Mất răng cửa có niềng được không?
Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng cửa còn tác động xấu đến sức khỏe nướu, các răng còn lại và xương hàm. Bị mất răng cửa có niềng được không? Trong một số trường hợp, bạn có thể niềng răng để khắc phục tình trạng mất răng cửa.
Vì sao cần nhanh chóng khắc phục tình trạng mất răng cửa?
Có rất nhiều người tìm kiếm các phương pháp điều trị mất răng cửa. Trong đó, một trong những vấn đề được mọi người quan tâm là “mất răng cửa có niềng được không?”. Những lý do dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết vì sao mọi người lại nôn nóng tìm một biện pháp khắc phục răng cửa bị mất.
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin
Tác động đầu tiên, rõ ràng nhất khi bị mất răng cửa đó chính là vấn đề về thẩm mỹ. Răng cửa còn được gọi là vùng răng thẩm mỹ, khi ăn uống, cười hay giao tiếp thì vùng răng này sẽ lộ ra. Do đó, bạn sẽ không có cách nào che giấu người khác nếu bị mất răng cửa.
Chắc hẳn là đã có không ít người bị mất răng cửa trải qua cảm giác xấu hổ khi bị mọi người trêu chọc hay ánh nhìn dò xét, ái ngại từ những người xung quanh. Sự tự tin của bạn sẽ dần bị thay thế bởi sự tự ti, ngại ngùng, lo lắng khi đối diện với người khác.
2. Ảnh hưởng đến chức năng của răng và sức khỏe răng miệng
Răng cửa hỗ trợ cắn thức ăn. Tuy không đóng vai trò ăn nhai chính nhưng nếu thiếu mất răng cửa thì hoạt động ăn nhai của cả hàm cũng không được trọn vẹn, các răng khác sẽ cần làm việc nhiều hơn và chịu áp lực nhiều hơn.
Bên cạnh đó, thức ăn thừa sẽ dễ bị kẹt lại tại các khoảng trống do mất răng gây ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, nướu dần trở nên kém săn chắc và dễ bị tổn thương.
3. Tiêu xương hàm và xô lệch khớp cắn
Tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm bị suy giảm số lượng, mật độ và chất lượng làm xương trở nên xốp, rỗng, hẹp và dễ bị gãy, vỡ. Nguyên nhân là do tại vị trí răng bị mất không diễn ra hoạt động ăn nhai nên không thể kích thích phát triển tế bào xương nên không thể duy trì xương hàm chắc khỏe.
Tiêu xương hàm sẽ kéo theo nhiều hậu quả khác như teo nướu, gương mặt dần bị biến dạng, trở nên mất cân đối, da trũng, miệng móm và trông già trước tuổi.
Ngoài ra, khi xuất hiện khoảng trống trên cung hàm, các răng còn lại dưới tác động của hoạt động ăn nhai sẽ dần dịch chuyển về răng bị mất gây xô lệch răng và mất cân bằng khớp cắn, từ đó càng gây mất thẩm mỹ và suy giảm chức năng ăn nhai.
4. Suy giảm chất lượng cuộc sống
Khi có những khó khăn về mặt ăn uống, thẩm mỹ và tâm lý thì cuộc sống của bệnh nhân mất răng cũng trở nên khó khăn, bệnh nhân khó hòa nhập với cộng đồng, công việc và tình cảm trở nên kém thuận lợi.
5. Gây ra nhiều bệnh lý liên quan
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có nhiều bệnh nhân mất răng phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần như đau đầu, đau khớp thái dương hàm, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, thiếu hụt dinh dưỡng, stress, trầm cảm, rối loạn lo âu…
Mất răng cửa có niềng được không?
Những tác động tiêu cực của tình trạng mất răng cửa khiến cho bệnh nhân muốn khắc phục càng sớm càng tốt. Vậy mất răng cửa có niềng được không?
Câu trả lời là “Có”. Quan trọng là bạn cần tìm được một địa chỉ uy tín, Bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm để đánh giá chính xác và đưa ra phương pháp tối ưu nhất.
Những trường hợp mất răng cửa và khoảng trống mất răng không lớn thì niềng răng có sắp xếp lại vị trí của các răng và giúp các răng khít sát, đều đẹp.
Với trường hợp mất răng cửa kèm theo tình trạng hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh thì việc mất răng còn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện niềng răng, hạn chế nhổ răng, vừa khắc phục được tình trạng mất răng, vừa giúp răng trở nên đều đẹp, thẩm mỹ.
Trường hợp khoảng trống mất răng lớn, bạn vẫn có thể niềng răng để Bác sĩ cân chỉnh lại vị trí các răng, sau đó thực hiện trồng răng giả sau khi niềng để có một hàm răng hoàn hảo. Niềng răng sẽ tạo ra sự thẳng hàng hợp lý và ngăn không cho các răng kế cận dịch chuyển vào khoảng trống mà răng đã mất để lại.
Nếu chiếc răng bị mất thực sự cần phải được thay thế bằng phục hình, niềng răng có thể được áp dụng giữ khoảng trống phù hợp cho việc phục hình trong tương lai. Nếu không gian không đủ rộng để làm phục hình, Bác sĩ có thể chỉ định niềng răng nhằm mở rộng khoảng trống cho việc bổ sung cấy ghép hoặc cầu răng.
Lưu ý là để thực hiện niềng răng khi bị mất răng, bạn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như tình trạng sức khỏe răng miệng tốt, các răng còn lại chắc khỏe, không bị vấn đề nhạy cảm răng, chất lượng xương hàm tốt.
Các phương pháp phục hình mất răng cửa
Mất răng cửa có niềng được không? Một số trường hợp có thể niềng răng để khắc phục nhưng cũng có những trường hợp không thể niềng răng mà cần áp dụng những biện pháp phục hình nha khoa khác.
Dưới đây là những phương pháp phục hình mất răng cửa nếu bạn không thể thực hiện niềng răng:
1. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình mất răng cửa bằng cách sử dụng 2 răng kế cận răng bị mất làm trụ nâng đỡ một cầu răng ở giữa nhằm cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ trong trường hợp mất răng.
Cầu răng sứ có chi phí vừa phải, thời gian phục hình nhanh. Tuy nhiên, ngày nay phương pháp này không được nhiều người lựa chọn vì phải mài răng làm trụ, không thể ngăn chặn tiêu xương hàm do không phục hình chân răng, tuổi thọ thấp và thẩm mỹ chưa cao.
2. Hàm giả tháo lắp
Khi bị mất răng cửa, bạn cũng có thể sử dụng hàm giả tháo lắp để thay thế răng bị mất. Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình truyền thống khi bị mất răng với chi phí thấp và có thể phục hình ngay trong 1 lần hẹn.
Tuy nhiên hàm giả tháo lắp vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như khả năng ăn nhai và thẩm mỹ còn thấp, dễ bị rơi, có thể gây đau nướu và làm cho tình trạng tiêu xương hàm diễn ra nhanh hơn nên phương pháp này chủ yếu được chỉ định cho người cao tuổi bị mất răng không đủ sức khỏe để trồng răng Implant.
3. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant còn được gọi là cấy ghép răng Implant là giải pháp phục hình răng được đánh giá cao nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội.
Răng Implant bao gồm một chân răng (được làm từ chất liệu Titanium) được cấy trực tiếp vào trong xương hàm, một thân răng được thiết kế và chế tác từ sứ nguyên khối (có hình dạng, màu sắc, kích thước như răng thật) và một khớp nối để cố định chân răng và thân răng.
Răng Implant đang dần thay thế cầu răng sứ và răng giả tháo lắp, trở thành phương pháp điều trị mất răng được nhiều người lựa chọn, với những lợi ích lâu dài như:
- Thẩm mỹ tự nhiên, khó phân biệt được răng thật với răng Implant
- Chức năng ăn nhai tốt, bạn có thể sử dụng Implant để ăn nhai như chính răng thật của mình.
- Phục hình chân răng nên ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương, tránh được nguy cơ biến dạng mặt và lão hóa sớm
- Ngăn tình trạng xô lệch khớp cắn
- Răng Implant được phục hình độc lập, không cần mài răng làm trụ đỡ nên không tổn hại đến các răng còn lại.
- Độ bền chắc cao, tuổi thọ dài lâu, bạn có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc đúng cách
Như vậy, bài viết của trung tâm Implant Việt Nam đã làm sáng tỏ vấn đề “Mất răng cửa có niềng được không?”. Chúng tôi cũng đã đưa ra những sự lựa chọn thay thế nếu bạn thuộc trường hợp không thể niềng răng. Chúc bạn sớm phục hình lại chiếc răng cửa bị mất để sở hữu nụ cười duyên dáng, tự tin.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên