Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Tiêu xương là tình trạng suy giảm mật độ xương hàm ở quanh ổ răng đã mất. Vậy khi còn chân răng có bị tiêu xương không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên trường hợp này sẽ khác so với trường hợp mất răng hoàn toàn.
Bởi thông thường, thân răng bị mất nhưng chân răng vẫn còn thì rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Khi bị viêm, các chất sinh ra có thể làm tiêu xương hàm (còn được gọi là tiêu xương bệnh lý).
Còn chân răng là gì?
Còn chân răng là tình trạng phần thân răng bị mất do sâu răng, chấn thương hoặc gặp các nguyên nhân khác (như răng bị mài mòn, điều trị nha khoa hỏng), chỉ còn lại phần chân răng nằm dưới nướu.
Tình trạng mất răng chỉ còn chân răng dễ dẫn tới suy giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bị mất răng. Nếu chân răng để quá lâu trong hàm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
Tiêu xương hàm là thế nào?
Tiêu xương hàm là một vấn đề nghiêm trọng trong sức khỏe răng miệng, xảy ra khi mất răng không được xử lý kịp thời, dẫn đến sự suy giảm về cấu trúc của xương hàm.
Khi gặp phải tình trạng này, người mắc sẽ dễ bị thay đổi cấu trúc khuôn mặt, ảnh hưởng tới khớp cắn và gây khó khăn khi cấy ghép răng thay thế. Nếu không được điều trị, tiêu xương có thể lan sang các vùng xương xung quanh, gây mất thêm răng và ảnh hưởng đến toàn bộ hàm.
Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Câu hỏi về việc còn chân răng có bị tiêu xương không được khá nhiều người quan tâm. Câu trả lời là CÓ, nhưng cơ chế và tác động của việc tiêu xương sẽ khác so với trường hợp mất răng hoàn toàn.
Tiêu xương khi mất cả thân và chân răng (tiêu xương sinh lý)
Khi mất cả thân và chân răng, xương hàm không còn nhận được bất kỳ lực tác động nào từ hoạt động ăn nhai. Xương hàm có xu hướng tiêu biến tự nhiên vì thiếu sự kích thích cần thiết. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên và từ từ, dẫn đến sự suy giảm về chiều cao, mật độ và thể tích của xương hàm.
Kết quả là xương hàm trở nên yếu hơn, cấu trúc khuôn mặt thay đổi, má hóp lại và có thể gây mất cân bằng khớp cắn.
Tiêu xương khi còn chân răng (tiêu xương bệnh lý)
Khi mất răng vẫn còn chân răng, thức ăn dễ mắc kẹt ở khu vực này, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Quá trình viêm nhiễm tạo ra các chất thúc đẩy tiêu xương xung quanh chân răng. Đây là tiêu xương bệnh lý, thường xảy ra nhanh hơn so với tiêu xương sinh lý.
Như vậy, có thể thấy rằng mất răng mà chân răng vẫn còn cũng sẽ gây ra tình trạng tiêu xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe người bệnh.
Xem thêm: Nguyên nhân, biện pháp khắc phục răng sứ trên Implant bị vỡ
Cách khắc phục tiêu xương nếu còn chân răng - Trồng răng Implant
Việc lựa chọn phương pháp trồng răng giả phù hợp là rất quan trọng, vì không chỉ phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, mà còn để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Hiện nay, có ba phương án trồng răng giả phổ biến là hàm tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên, cấy ghép Implant được đánh giá cao trong việc ngăn chặn tiêu xương nếu còn chân răng.
Implant nha khoa bao gồm một trụ Implant (thường làm từ Titanium) được cắm trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Trên trụ Implant này sẽ gắn một khớp nối Abutment và sau đó là mão răng sứ.
Trụ Implant đóng vai trò như một chân răng thật, truyền lực ăn nhai trực tiếp xuống xương hàm, giúp duy trì mật độ và thể tích xương. Không những thế, răng Implant rất giống với răng thật về mặt thẩm mỹ và chức năng.
Bên cạnh đó, phương pháp này không cần mài răng kế bên như cầu răng sứ nên vẫn bảo tồn răng thật. Với sự chăm sóc đúng cách, răng Implant có thể tồn tại suốt đời. Dù vậy, phương pháp này vẫn có nhược điểm là chi phí cao hơn so với các phương pháp khác, thời gian điều trị cũng kéo dài hơn.
Sau khi tham khảo bài viết trên, chắc chắn bạn đã trả lời được cho câu hỏi còn chân răng có bị tiêu xương không? Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất cho sức khỏe răng miệng của mình. Nếu bạn cần tư vấn, giải đáp thắc mắc về sức khỏe răng miệng hãy đến Trung tâm Implant Việt Nam để được sử dụng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên