trạng đau nhức khi ăn nhai, khó mở miệng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Bị lệch hàm thì phải làm sao?

Lệch hàm làm một trong những dạng sai lệch khớp cắn phổ biến do mất cân bằng khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới, với những biểu hiện như phần xương quai hàm phát triển quá mức về phía trước hoặc lùi về sau, bị lệch sang trái hoặc phải…

Tìm hiểu về các trường hợp lệch hàm

Khi hai hàm răng phát triển bình thường, răng hàm trên và răng hàm dưới mọc thẳng hàng, tương ứng đối xứng với nhau tạo ra một khớp cắn cân xứng, tiếp xúc nhau ở trạng thái nghỉ.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, răng hàm trên và răng hàm dưới thường mọc lệch lạc, chìa ra hoặc thụt vào, mọc chen chúc chồng chéo lên nhau và gây ra sứ mất tương xứng ở hai hàm, dẫn đến hai hàm bị lệch nhau khi tiếp xúc.

Răng mọc lệch lạc gây ra tình trạng sai khớp cắn
Răng mọc lệch lạc gây ra tình trạng sai khớp cắn

Lệch hàm thường có nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là:

  • Lệch hàm trên – dưới: Là hiện tượng răng hàm trên mọc chìa ra hoặc thụt vào so với răng hàm dưới gây ra bệnh lý răng hô, răng móm.
  • Lệch hàm bên trái – phải: Là tình trạng hàm trên bị lệch sang bên phải hoặc sang bên trái so với hàm dưới. Nguyên nhân là do xương hàm trên và hàm dưới phát triển không đồng đều, hoặc do răng hai hàm mọc lệch sang một bên, khiến dáng mặt không cân đối.
Các dạng lệch hàm thường gặp
Các dạng lệch hàm thường gặp

Ngoài ra, tình trạng răng khôn mọc lệch chèn ép răng kế cận hoặc các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, khấp khểnh, chồng chéo nhau cũng khiến khớp cắn hai hàm bị lệch và có nguy cơ lệch mặt, biến dạng mặt.

Hậu quả khi bị lệch hàm

Lệch hàm, trước tiên ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Về lâu dài, hàm bị lệch nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, giao tiếp, thậm chí có thể gây ra những vấn đề phức tạp hơn như khó nói hoặc khó thở.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Khi các răng mọc lệch nhau, bạn sẽ thường xuyên gặp những khó khăn như cắn phải nướu hoặc môi, khó vệ sinh răng dẫn đến gia tăng bệnh lý răng miệng như sâu răng, hư răng, thậm chí tăng nguy cơ mất răng sớm. Cụ thể, bệnh nhân bị lệch hàm thường gặp những vấn đề dưới đây:

1. Mất thẩm mỹ

Mất thẩm mỹ là điều dễ nhìn thấy nhất khi bị lệch hàm. Lệch hàm thường có những biểu hiện bên ngoài như miệng bị méo, bị hô, bị móm, mặt lưỡi cày, các bộ phận trên gương mặt nhìn không cân xứng… Để lâu còn có thể bị lệch mặt. Do đó, khi nhìn vô người bị lệch hàm rất dễ nhận biết.

Lệch hàm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ
Lệch hàm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ

Người bị lệch hàm thường tự ti vì hàm răng xấu, gương mặt kém thanh tú, từ đó gây ra nhiều khó khăn khi giao tiếp, làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ xã hội.

2. Đau và cứng hàm

Hàm lệch còn gây ra hiện tượng đau và cứng hàm, khó mở hàm rộng. Càng ngày, mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn, thậm chí đau cả các vùng cơ mặt, đau khớp thái dương, đau đầu…

Đặt hẹn khám - tư vấn

3. Rối loạn phát âm

Nếu bị lệch hàm, bạn có thể gặp khó khăn khi nói, phát âm không rõ ràng hoặc gặp phải tình trạng nói lắp. Sự sai lệch ở răng, hàm và khớp cắn có thể gây ra các vấn đề về phát âm và khiến việc phát âm sai ở một số âm cần sự hỗ trợ của răng.

4. Các vấn đề về khớp cắn, ăn nhai

Khi hai hàm bị lệch, khớp cắn bị mất tương xứng, dẫn đến không thể tạo được lực nhai mạnh và chắc chắn như người có khớp cắn bình thường. Từ đó, dẫn đến chức năng ăn nhai suy giảm, không thể nhai cắn các thực phẩm dai cứng, không thể nghiền nát thức ăn. Theo thời gian, răng có thể bị suy yếu, hư răng, mòn răng… hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Lệch hàm gây ra các vấn đề về khớp cắn
Lệch hàm gây ra các vấn đề về khớp cắn

5. Đau đầu

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu và đau thái dương, điều đó có thể báo hiệu hàm của bạn bị lệch. Hàm lệch có thể gây căng thẳng cho các cơ ở đầu và cổ, có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng.

6. Tiếng kêu lục cục

Khi bị lệch hàm, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lục cục khi cử động hàm dưới. Đây là dấu hiệu thông thường cho thấy hàm của bạn bị lệch. Tiếng lục cục thường xảy ra khi hai hàm lệch cọ xát vào nhau và có thể gây ra cơn đau nhức.

Khi bị lệch hàm, bệnh nhân thường nghe tiếng kêu lục cục khi đóng - mở hàm
Khi bị lệch hàm, bệnh nhân thường nghe tiếng kêu lục cục khi đóng - mở hàm

7. Vệ sinh răng miệng khó khăn

Hai hàm bị lệch nhau thường tạo ra những vị trí khuất mà bàn chải khó có thể chạm tới, gây ra khó khăn khi vệ sinh răng miệng, từ đó tạo điều kiện hình thành mảng bám thức ăn, sinh sôi vi khuẩn.

Vệ sinh răng miệng kém do lệch hàm gây ra có thể làm gia tăng các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng… Về lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng mất răng sớm và phải trồng lại răng bằng phương pháp trồng răng Implant để khắc phục mất răng.

8. Rối loạn khớp thái dương hàm

Các vấn đề về răng và khớp cắn ảnh hưởng mật thiết đến các cơ và khớp vùng hàm mặt. Trong đó, tình trạng răng mọc lệch, hàm lệch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm.

Rối loạn khớp thái dương là hậu quả thường gặp do lệch hàm và sai khớp cắn
Rối loạn khớp thái dương là hậu quả thường gặp do lệch hàm và sai khớp cắn

Bị lệch hàm phải làm sao?

Có thể điều trị lệch hàm bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bạn bị lệch hàm nhẹ, Bác có thể khuyên bạn đeo dụng cụ bảo vệ miệng hoặc niềng răng - chỉnh nha để điều chỉnh lại vị trí lệch hàm.

Nếu bạn bị lệch hàm nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh lại vị trí hàm lệch, đưa hai hàm về lại vị trí cân xứng với nhau.

Đăng ký ngay

Có một số phương pháp điều trị khác nhau để điều chỉnh hàm lệch. Sau đây là một số phương pháp:

1. Niềng răng để nắn chỉnh răng:

Niềng răng - chỉnh nha giúp dịch chuyển răng về vị trí thẳng hàng và cân xứng, từ đó chiểu chính hàm lệch, cân bằng khớp cắn hai hàm. Với những khí cụ như mắc cài, dây thun, khay niềng… Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật chỉnh nha để tạo ra lực siết theo từng giai đoạn để giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.

Niềng răng - chỉnh nha có thể khắc phục tình trạng răng mọc lệch dẫn đến lệch hàm
Niềng răng - chỉnh nha có thể khắc phục tình trạng răng mọc lệch dẫn đến lệch hàm

2. Sửa thói quen vệ sinh răng miệng kém và nhai không đúng cách:

Thói quen nhai 1 bên, nhai không đúng cách về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tương quan khớp cắn hàm trên và hàm dưới. Còn vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý về răng và tác động xấu đến khớp cắn hai hàm. Do đó, cần sửa những thói quen gây hại cho răng để giảm nguy cơ lệch hàm và đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng thể.

3. Điều trị bệnh lý răng miệng, phục hồi răng bị mất:

Một trong những cách điều trị lệch hàm là điều trị bất kỳ vấn đề răng miệng nào mà bạn gặp phải, bao gồm điều trị sâu răng, bệnh nướu răng, viêm tủy răng và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, mất răng cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến các sai lệch về hàm và khớp cắn.

Trồng răng Implant cho bệnh nhân bị mất răng là giải pháp để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, lệch hàm do mất răng gây ra
Trồng răng Implant cho bệnh nhân bị mất răng là giải pháp để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, lệch hàm do mất răng gây ra

Khi mất răng, bệnh nhân thường nhai ở phía bên không bị mất răng, đồng thời, tại ví trị mất răng sẽ bị tiêu xương hàm theo thời gian khiến hàm teo dần dẫn đến lệch hàm, lệch mặt, mất thẩm mỹ. Trồng răng Implant là giải pháp hiện đại nhất, khắc phục được tình trạng mất răng và tiêu xương hàm cho bệnh nhân.

4. Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm:

Nếu bạn bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), việc điều trị có thể giúp sửa tình trạng lệch hàm dưới.

Một số điều tốt nhất bạn có thể làm để điều trị rối loạn TMJ là để hàm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc lạnh vào hàm, tập luyện các cơ hàm và dùng thuốc khi cần thiết để kiểm soát cơn đau và tình trạng viêm trong miệng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần phẫu thuật chỉnh hình nếu được nha sĩ khuyến cáo.

Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm có thể giúp cải thiện tình trạng lệch hàm dưới
Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm có thể giúp cải thiện tình trạng lệch hàm dưới

5. Phẫu thuật hàm:

Nếu hàm bị lệch nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật hàm để chỉnh lại hàm lệch. Phẫu thuật là phương pháp lâu dài hơn và thường cần gây mê toàn thân, do đó bệnh nhân sẽ ngủ trong khi phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng các tấm kim loại để cố định hàm bị lệch và điều chỉnh lại hàm sao cho khớp cắn hàm trên và hàm dưới cân bằng với nhau.

Một số ca phẫu thuật hàm phổ biến nhất dành cho những người bị chấn thương hàm hoặc bị lệch hàm do hàm chứ không phải do răng. Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật hàm, vui lòng tham khảo ý kiến Bác sĩ để xem đây có phải là giải pháp tốt nhất không.

Liên hệ

Hàm là nền tảng của khuôn mặt chúng ta và việc lệch hàm có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Nếu bạn bị đau hàm ở khớp, cơ hoặc đầu hoặc thậm chí muốn thảo luận thêm với chuyên gia nha khoa sau khi đọc bài viết này, vui lòng liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam. Chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây lệch hàm và tư vấn cách giải quyết để bạn không phải chịu đựng thêm nữa.


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan