Niềng răng có mất răng khểnh không?
Niềng răng có mất răng khểnh không? Bạn có thể giữ hoặc không giữ lại răng khểnh khi niềng răng tùy theo gu thẩm mỹ của bạn. Việc điều trị niềng răng giữ lại răng khểnh khá phức tạp, do đó cần được thực hiện bởi Bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn.
Răng khểnh là răng gì?
Trước khi tìm hiểu “Niềng răng có mất răng khểnh không?”, mời các bạn cùng trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu về chiếc răng khểnh và vai trò của răng khểnh nhé.
Răng khểnh chính là răng nanh hàm trên bị mọc lệch. Thay vì mọc thẳng hàng đúng vị trí, răng nanh mọc chếch ra ngoài và tạo thành răng khểnh, khiến cho hàm răng trở nên đặc biệt hơn.
Vì mọc lệch nên răng khểnh không hỗ trợ hoạt động ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ thì răng khểnh khiến cho nụ cười trở nên duyên dáng và thu hút hơn. Tất nhiên cũng có những người thích hàm răng thẳng đều tăm tắp thay vì hàm răng có răng khểnh.
Nhưng nhìn chung, vẫn có nhiều người thích nụ cười khoe răng khểnh đáng yêu và muốn giữ lại răng khểnh khi niềng răng.
Răng khểnh dưới góc nhìn nha khoa hiện đại
Không thể phủ nhận nụ cười khoe răng khểnh sẽ gây ấn tượng khó quên đối với người khác. Đó là lý do nhiều người lo lắng không biết liệu niềng răng có mất răng khểnh không.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn nha khoa hiện đại, thì răng khểnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng, cụ thể là:
- Trong lĩnh vực nha khoa, răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch. Sự lệch lạc này gây mất cân bằng khớp cắn, về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm răng.
- Răng khểnh mọc lệch tạo ra những góc khuất gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn sinh sôi tấn công răng miệng, gây sâu răng, viêm nướu, nha chu, hôi miệng…
- Răng khểnh mọc chìa ra ngoài sẽ tạo áp lực lên các răng bên cạnh, đẩy các răng vào sâu hơn và làm sai lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn.
- Răng khểnh có nguy cơ chấn thương cao nếu xảy ra tai nạn, va đập dẫn dến gãy, vỡ, mất răng…
Như vậy, răng khểnh không chỉ không góp sức vào hoạt động ăn nhai mà còn có thể gây hại đến sức khỏe răng miệng. Do đó, các Bác sĩ thường khuyến khích mọi người niềng răng khểnh để có hàm răng đều thẳng tắp, dễ vệ sinh và nâng cao sức khỏe răng miệng.
Niềng răng có mất răng khểnh không?
Niềng răng có mất răng khểnh không? Điều này sẽ tùy thuộc vào gu thẩm mỹ của bạn và trình độ của Bác sĩ chỉnh nha.
Nếu bạn thích nụ cười răng khểnh, bạn có thể yêu cầu Bác sĩ giữ lại răng khểnh trong quá trình niềng. Nếu bạn thực hiện tại chỉ uy tín, Bác sĩ có tay nghề cao và áp dụng công nghệ niềng răng hiện đại thì hoàn toàn có thể bảo tồn chiếc răng khểnh. Các răng còn lại sẽ được gắn khí cụ để điều chỉnh về đúng vị trí và thẳng tắp trên cung hàm.
Sau khi niềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp, tự tin mà còn giữ lại được nét duyên dáng đáng yêu.
Tuy nhiên, việc niềng răng giữ lại răng khểnh sẽ phức tạp hơn quá trình niềng răng bình thường và không phải Bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được. Nếu niềng sai kỹ thuật, sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường và khiến khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn chọn niềng răng giữ lại răng khểnh thì cũng sẽ gặp một số hạn chế như:
- Niềng răng không làm mất răng khểnh sẽ khó hơn niềng răng khểnh nên sẽ làm tăng thêm thời gian và chi phí điều trị.
- Nếu giữ lại răng khểnh, quá trình niềng răng có thể khiến bạn đau hơn và cảm thấy không thoải mái, đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi gắn khí cụ hoặc sau mỗi lần điều chỉnh khí cụ định kỳ.
- Răng khểnh là răng mọc lệch nên nếu giữ lại răng khểnh thì bạn sẽ cần vệ sinh răng đúng cách và thật kỹ lưỡng để giúp mảng bám thức ăn không tích tụ giữ răng khểnh và các răng khác. Nếu không sẽ dễ gây ra các bệnh lý răng miệng.
- Sau khi niềng răng, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn nếu không sẽ gây tái phát sau điều trị, răng có thể bị chạy lại sau niềng.
Như vậy “Niềng răng có bị mất răng khểnh không?” sẽ do yêu cầu của Khách hàng niềng răng. Nếu Khách hàng muốn giữ lại răng khểnh khi niềng, hãy đảm bảo niềng răng tại cơ sở chất lượng, với chuyên gia chỉnh nha giỏi và thực hiện đúng theo hướng dẫn để tránh những rủi ro có thể gặp phải.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên