Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Đau răng làm cách nào cho khỏi?


“Bác sĩ ơi, tôi bị đau răng quá. Đau răng làm cách nào cho khỏi vậy Bác sĩ?” Đây là câu hỏi mà mỗi ngày đều có bệnh nhân nhắn hỏi trung tâm Implant Việt Nam. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết này để cho bệnh nhân nắm rõ.
Đau răng làm cách nào cho khỏi?
Đau răng làm cách nào cho khỏi? Nếu bị đau răng, điều quan trọng là bệnh nhân phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến cơn đau, để từ đó có thể tìm kiếm được cách biện pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng khó chịu,

Những nguyên nhân gây đau răng mà bạn cần biết

Như trung tâm Implant Việt Nam đã đề cập, để biết đau răng làm cách nào cho khỏi thì trước tiên chúng ta phải tìm được nguyên nhân dẫn đến cơn đau răng.

Liên hệ

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân bị đau răng đến với trung tâm đều thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Bệnh nhân bị sâu răng

Sâu răng được biết đến là căn bệnh về răng miệng phổ biến nhất và xuất hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng hình thành khi vi khuẩn phân hủy thức ăn thành axit phá hủy cấu trúc răng, đầu tiên là men răng rồi đến ngà răng rồi đến tủy răng.

Lỗ sâu răng gây đau răng
Lỗ sâu răng gây đau răng

Tùy giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau nhẹ, thoáng qua hoặc đau liên tục, dữ dội. Ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhói không ngừng, sưng hàm mặt, khó há miệng, bỏ ăn và sốt cao, đau đầu, đau tai.

2. Bệnh nhân bị viêm nướu

Viêm nướu răng là tình trạng nướu bị kích ứng, sưng đỏ, đau, ê buốt răng, chảy máu hoặc chảy mủ ở nướu. Đánh răng sai cách, giắt thức ăn, mảng bám vôi răng là những tác nhân dẫn đến viêm nướu. Viêm nướu thường không gây ra cơn đau quá mạnh nhưng cũng ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân.

3. Bệnh nhân bị viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn sau của viêm nướu. Viêm nướu không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phá hủy liên kết nha chu quanh răng, khiến răng bị đau âm ỉ, tụt nướu, lung lay răng, cuối cùng là mất răng.

Nhiễm trùng nha chu gây đau nhức dữ dội
Nhiễm trùng nha chu gây đau nhức dữ dội

4. Bệnh nhân bị viêm tủy răng

Viêm tủy gây ra những trận đau răng dữ dội, không thuyên giảm, thậm chí khiến bệnh nhân đứng ngồi không yên, đầu óc choáng váng. Lý do là vì tủy răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, khi bị vi khuẩn xâm nhập và phá hủy, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau, kèm mệt mỏi, sưng tấy, sốt cao…

Đăng ký ngay

5. Bệnh nhân bị chấn thương răng

Chấn thương răng tuy không có quá nhiều trường hợp nhưng thường gây ra cơn đau nhiều và những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như răng bị vỡ, gãy, rụng, thậm chí tổn thương xương hàm…

Chấn thương gây mẻ răng
Chấn thương gây mẻ răng

6. Bệnh nhân bị áp-xe răng

Áp-xe răng là biến chứng thường gặp khi những bệnh lý răng miệng không được thăm khám và điều trị sớm, làm các mô răng và xương bị phá hủy, hình thành mủ gây hôi miệng, đau nhức dữ dội.

7. Bệnh nhân bị đau răng khôn

Một nguyên do gây đau răng ở người trưởng thành vô cùng phổ biến là răng khôn. Răng khôn gây đau là do chúng mọc khi xương hàm đã cứng chắc, cung hàm không có đủ khoảng trống để chúng mọc thẳng bị thường, khiến răng khôn mọc ngang, mọc lệch đâm vào răng hàm bên cạnh, gây viêm nhiễm quanh răng.

Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí khuất, khó để vệ sinh nên răng khôn dễ bị sâu, bị viêm nướu trùm và viêm quanh chân răng, khiến bệnh nhân bị đau nhức khó chịu.

Răng khôn mọc lệch gây nhiễm trùng và đau răng
Răng khôn mọc lệch gây nhiễm trùng và đau răng

Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên thì một số bệnh nhân bị đau răng do viêm xoang, do thay đổi nội tiết tố, do đau dây thần kinh V, ung thư vùng hàm mặt…

Đau răng làm cách nào cho khỏi?

Đau răng làm cách nào cho khỏi? Những cơn đau răng nhẹ do kích ứng nướu hoặc do bị giắt thức ăn vào răng, nướu thì có thể tự hết sau khi chúng ta loại bỏ tác nhân gây kích ứng. Đối với những trường hợp đau răng do bệnh lý, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị chuyên sâu tại nha khoa.

Cách Bác sĩ sẽ điều trị cơn đau răng của bạn dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương răng:

Sâu răng: Nếu sâu răng gây đau răng, Bác sĩ có thể sẽ loại bỏ sâu răng và trám răng. Sâu răng lan vào tủy cần thực hiện điều trị tủy rồi trám hoặc phục hình bằng mão răng sứ.

Điều trị sâu răng bằng cách trám hoặc chữa tủy và bọc răng sứ
Điều trị sâu răng bằng cách trám hoặc chữa tủy và bọc răng sứ

Nghiến răng: Thói quen nghiến răng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng dụng cụ máng chống nghiến để bảo vệ răng miệng.

Răng khôn: Răng khôn không giữ vai trò ăn nhai mà lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nên cách tốt nhất là nhổ răng khôn, tránh những cơn đau răng khôn dai dẳng.

Bệnh về nướu răng: Bệnh về nướu răng cần được cạo vôi răng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đối với nhiễm trùng nha chu, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kết hợp với điều trị nha khoa cần thiết để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Phẫu thuật túi nha chu
Phẫu thuật túi nha chu

Phục hình nha khoa: Nếu miếng trám, răng sứ hoặc các phục hình nha khoa của bạn gây đau thì cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành kiểm tra, Bác sĩ có thể chỉnh sửa hoặc thay bằng phục hình mới đảm bảo ăn nhai không bị cộm vướng, không gây viêm và đau.

Áp-xe: Áp-xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng xảy ra nếu tổn thương không được điều trị. Khi bạn bị áp-xe, Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, rạch dẫn lưu mủ, điều trị tủy để loại bỏ nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn Bác sĩ sẽ cần nhổ răng và bạn có thể phục hình răng mất bằng cách trồng răng Implant.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Những biện pháp giảm đau răng hiệu quả tại nhà

Đau răng làm cách nào cho khỏi? Tuy rằng điều trị nha khoa là giải pháp tốt nhất để chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau răng nhưng đôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta chưa kịp gặp Bác sĩ thì những biện pháp giảm đau răng hiệu quả tại nhà dưới đây có thể hữu ích:

1. Súc miệng bằng nước muối

Đối với nhiều người, súc miệng bằng nước muối là phương pháp giảm đau hiệu quả hàng đầu. Muối được đánh giá là chất khử trùng tự nhiên và giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa. Điều trị đau răng bằng nước muối cũng có thể giúp giảm viêm và giảm đau những vết thương ở trong miệng.

Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và giảm đau răng
Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và giảm đau răng

2. Rửa bằng dung dịch hydrogen peroxide

Nước súc miệng bằng hydrogen peroxide cũng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, hydrogen peroxide có thể làm giảm mảng bám và chữa lành chảy máu nướu răng. Bạn có thể pha loãng dung dịch hydrogen peroxide với nước ấm với tỷ lệ bằng nhau và làm nước súc miệng.

Đăng ký tư vấn miễn phí

3. Chườm lạnh

Bạn có thể chườm lạnh để giảm bớt cơn đau mà bạn đang gặp phải, đặc biệt hiệu quả với bất kỳ loại tổn thương nào gây ra chứng đau răng của bạn. Khi chườm lạnh, các mạch máu ở vùng tổn thương sẽ co lại, từ đó giúp giảm đau và giảm sưng.

Để sử dụng phương pháp này, bạn hãy làm lạnh túi chườm hoặc bọc đá vào khăn sạch và áp lên má ngoài vùng bị ảnh hưởng, lặp lại nhiều lần để tăng hiệu quả.

Chườm lạnh giảm đau răng tại nhà
Chườm lạnh giảm đau răng tại nhà

4. Túi trà

Túi trà lọc có thể được sử dụng để giảm đau và làm dịu nướu nhạy cảm. Dùng túi trà nguội đã qua sử dụng đắp lên răng bị đau khoảng 10 phút sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Túi trà lọc rất an toàn nên bạn có thể đắp nhiều lần mà không cần lo lắng.

5. Tỏi

Trong các dược liệu đông y, tỏi đã được công nhận và sử dụng trong nhiều bài thuốc vì đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Tỏi không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mảng bám răng mà còn có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau.

Để sử dụng tỏi chữa đau răng, bạn hãy nghiền nát một tép tỏi để tạo thành hỗn hợp sệt, có thể thêm một chút muối và bôi lên vùng bị đau. Tuy nhiêm tỏi có thể gây rát nên cần cẩn thận khi sử dụng.

Tỏi là nguyên liệu đơn giản để giảm đau răng
Tỏi là nguyên liệu đơn giản để giảm đau răng

6. Tinh dầu

Tinh dầu đinh hương, bạc hà, oải hương đã được sử dụng để điều trị đau răng trong nhiều trường hợp. Hoạt chất eugenol trong tinh dầu được ví như là một chất gây tê tự nhiên nên có thể làm dịu cơn đau và giảm sưng tấy, đồng thời khử trùng hiệu quả.

Để sử dụng phương pháp này, hãy pha loãng tinh dầu và bôi lên khu vực đau vài lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm một giọt tinh dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và làm nước súc miệng.

Bôi tinh dầu đinh hương giúp giảm đau và kháng viêm
Bôi tinh dầu đinh hương giúp giảm đau và kháng viêm

7. Lá ổi

Lá ổi có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có thể giúp chữa lành tổn thương vùng răng miệng. Để thực hiện bài thuốc này, bạn hãy nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi nghiền nát và đắp lên khu vực sưng đau. Bên cạnh đó có thể nấu lá ổi làm nước súc miệng, hiệu quả rất tốt.

8. Bạc hà

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá Bạc hà có các thành phần sát trùng và kháng viêm hiệu quả nên đây là nguyên liệu giảm sưng đau tự nhiên được nhiều người sử dụng. Để giảm đau răng tại nhà bằng bạc hà, bạn có thể dùng lá Bạc hà đun lấy nước để súc miệng nhiều lần trong ngày.

Thăm khám răng miệng định kỳ giúp phòng ngừa đau răng hiệu quả
Thăm khám răng miệng định kỳ giúp phòng ngừa đau răng hiệu quả

Như vậy, đối với thắc mắc “Đau răng làm cách nào cho khỏi?” thì trung tâm Implant Việt Nam đã đưa ra những biện pháp giảm đau tại nhà và những phương pháp điều trị dứt điểm tại nha khoa. Bên cạnh đó, đừng quên chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ để phòng ngừa hiệu quả các vấn đề răng miệng nhé!


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan