Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Hướng dẫn cách giảm đau khi bị sưng lợi đơn giản tại nhà


Bị sưng lợi gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, trong bài viết này, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau khi bị sưng lợi đơn giản ngay tại nhà.
Hướng dẫn cách giảm đau khi bị sưng lợi đơn giản tại nhà

Khi sưng lợi vẫn ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa trị tại nhà. Một số cách giảm đau khi bị sưng lợi: vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dùng nước súc miệng có chứa Hydrogen Peroxide, sử dụng nha đam…

Nôidung

Sưng lợi là bệnh gì?

Sưng lợi hay còn gọi là sưng nướu, là tình trạng lợi bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng tấy và có thể chảy máu khi có tác động mạnh.

Lợi bị sưng tấy gây đau nhức, khó chịu
Lợi bị sưng tấy gây đau nhức, khó chịu

Biểu hiện của sưng lợi sẽ giống với sưng mộng răng nếu như chúng ta quan sát bằng mắt thường. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn. Để phân biệt 2 tình trạng này, bạn hãy lưu ý đến những triệu chứng như:

Sưng mộng răng: Biểu hiện dễ nhận biết nhất là bên trong lợi có mủ, còn sưng lợi thì không có triệu chứng này.

Sưng lợi sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Lợi bị sưng sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, khác so với lợi lúc khỏe có màu hồng nhạt.
  • Khi bệnh nhân chạm vào lợi sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Chân răng khi bị sưng lợi dễ bị chảy máu, nhất là khi chúng ta đánh răng mạnh hoặc ăn đồ ăn cứng.
  • Sưng lợi sẽ khiến chúng ta có cảm giác chân răng dài hơn do bị tụt lợi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi

Dưới đây là 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi bị sưng mà bệnh nhân nên nắm rõ để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bị sưng lợi có thể là dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm nướu

Viêm nướu có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm cha chu, thậm chí là rụng răng.

Viêm nướu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi
Viêm nướu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi

Viêm nướu thường xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến các mảng bám tích tụ giữa lợi và kẽ răng. Mảng bám này bao gồm: vi khuẩn, nước và chất polysaccharide.

Nếu không làm sạch mảng bám, lâu dần chúng sẽ trở thành vôi răng và dẫn đến tình trạng viêm nướu, gây sưng lợi. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để lấy vôi răng càng sớm càng tốt.

Bị sưng lợi có thể do mang thai

Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi. Bởi vì sự thay đổi của hormone trong cơ thể dẫn đến tăng lưu lượng máu di chuyển tới lợi, khiến lợi bị kích thích và sưng to. Ngoài ra, các hormone này còn làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu.

Mang thai khiến thay đổi hormone kích thích lợi sưng to
Mang thai khiến thay đổi hormone kích thích lợi sưng to

Bị sưng lợi do ăn uống thiếu chất

Khi bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, nhất là vitamin B và C - các loại vitamin có vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển sức khỏe răng miệng, thì có thể gây ra tình trạng sưng lợi.

Thiếu vitamin B và C gây ra tình trạng sưng lợi
Thiếu vitamin B và C gây ra tình trạng sưng lợi

Nếu không điều trị dứt điểm, lâu dần bạn có thể bị bệnh Scorbut - Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể bị suy nhược, chảy máu tự phát, sưng phù ở một số bộ phận cơ thể, đôi khi sẽ gây ra tình trạng viêm loét lợi, thậm chí là rụng răng.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Hướng dẫn cách giảm đau khi bị sưng lợi tại nhà cực đơn giản

Đối với trường hợp sưng lợi nhẹ, không có mủ, bạn có thể thử áp dụng 3 cách giảm đau tại nhà cực đơn giản và hiệu quả sau:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách giảm đau khi bị sưng lợi đơn giản và dễ thực hiện. Nước muối sẽ giúp làm giảm số lượng vi khuẩn có hại bám trong khoang miệng, trên lợi và hỗ trợ giảm sưng lợi cực tốt.

Sử dụng nước muối để giảm đau khi bị sưng lợi
Sử dụng nước muối để giảm đau khi bị sưng lợi
  • Bạn hãy chuẩn bị 1 thìa cafe muối và 220ml nước ấm.
  • Sau đó hòa tan chúng vào với nhau và ngậm nước muối trong khoảng 30 giây.
  • Sau khoảng thời gian đó, nhổ nước muối đi và tuyệt đối không được nuốt.
  • Súc miệng với  nước muối 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi lợi giảm sưng.

Sử dụng nước súc miệng có chứa Hydrogen peroxide

Theo lời khuyên của chuyên gia nha khoa, nước súc miệng có chứa Hydrogen peroxide sẽ cải thiện tình trạng sưng lợi và tiêu diệt vi khuẩn có hại hiệu quả.

Sử dụng nước súc miệng có chứa Hydrogen peroxide để giảm sưng lợi
Sử dụng nước súc miệng có chứa Hydrogen peroxide để giảm sưng lợi

Các bạn có thể thực hiện như sau:

  • Sử dụng 3 thìa nước súc miệng chứa Hydrogen peroxide hòa với 3 thìa nước.
  • Dùng hỗn hợp này súc miệng khoảng 30 giây/một lần. Sau đó nhổ hỗn hợp sau khi súc miệng.
  • Nên thực hiện cách giảm đau khi bị sưng lợi này khoảng 2-3 lần/tuần.

Sử dụng nha đam

Súc miệng bằng nước nha đam là một trong những cách giảm đau khi bị sưng lợi vô cùng hiệu quả. Bởi vì nha đam có công dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và chống oxy hóa, giải độc cực kỳ tốt.

Sử dụng nha đam để giảm sưng lợi
Sử dụng nha đam để giảm sưng lợi

Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, lá nha đam sau khi rửa sạch sẽ đem cắt vỏ bên ngoài và lấy phần gel bên trong.
  • Pha hỗn hợp gel bên trong với nước để súc miệng, thời gian thực hiện khoản 2 lần/ngày.
  • Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ phần gel nha đam còn sót lại trong miệng.

Nếu bạn đã áp dụng 3 cách trên mà không có tác dụng, lợi vẫn bị sưng và thậm chí nghiêm trọng hơn thì hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Lựa chọn Trung tâm Implant Việt Nam để thăm khám định kỳ 6 tháng/lần
Lựa chọn Trung tâm Implant Việt Nam để thăm khám định kỳ 6 tháng/lần

Nội dung bài viết trên đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi và hướng dẫn cách giảm đau khi bị sưng lợi tại nhà hiệu quả. Hãy đến với Trung tâm Implant Việt Nam khám định kỳ 6 tháng/ lần để ngăn ngừa sưng lợi và loại bỏ nguy cơ gây hại sức khỏe răng miệng nhé!


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan