Hướng dẫn trị viêm nướu răng tại nhà nhanh và an toàn
Nướu của chúng ta rất dễ bị tổn thương và bị viêm nếu không được vệ sinh răng và chăm sóc răng miệng đúng cách. Trung tâm Implant Việt Nam sẽ hướng dẫn cho bạn các cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất.
Viêm nướu răng là gì, có nguy hiểm không?
Trước khi cung cấp các cách trị viêm nướu răng tại nhà, trung tâm Implant Việt Nam sẽ giải thích cho bạn về bệnh viêm nướu răng, mức độ nguy hiểm cũng như nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng này.
Viêm nướu, còn có tên gọi khác là viêm lợi là tình trạng nướu răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm cấp tính với những biểu hiện phổ biến như đỏ nướu, sưng nướu, đau răng, đau nướu, chảy máu nướu khi đánh răng, ăn uống…
Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sưng hàm mặt, sốt, áp-xe mưng mủ quanh chân răng… Đồng thời răng dễ bị kích ứng và nếu không kịp điều trị, vi khuẩn sẽ phá hủy mô nướu và nha chu, khiến răng bị lung lay và cuối cùng là bị rụng.
Vậy viêm nướu răng có nguy hiểm không? Khi mới chớm viêm, các triệu chứng khá nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân, do đó nhiều bệnh nhân không nhận biết hoặc còn lơ là dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn, gây đau nhức, khó khăn khi ăn nhai và giao tiếp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, có những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu viêm nướu không được điều trị, bao gồm áp-xe răng và mưng mủ, tụt nướu, hôi miệng, viêm nướu mãn tính, viêm nha chu, mất răng, nhiễm trùng máu…
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu răng
Bệnh nhân bị viêm nướu răng chủ yếu là do việc chăm sóc và vệ sinh răng chưa được chú trọng. Thức ăn bám dính trên răng sau khi ăn nếu không được loại bỏ sẽ tích tụ thành các mảng bám. Mảng bám sẽ bị đông cứng lại bởi các thành phần khoáng chất trong nước bọt và tạo thành vôi răng.
Chúng ta không thể rửa sạch vôi răng bằng việc đánh răng hằng ngày bởi vôi răng bám rất chắc và có độ cứng. Chúng bám trên bề mặt răng, kẽ răng và bám chặt sâu bên dưới đường viền nướu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại răng miệng sinh sôi và tấn công nướu răng, khiến nướu bị viêm.
Ngoài ra, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cao hơn người bình thường:
- Người bị cách bệnh lý như tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng… có hệ miễn dịch kém, sức khỏe và đề kháng không tốt nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Người nghiện thuốc lá dễ bị viêm nướu vì các chất có hại trong thuốc là sẽ phá hủy mô nướu và răng.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em giai đoạn dậy thì cũng sẽ dễ bị bệnh răng miệng vì sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể.
- Người có sở thích ăn ngọt, ăn vặt, ăn thức ăn dễ bám dính. Những thức ăn này sẽ dễ dàng tạo mảng bám có hại cho răng nướu.
Hướng dẫn trị viêm nướu răng tại nhà nhanh và an toàn
Để trị viêm nướu răng tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng và an toàn sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Tiền đề để có một sức khỏe răng miệng tốt chính là việc vệ sinh răng miệng cần đảm bảo kỹ lưỡng và đúng cách, đặc biệt trong thời gian mắc các bệnh lý như viêm nướu thì cần phải chú ý nhiều hơn nữa.
Khi nướu bị viêm, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và khó chịu ở miệng, đôi khi còn khó há miệng nên thường ngại việc đánh răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh hơn, làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi bị viêm nướu, bệnh nhân muốn nhanh khỏi thì phải đánh răng đúng cách theo nha sĩ hướng dẫn, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chức năng bảo vệ nướu, súc miệng với nước muối để diệt khuẩn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Việc ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến trình của bệnh viêm nướu. Trong thời gian bệnh, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai để tránh nướu bị kích ứng sẽ đau nhiều hơn. Hạn chế các thực phẩm “khoái khẩu” của vi khuẩn như thức ăn ngọt, nước ngọt có ga, thức ăn dễ bám dính.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước lọc, không uống đồ uống có cồn và hút thuốc lá vì chúng sẽ khiến ổ viêm khó lành.
3. Sử dụng thảo dược
Một số loại nguyên vật liệu được cho là thảo dược chống lại các bệnh răng miệng mà bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng, bao gồm:
Chanh
Trong chanh có chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả, đồng thời tăng sức đề kháng để giúp cơ thể chống lại vi khuẩn tấn công.
Bạn có thể dùng chanh vắt lấy nước cốt, pha với một ít muối và đắp lên khu vực nướu bị sưng trong khoảng vài phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Lưu ý không để hỗn hợp dính lên răng vì có thể bào mòn men răng.
Túi trà
Nếu nhà bạn có thói quen uống trà túi lọc thì túi trà đã qua sử dụng sẽ là một nguyên liệu để chữa viêm nướu khá hiệu quả, vì trong trà có chứa axit tannic có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng sưng và đau nướu.
Bạn có thể trị viêm nướu răng tại nhà bằng cách dùng tùi trà lọc đã qua sử dụng đắp lên khu vực nướu răng bị viêm trong 5-10 phút, có thể đắp nhiều lần trong ngày để nhanh có hiệu quả.
Mật ong
Chúng ta hay biết đến mật ong với công dụng trị ho, đau họng, viêm họng, viêm da. Trên thực tế, mật ong cũng là nguyên liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh răng miệng dân gian vì mật ong có tính kháng khuẩn rất mạnh.
Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng mật ong nguyên chất, sạch bôi lên vùng nướu bị sưng sau khi vệ sinh răng sạch sẽ. Thật đơn giản đúng không nào.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội cũng có thể hỗ trợ bạn giảm các triệu chứng viêm nướu hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng lá nha đam, rửa sạch và gọt vỏ, sau đó giã thành gel và bôi lên vùng nướu bị tổn thương. Nha đam không chỉ kháng viêm tốt mà còn vô cùng lành tính với cơ thể.
Lá ổi
Ngày xưa, ông bà ta thường hay sử dụng lá ổi, đọt ổi giã nhuyễn đắp lên răng nướu hoặc nhai đọt ổi mỗi khi bị đau răng, đau nướu. Theo nghiên cứu, trong lá ổi có các thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể dùng để làm thuyên giảm các cơn đau, sưng ở vùng răng miệng.
Trên đây là những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, những cách này chỉ hiệu quả với trường hợp viêm nướu răng nhẹ. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế