Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Đau răng khi mang thai phải làm sao?


Giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi lớn. Đôi khi, sẽ có những vấn đề gây khó chịu cho mẹ bầu, chẳng hạn như đau răng… Vậy đau răng khi mang thai phải làm sao? Cùng trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!
Đau răng khi mang thai phải làm sao?
Mang thai đi kèm với vô số trải nghiệm mới mẻ đối với phụ nữ. Một trong những trải nghiệm khó chịu thường gặp là bị đau răng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho mẹ bầu những giải pháp cho câu hỏi “đau răng khi mang thai phải làm sao?”.

Nguyên nhân gây đau răng khi mang thai

Trước khi tìm hiểu “Đau răng khi mang thai phải làm sao?”, các mẹ bầu có thể tham khảo thêm thông tin về nguyên nhân gây đau răng khi mang thai để có biện pháp phòng ngừa vấn đề này nhé!

Đăng ký tư vấn miễn phí

Được làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng đối với chị em phụ nữ. Sẽ thật là hạnh phúc và kỳ diệu biết bao khi xuất hiện một sinh linh bé bỏng trong bụng đang hình thành và phát triển mỗi ngày.

Khi em bé phát triển trong bụng mẹ, lượng hormone trong cơ thể người mẹ cũng tăng cao, tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng như ốm nghén, thèm ngọt, thèm chua, nhức mỏi, buồn ngủ… Đau răng cũng là một trong những trải nghiệm khó chịu thường gặp khi mang thai.

Đau răng là trải nghiệm khó chịu thường gặp ở mẹ bầu
Đau răng là trải nghiệm khó chịu thường gặp ở mẹ bầu

Nguyên nhân là do khi mang thai, phụ nữ thường cần nhiều bữa ăn hơn bình thường, có nhiều phụ nữ thích ăn vặt, thèm ăn đồ ngọt kết hợp với lượng hormone gia tăng làm cho cơ thể thay đổi và dễ hình thành những vấn đề hay bệnh lý về răng miệng, khiến răng bị đau nhức:

1. Tích tụ mảng bám

Khi mang thai, phụ nữ cần dinh dưỡng để giúp cho bào thai phát triển, do đó lượng thực phẩm sẽ nhiều hơn so với bình thường. Nhiều phụ nữ vào giai đoạn thai kỳ cũng có những thay đổi về thói quen ăn uống như ăn ngọt, ăn cay, ăn thực phẩm dai dễ bám dính…

Mảng bám thức ăn thừa trên răng
Mảng bám thức ăn thừa trên răng

Thay đổi nội tiết tố kèm với thay đổi về dinh dưỡng và thói quen ăn uống tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám thức ăn thừa. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể tiếp tục tích tụ, cuối cùng cứng lại thành vôi răng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng, gây đau răng.

2. Mòn răng

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nôn mửa thường xảy ra ở hầu hết phụ nữ. Việc nôn mửa liên tục sẽ khiến axit từ dạ dày bào mòn men răng, khiến răng dễ bị nhạy cảm, ê buốt, nếu đang bị đau răng thì tình trạng mòn răng sẽ khiến cơn đau răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ốm nghén có thể khiến răng bị mòn
Ốm nghén có thể khiến răng bị mòn

3. Bệnh về nướu răng

Viêm nướu răng là một bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến ở phụ nữ mang thai, lý do là sự thay đổi hormone làm gia tăng lưu lượng máu ở vùng nướu, khiến nướu dễ bị đau, sưng và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn về sau.

4. Mọc răng khôn

Một trong những vấn đề răng miệng có thể xảy đến khi bạn mang thai đó là mọc răng khôn. Răng khôn thường mọc vào độ tuổi 17-25 tuổi, nhưng ngay cả khi răng đã mọc hoàn chỉnh thì bạn vẫn sẽ bị đau răng khôn nhiều lần về sau nếu những chiếc răng khôn này mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm hay bị sâu…

Răng khôn mọc lệch gây đau nhức khi mang thai
Răng khôn mọc lệch gây đau nhức khi mang thai

5. Các vấn đề khác

Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau răng như vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt dinh dưỡng khiến răng bị yếu, stress, đau khớp thái dương hàm dẫn đến đau răng, viêm xoang, thói quen nghiến răng, bị hỏng phục hình nha khoa, chấn thương răng, các bệnh răng miệng tái phát…

Đau răng khi mang thai phải làm sao?

Đau răng khi mang thai phải làm sao là vấn đề được nhiều mẹ bầu hỏi các Bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn một số biện pháp khắc phục tại nhà và cách điều trị an toàn tại nha khoa để các mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng.

Liên hệ

1. Khắc phục đau răng khi mang thai tại nhà

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà mẹ bầu có thể thử để giúp giảm đau răng khi mang thai như:

  • Khi gặp các vấn đề răng miệng, việc quan trọng nhất là mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho khoa học, hạn chế ăn thực phẩm giàu đường hay axit, không ăn thức ăn bám dính, dai cứng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc lá…
  • Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng chuẩn hướng dẫn của nha sĩ, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm, dùng bàn chải lông mềm. Sử dụng kem đánh răng trung hòa axit để loại bỏ axit dạ dày khi bị ốm nghén, tránh làm mòn men răng.
Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để diệt vi khuẩn
Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để diệt vi khuẩn
  • Sử dụng gel từ lá nha đam bôi lên vùng răng bị sưng đau, mát-xa nhẹ nhàng sẽ giúp giảm cơn đau. Nha đam đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có khả năng giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm bớt dấu hiệu đau sưng nướu.
  • Uống sữa ấm vài lần một ngày để giúp giảm chảy máu răng và viêm nướu. Trong sữa chứa Canxi và Vitamin K giúp duy trì nướu răng khỏe mạnh. Sau khi uống sữa, mẹ bầu cần đánh răng hai lần một ngày vì sữa có xu hướng làm tăng sự hình thành mảng bám.
  • Uống nước ép lựu có thể chống lại sự tích tụ mảng bám và nhiễm trùng do vi khuẩn. Không nên cho đường để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nhé.
Nước ép lựu hỗ trợ giảm đau răng nướu cho mẹ bầu
Nước ép lựu hỗ trợ giảm đau răng nướu cho mẹ bầu
  • Đắp tỏi trực tiếp lên vùng răng bị đau có thể làm giảm đáng kể sự khó chịu cho mẹ bầu. Vì có chứa allicin nên tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn xung quanh vùng bị nhiễm trùng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Mẹ bầu có thể dùng tinh dầu đinh hương pha loãng bôi lên vùng răng bị tổn thương. Được ví như một chất khử trùng tự nhiên, tinh dầu đinh hương có thể làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn tấn công răng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Đăng ký ngay

2. Điều trị đau răng khi mang thai an toàn tại nha khoa

Đau răng khi mang thai phải làm sao? Các cách khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau răng ở mẹ bầu nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, nhưng giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để giải quyết cơn đau răng khi mang thai là đến gặp Bác sĩ nha khoa.

Bác sĩ nhiều kinh nghiệm có thể quan sát và thăm khám lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau răng. Một số trường hợp cần chụp phim, thì Bác sĩ sẽ cân nhắc và cho mẹ bầu sử dụng bảo hộ đặc biệt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Hầu hết nếu cơn đau do mảng bám và vôi răng hay do viêm nướu thì mẹ bầu chỉ cần cạo vôi răng bằng sóng siêu âm để loại bỏ vôi răng và làm sạch sâu khoang miệng là có thể loại bỏ vi khuẩn.

Đối với các vấn đề nghiêm trọng hơn, Bác sĩ sẽ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, có thể dùng thuốc, trám răng, chữa tủy răng, nhổ răng khôn… nếu cần thiết. Hãy cho Bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, tình trạng sức khỏe mẹ và bé để Bác sĩ tư vấn giải pháp tốt nhất cho bạn nhé.

Việc thăm khám và điều trị nha khoa được khuyến khích vào 3 tháng giữa thai kỳ vì giai đoạn này, thai nhi đã ổn định và mẹ bầu cũng đã trải qua giai đoạn ốm nghén, tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn và cơ thể cũng chưa quá nặng nề.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Phòng chống đau răng khi mang thai

Nếu không muốn lo lắng “đau răng khi mang thai phải làm sao?”, các chị em nên chủ động phòng ngừa đau răng và các vấn đề răng miệng, để có một thai kỳ thuận lợi và khỏe mạnh:

  • Thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng của bạn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và đau răng.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho răng như bánh, kẹo, đồ ăn cay, nóng, nước ngọt có gas, thức ăn dai cứng…
Dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu có hàm răng chắc khỏe
Dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu có hàm răng chắc khỏe
  • Chải răng đúng cách 2 lần/ ngày với kem đánh răng phòng ngừa sâu răng, nhạy cảm răng và viêm nướu răng, bảo vệ men răng chắc khỏe. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để diệt khuẩn.
  • Tốt nhất là bạn nên thăm khám răng và điều trị các bệnh răng miệng (nếu có) trước khi có dự định mang thai để không còn phải lo lắng về sức khỏe răng miệng khi mang thai.
  • Nghỉ ngơi tốt, ngủ đủ giấc và đảm bảo tinh thần thoải mái, không áp lực căng thẳng cũng sẽ giúp sức khỏe mẹ bầu tốt hơn, sức đề kháng cao hơn, có thể chống lại các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Nghỉ ngơi tốt giúp phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh
Nghỉ ngơi tốt giúp phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, với những biện pháp phòng ngừa đau răng khi mang thai trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam tin rằng các mẹ bầu sẽ có một cơ thể thật khỏe mạnh, một tinh thần thật vui vẻ để đón chào những thiên thần nhỏ của gia đình.

Đau răng khi mang thai phải làm sao? Thăm khám nha khoa, kiểm tra sức khỏe và làm sạch răng chuyên nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo nụ cười của bạn luôn khỏe mạnh và khắc phục đau răng ở mẹ bầu. Hầu hết các thủ tục nha khoa thông thường, chẳng hạn như cạo vôi răng, đều hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan