Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Đau răng để lâu có sao không?


Vì nghĩ rằng cơn đau răng không quá nghiêm trọng và có thể tự hết nên nhiều người có xu hướng chủ quan khi bị đau răng. Vậy đau răng để lâu có sao không? Các Bác sĩ tại Trung tâm Implant Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn!
Đau răng để lâu có sao không?
Đau răng để lâu có sao không? Trong bài viết này, các Bác sĩ sẽ làm rõ những nguyên nhân gây đau răng. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương mà sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau nếu không điều trị.

Nguyên nhân nào dẫn đến đau răng?

Để biết đau răng để lâu có sao không, trước tiên chúng ta cần xác định được những nguyên nhân khiến răng bị đau. Dưới đây là những khởi nguồn cơn đau răng mà bạn có thể gặp phải:

1. Sâu răng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lý do lớn nhất gây nên cơn đau răng chính là bệnh sâu răng. Từ trẻ em đến người lớn đến người già đều có thể bị sâu răng. Hiểu đơn giản thì sâu răng là do vi khuẩn phân hủy đường có trong thức ăn mà chúng ta ăn tạo ra axit gây bào mòn răng, dần dần răng sẽ bị xói mòn và xuất hiện những lỗ hổng.

Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất
Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất

Lúc mới chớm sâu răng, chỉ có men răng bị tổn thương nên sẽ không gây ra cảm giác đau hay khó chịu, do đó khó để bệnh nhân nhận biết, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào ngà răng, thậm chí tủy răng. Sâu ngà và sâu tủy sẽ gây ra những cơn ê buốt, đau nhức từ nhẹ đến nặng tùy mức độ tổn thương.

2. Viêm tủy răng

Viêm tủy diễn ra khi có vi khuẩn xâm nhập tủy răng gây nhiễm trùng khu vực này. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi ê buốt răng khi bị kích thích bởi nhiệt độ nóng hoặc lạnh, hoặc chỉ là những cơn đau thoáng qua.

Nhưng càng để lâu, tủy sẽ bắt đầu bị nhiễm trùng thậm chí hoại tử gây ra những cơn đau vô cùng dữ dội, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Tủy răng bị viêm nhiễm
Tủy răng bị viêm nhiễm

3. Bệnh về nướu răng

Nướu cũng là một trong những bộ phận rất dễ tổn thương. Xỉa răng bằng tăm, giắt thức ăn, mảng bám vôi răng đều có thể khiến nướu bị viêm và đau, chảy máu nướu. Nếu không điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, khiến nướu bị tụt, ê buốt răng, lung lay răng và mất răng.

4. Mọc răng khôn

Từ 17-25 tuổi, bạn có thể mọc răng khôn. Chắc hẳn bạn đã từng trải qua hoặc từng nghe mọi người xung quanh kể về việc đau răng khôn. Được ví như những cơn đau “thấu tận trời xanh”, đau răng khôn là một cảm giác bức bối thậm chí kèm theo sưng vùng hàm mặt, sốt và nổi hạch.

Răng khôn “mọc khó” gây đau nhức khó chịu
Răng khôn “mọc khó” gây đau nhức khó chịu

5. Nghiến răng

Thói quen nghiến răng vô cùng tai hại. Nghiến răng lâu ngày sẽ khiến bề mặt răng bị bào mòn, ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra những cơn đau nhức răng thường trực. Đôi khi nghiến răng quá mức còn gây nứt, vở, mẻ, gãy răng.

6. Chấn thương răng

Chấn thương răng do tai nạn, va đập… khiến răng bị nứt, vỡ, gãy thậm chí bị rụng răng, xương hàm bị tổn thương… Triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương răng là hiện tượng chảy máu kèm sưng và đau nhức vùng răng, hàm.

7. Áp-xe răng

Áp-xe xảy ra khi các tổn thương không được điều trị kịp thời, dẫn đến mưng mủ và đau nhức nghiêm trọng.

Áp-xe răng dẫn đến đau nhức răng dữ dội
Áp-xe răng dẫn đến đau nhức răng dữ dội

8. Viêm xoang

Nếu răng hàm trên bị đau mà không xuất phát từ các bệnh về răng thì rất có thể cơn đau này khởi nguồn từ viêm xoang, vì răng hàm trên thông với xoang hàm nên nếu bị viêm xoang cũng sẽ gây đau răng hàm trên.

9. Đau dây thần kinh V

Đau dây thần kinh V là một lý do hiếm hoi dẫn đến đau vùng hàm mặt, trong đó có đau răng. Nếu sau khi thăm khám, sức khỏe răng miệng của bạn bình thường nhưng các cơn đau răng xuất hiện thì bạn hãy nghĩ đến đau dây thần kinh V và thăm khám chuyên khoa nhé.

10. Ung thư vùng hàm mặt

Khi các tế bào ung thư phát triển chèn ép dây thần kinh vùng hàm mặt sẽ gây ra những cơn đau ở khu vực này, chẳng hạn như đau đầu, đau tai, đau mắt, đau răng… Nếu cơn đau răng kéo dài và mức độ ngày càng nghiêm trọng thì bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt.

Ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng

Đau răng để lâu có sao không, có tự hết được không?

Chúng ta đã bàn về những nguyên nhân gây đau răng, vậy đau răng để lâu có sao không, đau răng có tự hết được không?

Các Bác sĩ cho biết những cơn đau răng càng kéo dài càng cho thấy mức độ nguy hiểm. Cơn đau răng liên tục, tần suất ngày càng tăng kèm theo những triệu chứng khác như sưng hàm mặt, co cứng hàm, khó há miệng, chảy máu răng, nổi u, nổi hạch, sốt… cảnh báo những bệnh lý vô cùng nghiêm trọng.

Bác sĩ tư vấn tình trang răng bị đau cho bệnh nhân
Bác sĩ tư vấn tình trang răng bị đau cho bệnh nhân

Đau răng để lâu còn làm cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần giảm sút do ăn uống khó khăn, mệt mỏi khiến cho chất lượng cuộc sống, hiệu quả học tập, làm việc đi xuống.

Do đó, đau răng không nên để lâu, nếu để càng lâu thì hậu quả càng lớn, việc điều trị cũng phức tạp và tốn kém hơn.

Bên cạnh đó, đau răng không thể tự hết hoàn toàn, với những bệnh lý nhẹ cơn đau có thể kéo dài một vài ngày và ngưng, nhưng sau đó sẽ tiếp tục tái diễn vì chưa loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh.

Theo các Bác sĩ, nếu cơn đau răng kéo dài trên 2 ngày hoặc cơn đau răng kèm theo các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, kém ăn uống, sưng hàm mặt… thì bệnh nhân cần lập tức thăm khám để được điều trị.

Cách điều trị đau răng hiệu quả

Đau răng để lâu có sao không? Câu trả lời là không nên để đau răng kéo dài mà cần sớm thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Việc đầu tiên khi bị đau răng là đặt lịch thăm khám với bác sĩ nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.

Chụp phim CT Cone beam 3D giúp xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương răng
Chụp phim CT Cone beam 3D giúp xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương răng

Đối với các bệnh lý răng miệng dẫn đến đau răng, Bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất, ưu tiên bảo tồn răng thật cho bệnh nhân.

Những kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng gồm trám răng sâu, chữa tủy, bọc răng sứ, rạch dẫn lưu mủ, phẫu thuật túi nha chu, cạo vôi răng…

Trường hợp nghiêm trọng không thể giữ lại răng thật thì buộc phải nhổ răng để đảm bảo an toàn cho các răng còn lại. Sau khi nhổ, bệnh nhân nên trồng răng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ cho răng.

Điều trị bệnh nhân bị đau răng tại Trung tâm Implant Việt Nam
Điều trị bệnh nhân bị đau răng tại Trung tâm Implant Việt Nam

Đôi khi, việc điều trị sẽ bao gồm điều trị nha khoa kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Đối với trường hợp đau răng do viêm xoang hay do đau dây thần kinh V thì bệnh nhân cần thực hiện điều trị với Bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng bệnh.

Đau răng do ung thu vùng hàm mặt sẽ được điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này tùy theo giai đoạn bệnh.

Khách hàng điều trị tại Trung tâm Implant Việt Nam
Khách hàng điều trị tại Trung tâm Implant Việt Nam

Bên cạnh điều trị chuyên khoa bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà như sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chườm lạnh, súc miệng bằng nước muối, dùng đọt ổi giã nhuyễn rồi đắp lên vùng răng bị đau…

Làm sao để phòng ngừa đau răng?

Phần lớn các cơn đau răng đều do các bệnh lý răng miệng gây ra. Do đó việc tuân thủ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách theo chuẩn nha khoa là biến pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả nhất.

Làm sao để phòng ngừa đau răng?
Làm sao để phòng ngừa đau răng?

Nha sĩ cho biết, chúng ta nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ mỗi ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm và mỏng để có thể đi vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Dùng chỉ nha khoa để lấy đi thức ăn thừa bám trên răng thay cho tăm xỉa răng. Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc bằng nước muối.

Chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng, cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp xương và răng chắc khỏe. Hạn chế các thực phẩm xấu cho răng như bánh, kẹo, đường, thực phẩm chua, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm dai cứng hoặc dễ bám dính, thực phẩm gây bám màu trên răng…

Thuốc lá, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn, chất kích thích cũng cần hạn chế vì chúng cũng nằm trong danh sách gây hại cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Các thói quen như nghiến răng, dùng răng cắn đồ vật, nhai đá… cũng có nguy cơ gây chấn thương răng nên cần loại bỏ hoặc khắc phục.

Để phòng ngừa đau răng việc thăm khám răng miệng định kỳ đóng vai trò thiết yếu. Khám răng định kỳ là cơ hội để làm sạch vôi răng và mảng bám răng, đồng thời Bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe răng miệng, nếu có vấn đề bất thường có thể điều trị ngay từ khi chúng chưa gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ để đề phòng các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Bài viết đau răng để lâu có sao không của trung tâm implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin quan trọng về những nguyên nhân gây đau răng và cách điều trị, hậu quả khi bị đau răng kéo dài. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt nhé!


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan