Đau răng uống Panadol được không?
Không ai mong muốn bị đau răng bởi đau răng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh có xu hướng dùng ngay thuốc để giảm đi cơn đau đang hành hạ. Vậy đau răng uống Panadol được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Đau răng uống Panadol được không?
Panadol là một loại thuốc giảm đau phổ biến, dễ tìm mua và dường như có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Trước đây, chúng ta thường biến đến việc uống Panadol để giảm cơn đau đầu. Vậy đau răng thì sao, đau răng uống Panadol được không?
Nhiều người bị đau răng có xu hướng dùng thuốc giảm đau như Panadol với mong muốn giảm đi cơn đau khó chịu một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, đau răng có nhiều nguyên nhân, tùy vào mỗi nguyên nhân mà sẽ có loại thuốc giảm đau thích hợp. Do đó bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những nguyên nhân đau răng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Panadol bao gồm mọc răng khôn, đau răng do thiếu chất, đau răng do thay đổi nội tiết tố.
Trường hợp đau răng và có dấu hiệu nhiễm trùng do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy… bệnh nhân chỉ nên uống giảm đau tạm thời và nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được điều trị chính xác, không lạm dụng thuốc vì sẽ khiến tình trạng nghiệm trọng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Lưu ý khi uống thuốc Panadol giảm đau răng
Dù là đau răng hay đau ở đâu, nếu muốn dùng thuốc giảm đau, bệnh nhân cần chú ý hướng dẫn sử dụng và những điều lưu ý trước khi dùng. Sau khi đã nắm được thông tin đau răng uống Panadol được không, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn:
1. Lưu ý thành phần thuốc
Panadol thuốc nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt với thành phần chính là paracetamol nên có thể dùng để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau răng, đau cơ, đau khớp, đau đầu nhưng không được tự ý sử dụng mà phải theo chỉ định của Bác sĩ.
Khi lấy thuốc, cần thông báo cho Bác sĩ tiền sử dị uống thuốc nếu có, đọc kỹ thông tin thành phần thuốc và các thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng, chỉ khi không thuộc những đối tượng chống chỉ định ghi trong tờ thông tin thì mới dùng thuốc.
2. Dùng đúng loại, đúng liều lượng
Cần phân biệt 4 loại thuốc Panadol trên thị trường hiện nay để đảm bảo uống đúng loại. Không dùng Panadol cho trẻ em dưới 6 tuổi; trẻ em từ 6 – 11 tuổi chỉ nên dùng Panadol 250 – 500mg, uống cách 4 – 6 giờ; Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng loại 500mg – 1.000mg.
3. Chú ý tác dụng phụ của thuốc
Tùy theo cơ địa mà bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như phát ban khắp cơ thể, phù nề, tiểu cầu bị giảm, da tái, đổ mồ hôi nhiều, rối loạn máu. Cần thông báo cho bác sĩ khi có những tác dụng phụ của thuốc để được hướng dẫn đúng cách.
4. Trường hợp tránh sử dụng
Bệnh nhân bị các bệnh về thận, gan, người sử dụng rượu, bia, chất kích thích… cần tránh sử dụng thuốc Panadol.
Panadol cần tránh sử dụng chung với một số loại thuốc, do đó nếu đang dùng thuốc khác hoặc muốn kết hợp nhiều loại thuốc để trị đau răng thì cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ.
5. Thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn
Thuốc Panadol trị đau răng chỉ có tác dụng giảm đau ngắn hạn và chỉ nên dùng khi cơn đau quá mức chịu đựng. Sau khi dùng thuốc, cơn đau đã giảm, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị chuyên sâu. Nếu chỉ dùng thuốc thì cơn đau sẽ lại bùng lên khi thuốc hết tác dụng.
Trị đau răng dứt điểm tại nha khoa
Đau răng uống thuốc Panadol được không còn tùy theo trường hợp đau răng. Tuy nhiên, như đã chia sẻ, sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên cơn đau sẽ tiếp tục tái lại sau khi thuốc hết tác dụng.
Để điều trị đau răng dứt điểm, bệnh nhân nên nhanh chóng lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám và được chuyên gia điều trị.
Nếu cơn đau răng chỉ đơn thuần do thiếu chất hay thay đổi nội tiết giai đoạn dậy thì, mang thai… thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách tại nhà, lấy vôi răng định kỳ để giúp răng chắc khỏe hơn.
Nếu cơn đau do các bệnh lý răng miệng, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chụp phim để kiểm tra mức độ tổn thương và đưa ra giải pháp như trám răng sâu, chữa tủy, bọc răng sứ sau chữa tủy, điều trị nha chu… Nặng nhất là bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng, sau khi nhổ sẽ được tư vấn trồng răng Implant để khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ.
Trường hợp đau răng do răng khôn thì cách tốt nhất là nhổ răng khôn bằng công nghệ sóng siêu âm hiện đại, giúp nhổ răng nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không gây tổn thương đến mô, xương và hệ thống mạch máu, thần kinh, đảm bảo an toàn và không biến chứng.
Cách chăm sóc tại nhà khi bị đau răng để hỗ trợ giảm đau
Khi bị đau răng, dù là dùng thuốc giảm đau răng hay điều trị đau răng tại nha khoa, thì cách chăm sóc răng miệng tại nhà cũng vô cùng quan trọng, nếu chăm sóc đúng cách, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và sẽ hạn chế được việc tái phát sau này. Theo tư vấn từ Nha sĩ, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sau khi bị đau răng:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, nên sử dụng bàn chải mới để tránh lượng vi khuẩn bám trên bàn chải cũ.
- Kết hợp sử dụng các dụng cụ nha khoa hỗ trợ như chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, nước muối hoặc dung dịch súc miệng sát khuẩn, bàn chải kẽ, tăm nước...
- Không hút thuốc lá và sử dụng nước ngọt có ga, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích.
- Ăn thức ăn mềm để tránh răng hoạt động mạnh gia tăng áp lực khiến bạn bị đau hơn, không ăn thức ăn cứng, thức ăn dễ bám dính, thức ăn giàu được hay giàu axit.
- Kê cao đầu khi ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh áp lực, stress… Có thể tham khảo những bài thuốc trị đau răng dân gian như uống nước trà gừng, đắp túi trà lên vùng răng bị đau, nhai hoặc đắp đọt lá ổi, bôi tinh dầu đinh hương, bạc hà…
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến thắc mắc đau răng uống thuốc Panadol được không. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ của chúng tôi để được giải đáp tận tình và miễn phí!
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế