Mất 2 răng cửa có niềng được không?
Mất 2 răng cửa có niềng được không? Mất 2 răng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, pháp âm, xương hàm và sức khỏe toàn diện của cơ thể. Tùy theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ tư vấn bạn niềng răng hoặc thực hiện trồng răng giả để cải thiện mất 2 răng cửa.
Nguyên nhân gây mất răng cửa
Mất 2 răng cửa có niềng được không? Mất 2 răng cửa gây ra nhiều hậu quả khôn lường về thẩm mỹ, phát âm và sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.
Vì vậy, ai cũng mong muốn khắc phục mất răng cửa càng sớm càng tốt. Niềng răng hoặc các biện pháp phục hình răng giả thay thế có thể được Bác sĩ chỉ định căn cứ trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất 2 răng cửa. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Bệnh răng miệng ở giai đoạn nặng
Khoang miệng rất dễ tích tụ các mảng bám thức ăn thừa. Những mảng bám này theo thời gian sẽ bị vôi hóa thành vôi răng. Vôi răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, chúng tấn công răng và gây ra nhiều bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…
Ở mức độ nhẹ, các bệnh răng miệng sẽ dễ dàng được kiểm soát với các kỹ thuật điều trị nha khoa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phát hiện và điều trị khi bệnh đã vào giai đoạn nặng, răng đã bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến mất răng hoặc cần phải nhổ răng để tránh nhiễm trùng lan rộng.
2. Chấn thương răng cửa
Răng cửa là vùng răng trực điện và dễ bị chấn thương nếu xảy ra tai nạn, va đập… Chấn thương răng cửa thường dẫn đến nứt – gãy răng hoặc rụng răng. Những trường hợp chấn thương nghiêm trọng thì tỷ lệ mất răng hoặc phải nhổ răng là rất cao.
3. Tuổi tác
Người già hay bị mất răng. Đó là trường hợp mất răng do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể dần bị lão hóa và trở nên suy yếu. Răng và xương không còn đủ chắc khỏe. Bên cạnh đó người già thường gặp phải nhiều vấn đề như ăn kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, mắc nhiều bệnh lý mãn tính khiến cho răng miệng dễ bị tổn thương hơn và mất răng là khó tránh khỏi.
4. Thói quen xấu gây hại cho răng
Rất nhiều người trong chúng ta vô tình mắc phải những thói quen xấu như dùng tăm xỉa răng, vệ sinh răng miệng sai cách, nghiến răng, hút thuốc lá, dùng răng cắn đồ vật… mà không biết rằng những thói quen này rất dễ làm tổn thương đến răng và cấu trúc xung quanh răng, khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.
5. Thiếu răng bẩm sinh
Một số người bị thiếu răng, không răng bẩm sinh do đặc điểm di truyền hoặc do sự bất thường trong giai đoạn thai kỳ.
Hậu quả của mất 2 răng cửa
Mất 2 răng cửa có niềng được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mất răng. Họ muốn niềng răng để giúp răng dịch chuyển, từ đó loại bỏ khoảng trống do mất răng gây ra.
Trên thực tế, vẫn có những trường hợp có thể niềng răng khi bị mất 2 răng cửa. Với những trường hợp không thể niềng răng, thì bạn có thể trồng răng Implant, làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp.
Dù là phương pháp nào thì việc điều trị cần tiến hành ngay sau khi mất răng, vì nếu để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
1. Thẩm mỹ kém
Sẽ thật khó che giấu nếu vùng răng bị mất là vùng răng cửa. Khoảng trống do mất răng trông thật kém duyên và có phần “đáng sợ”, chúng sẽ lộ ra ngay khi bạn nói chuyện hay cười. Những ánh mắt ái ngại và có phần dò xét của những người xung quanh sẽ khiến bạn dần tự ti, mặc cảm.
2. Suy giảm ăn nhai
Răng cửa có vai trò cắn thức ăn. Khi bị mất 2 răng cửa, khả năng ăn nhai của hàm răng sẽ bị suy giảm. Thêm vào đó, thức ăn dễ bị vướng vào khoảng trống mất răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
3. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là tác hại nguy hiểm nhất khi bị mất răng. Chỉ 3 tháng sau khi bị mất răng, xương hàm sẽ dần bị tiêu về số lượng và chất lượng, khiến xương trở nên mỏng và dễ bị gãy - vỡ xương.
Đồng thời, khi bị tiêu xương hàm, răng và các mô xung quanh sẽ không còn được nâng đỡ chắc chắn, từ đó khiến dương mặt dần trở nên thay đổi, miệng móm, da nhão, lão hóa sớm…
4. Khó phát âm
Răng cửa hỗ trợ phát âm chĩnh các, đặt biệt là các âm gió. Nếu thiếu răng cửa, hoạt động cấu âm sẽ diễn ra không thuận tiện, khiến việc phát âm trở nên khó khăn, thường bị nói ngọng…
5. Xô lệch khớp cắn
Mất răng để lại những khoảng trống. Khi ăn nhai, lực nhai sẽ tác động đến các răng còn lại khiến răng bị di chuyển và đổ về phía khoảng trống mất răng, từ đó dẫn đến sai lệch khớp khăn, gây khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
6. Sức khỏe và tinh thần đi xuống
Ăn nhai kém sẽ kéo theo những vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, hấp thu kém, suy dinh dưỡng… Ngoài ra, người bị mất răng còn dễ bị lo âu, tự ti và khó hòa nhập với cộng đồng.
Mất 2 răng cửa có niềng được không?
Mất 2 răng cửa có niềng được không? Niềng răng hay chỉnh nha là một kỹ thuật nha khoa được áp dụng để điều trị các trường hợp răng thưa, hở kẽ, răng bị hô, móm, lệch lạc, sai khớp cắn. Các Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để kéo răng di chuyển theo vị trí mong muốn.
Nhiều người mất răng muốn niềng răng để sắp xếp lại vị trí của các răng, che lấp đi khoảng trống do mất răng gây ra. Trên thực tế, một số trường hợp mất răng vẫn có thể áp dụng niềng răng để cải thiện. Ngược lại, cũng có những trường hợp không thể niềng răng mà cần áp dụng các biện pháp phục hình khác.
Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định niềng được hay không.
Thông thường, niềng răng khi bị mất răng cửa có thể thực hiện nếu khoảng trống có kích thước nhỏ đi kèm với các tình trạng răng mọc chen chúc, khấp khểnh, răng hô, móm. Lúc này, việc mất răng sẽ giúp cung hàm có đủ khoảng trống để răng di chuyển mà không cần phải nhổ thêm răng.
Trường hợp khoảng trống do mất răng để lại có kích thước lớn kèm răng lệch lạc thì Bác sĩ sẽ niềng răng để khắc phục lệch lạc răng, đồng thời trong quá trình niềng sẽ sử dụng khí cụ định hình gắn lên các răng bên cạnh răng mất để giữ khoảng trống cần thiết nhằm tiến hành phục hình răng giả sau khi niềng răng.
Các phương pháp phục hình răng giả khi bị mất 2 răng cửa
Nếu Bác sĩ tư vấn trường hợp mất răng của của bạn không phù hợp để niềng răng thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Với sự phát triển của nền nha khoa hiện đại, việc phục hình răng cửa bị mất là điều dễ dàng thực hiện.
Dưới đây là 2 phương pháp điều trị mất răng cửa hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:
1. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant (cấy ghép răng Implant) là giải pháp lý tưởng để phục hình 2 răng cửa bị mất. Lý do là răng Implant có độ thẩm mỹ vô cùng tinh xảo, từ hình dáng đến màu sắc, đường vân, độ bóng của răng được mô phỏng y như răng thật, mang đến cho bạn một nụ cười tự nhiên và rất khó để người khác phát hiện bạn dùng răng giả.
Bên cạnh đó, răng Implant còn được đánh giá cao khi phục hình được cả chân răng và thân răng (những kỹ thuật khác chỉ phục hình thân răng), chân răng là trụ Titanium được cấy trực tiếp vào xương, tạo khả năng ăn nhai vững chắc, kích thích tái tạo xương hàm và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm.
Đặc biệt, răng Implant có độ bền cao, thời hạn sử dụng lâu dài, có thể kéo dài trên 20 năm hoặc trọn đời nếu được chăm sóc tốt. Nhờ vậy, răng Implant giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc và thẩm mỹ răng miệng trong tương lai.
2. Cầu răng sứ
Nếu các răng hai bên răng cửa bị mất có độ bền chắc tốt thì Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định làm cầu răng sứ. Cầu răng sứ có mức giá phải chăng, thẩm mỹ tốt, khá chắc chắn để ăn nhai.
Tuy nhiên, cầu răng sứ còn tồn tại những nhược điểm như phải mài răng thật là trụ, không có chân răng nên không thể phòng ngừa tiêu xương hàm, tuổi thọ thấp khoảng 7-10 năm nên đây chỉ là giải pháp điều trị mất răng tạm thời khi bệnh nhân chưa thể thực hiện trồng răng Implant.
Trên đây là những thông tin cần biết về vấn đề “Mất 2 răng cửa có niềng được không?”. Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng mất răng, bạn vui lòng ấn nút đặt hẹn bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho bạn 24/7.
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế