Đang đau răng khôn có nhổ được không?
Nguyên nhân gây nên tình trạng răng khôn đau nhức bao gồm: đau trong quá trình mọc, răng khôn bị sâu, răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh…
Vậy đang đau răng khôn có nhổ được không? Việc nhổ răng khi đang đau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nếu đau ít và không có nhiễm trùng nặng, răng khôn có thể nhổ được.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khôn
Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng khi chúng ta trưởng thành, nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm, còn được gọi là răng số 8. Mỗi người có thể có thời gian mọc răng khôn khác nhau.
Răng khôn thường không đóng vai trò gì trên cung hàm và không có hỗ trợ gì cho việc nhai thức ăn và đôi khi cần phải được nhổ bỏ trong một số trường hợp. Có một số nguyên nhân khiến răng khôn bị đau như:
Đau răng trong quá trình mọc răng khôn
Răng khôn phải đâm qua nướu để lộ ra ngoài, nhưng khi chúng mọc, nướu không còn mềm như khi còn nhỏ nên thường gây đau rất nhiều.
Răng khôn cũng là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm nên không gian trong hàm không đủ để chúng phát triển. Điều này khiến răng khôn có thể chèn ép vào các răng xung quanh và gây ra đau nhức, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.
Răng khôn bị sâu
Răng khôn nằm ở phía trong cùng của hàm, làm cho việc làm sạch răng miệng trở nên khó khăn hơn. Điều này dẫn đến việc mảng bám tích tụ và gây sâu răng.
Khi bị sâu, răng khôn có thể gây ra đau nhức nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các răng lân cận. Một số dấu hiệu cho thấy răng khôn bị sâu:
- Các lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, có màu nâu, đen hoặc ố vàng trên bề mặt của răng khôn.
- Đau nhức khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, cảm giác không thoải mái.
Đau nhức do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và đúng hướng, thì hiếm khi gây ra các vấn đề như đau răng.
Tuy nhiên, đa số răng khôn (đặc biệt là răng khôn ở hàm dưới) thường không có đủ không gian để mọc ra, dẫn đến việc chúng mọc lệch, mọc ngang hoặc thậm chí mọc ngược, đâm vào các răng khác, hoặc đâm vào nướu và gây đau nhức.
Đang đau răng khôn có nhổ được không?
Đang đau răng khôn có nhổ được không? Việc nhổ răng khi đang đau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nếu đau ít và không có nhiễm trùng nặng, răng khôn có thể nhổ được.
Tuy nhiên, nếu răng bị viêm nhiễm nặng, hàm sưng, mặt sưng, sốt... thì bác sĩ thường sẽ đề xuất bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau và kiểm soát viêm nhiễm trước khi nhổ răng, nhằm tránh nguy cơ vi khuẩn lây lan.
Các trường hợp nên nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn bạn cần tìm một nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của răng và quyết định liệu bạn có nên nhổ răng hay không. Dưới đây là những trường hợp mà bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn:
- Răng khôn bị sâu nặng và có nguy cơ hỏng hoặc mất: Nếu sâu răng nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hoặc có nguy cơ lây lan sang các răng khác, bác sĩ có thể khuyên bạn nhổ răng khôn.
- Răng khôn bị viêm tủy hoặc hoại tử tủy: Sâu răng lâu ngày có thể gây ra viêm tủy hoặc hoại tử tủy, trong trường hợp này việc nhổ răng là cần thiết.
- Răng khôn mọc lệch hoặc mọc sai vị trí: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không chỉ gây đau nhức mà còn có thể làm ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh, khiến răng này bị tổn thương, thậm chí dẫn đến mất răng.
- Răng khôn cần nhổ để thực hiện niềng răng: Trong quá trình niềng răng, nếu có răng quá dày hoặc mọc lệch, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn để chuẩn bị cho việc niềng răng.
- Răng khôn bị viêm nha chu trầm trọng: Viêm nha chu nặng có thể gây tổn thương đến tủy răng và xương hàm, nên đôi khi cần phải nhổ răng để tránh nguy cơ lây lan và hại đến các răng khác.
- Răng khôn bị gãy, vỡ do tai nạn: Nếu răng khôn bị gãy mất hoặc không thể phục hình được, việc nhổ răng là giải pháp cần thiết.
Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
Cũng cần lưu ý rằng có những trường hợp bệnh nhân không nên nhổ răng khôn, bao gồm:
- Bệnh nhân có vấn đề về máu dẫn đến máu khó đông.
- Bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường chưa kiểm soát.
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng xạ trị.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc có vấn đề về sức khỏe, tinh thần.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người đang sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng, như thuốc chống đông máu. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng.
Các lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng khôn
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các trường hợp xấu sau khi nhổ răng khôn, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể cảm thấy đau và sưng ở vùng nướu và má ngay vị trí nhổ. Điều này hoàn toàn bình thường, không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên khám lại với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Tránh khạc nhổ hoặc chọc vào vùng răng đã nhổ bằng tay hoặc vật cứng.
- Sau 1 - 2 tiếng sau khi nhổ răng khôn, bạn mới nên ăn. Khi thuốc tê vẫn còn hoạt động, cố gắng tránh cắn vào môi, má và lưỡi.
- Trong khoảng 1 giờ sau khi nhổ răng khôn, không súc miệng để đảm bảo vết thương được bảo vệ và tránh xuất huyết.
- Tốt nhất là hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá ít nhất trong 1 tuần sau khi nhổ răng khôn. Đồng thời không sử dụng các chất kích thích khác.
- Chọn những thức ăn mềm, nguội trong những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn. Tránh thức ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng vì chúng có thể làm tổn thương vùng nhổ răng khôn.
Trên đây là tổng hợp các nội dung liên quan đến đang đau răng khôn có nhổ được không? Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có cho mình nhiều kiến thức về việc nhổ răng khôn và biết cách xử lý khi gặp phải trường hợp này.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả