Panadol đỏ có giảm đau răng không?
Bài viết này giúp bạn có thể giải đáp chính xác xem Panadol đỏ có giảm đau răng không, tác dụng, cách dùng và liều dùng của thuốc Panadol đỏ (Panadol Extra), từ đó sử dụng thuốc hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Panadol đỏ là thuốc gì?
Trước khi tìm hiểu thuốc Panadol đỏ có giảm đau răng không, bạn cần nắm vững thông tin các thành phần của thuốc. Panadol đỏ còn được biết đến với tên Panadol Extra, là một trong những loại thuốc giảm đau, hạ sốt không cần kê đơn (tự mua tại nhà thuốc) hoặc có kê đơn (được Bác sĩ chỉ định), có thành phần chính là Paracetamol và Caffeine.
Thành phần chính của thuốc là Paracetamol 500mg có tác dụng giảm đau, hạ sốt và Caffeine 65mg có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường giảm đau mà không gây buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc còn chứa một số thành phần tá dược khác như Stearic acid, Pregelatinized starch, Maize starch, Povidone…
Panadol đỏ có giảm đau răng không?
Panadol đỏ có giảm đau răng không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc vì hầu như thuốc đều có sẵn trong các gia đình, nên mọi người có xu hướng sử dụng thuốc này mỗi khi bị đau, trong đó có đau răng.
Panadol Extra đỏ được chỉ định điều trị các chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau họng, đau răng, đau cơ, đau bụng kinh, hạ sốt, giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng.
Do đó, khi bị đau răng bạn có thể sử dụng Panadol đỏ để giảm đau nếu cơn đau không quá nghiêm trọng.
Đây là loại thuốc không kê đơn và có thể giảm đau trong hầu hết nhiều trường hợp, tuy nhiên, Panadol đỏ không dùng cho các trường hợp sau:
- Người quá mẫn cảm với paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Người bị bệnh về gan như suy gan, áp-xe gan, xơ gan, ung thư gan…
- Người bị bệnh về thận như suy thận, hội chứng thận hư, ung thư thận…
- Người bị suy tim nặng
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc các thuốc khác có chứa paracetamol (nếu dùng nhiều loại thuốc chứa paracetamol sẽ gây ra nguy cơ gây ngộ độc paracetamol, dẫn đến suy gan và có thể gây tử vong do dùng quá liều).
Cách dùng và liều dùng Panadol Extra đỏ
Panadol đỏ có giảm đau răng không? Câu trả lời là “Có”. Thuốc được dùng với liều lượng như sau:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2 viên mỗi lần uống. Các lần uống cách nhau 4-6 giờ. Liều tối đa là 4000mg mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của Bác sĩ.
Khi muốn giảm đau hoặc hạ sốt, bệnh nhân có thể dùng nước lọc để uống Panadol đỏ, uống trước hoặc sau ăn đều được. Không nên dùng trà, rượu, bia, nước ngọt có gas hoặc các đồ uống có cồn để uống thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol đỏ để giảm đau răng
Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải thận trọng khi uống. Để đảm bảo an toàn khi uống Panadol đỏ giảm đau răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc, đồng thời không sử dụng cùng với các loại thuốc chứa paracetamol khác. Tránh việc lạm dụng sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc thuốc dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi cần có chỉ định của Bác sĩ.
2. Không sử dụng thuốc cho người suy gan hay suy thận, suy tim
Bệnh nhân mắc các bệnh về gan, thận, suy tim cần phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa, chỉ sử dụng nếu Bác sĩ cho phép và tuân theo đúng chỉ định của Bác sĩ.
3. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Paracetamol mặc dù khá an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu dùng quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, bên cạnh đó cafein là một chất không nên dùng cho phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ cho con bú, các thành phần của thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ nên thuốc không được khuyến khích dùng khi đang trong thời kỳ cho con bú.
4. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời
Như đã giải đáp, Panadol đỏ có thể dùng để giảm đau răng nhưng thuốc chỉ có công dụng giảm đau tạm thời, sau khi thuốc hết tác dụng cơn đau vẫn tái lại và mức độ sẽ càng nghiêm trọng nếu không điều trị.
Đối với các trường hợp đau răng do các bệnh lý răng miệng, chấn thương răng, áp-xe răng, thiếu hụt dinh dưỡng, đau răng do viêm xoang, do đau dây thần kinh V… thì cần điều trị chuyên khoa để loại bỏ dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
5. Thông báo cho Bác sĩ nếu mắc các bệnh khác hoặc đang dùng thuốc khác
Việc sử dụng thuốc Panadol đỏ trong những trường hợp chống chỉ định có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì vậy, khi muốn dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo nếu có tiền sử dị ứng, đang mắc các bệnh khác hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác để Bác sĩ cân nhắc có nên cho bạn sử dụng hay không hoặc có những lưu ý đặc biệt để đảm bảo an toàn cho bạn.
Thuốc Panadol đỏ có giảm đau răng không, có tác dụng phụ không?
Chúng tôi đã giải đáp thuốc Panadol đỏ có giảm đau răng không. Mặc dù, được đánh giá là có tính an toàn cao, nhưng thuốc vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn. Tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà có thể không có hoặc có phản ứng với thuốc như:
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…
- Rối loạn thần kinh như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn, dễ kích động
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết như suy giảm tiểu cầu
- Rối loạn hệ miễn dịch như các triệu chứng nổi ban ở da, ngứa, mề đay, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng hoại tử da nhiễm độc,…
- Tác dụng phụ lên hệ tim mạch như tăng nhịp tim, đánh trống ngực…
- Có thể gặp phản ứng dị ứng như phù mạch, sốc phản vệ thuốc…
- Tổn thương gan và thận như suy gan, suy thận…
Mỗi người có thể trải qua tác dụng phụ khác hoặc mức độ nghiêm trọng khác nhau khi dùng Panadol đỏ. Nếu gặp các triệu chứng bất thường sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần ngưng uống và liên hệ với Bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Việc bảo quản thuốc cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi dùng Panadol đỏ. Cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp, tránh nơi có độ ẩm cao có thể làm hỏng thuốc, tránh xa tầm tay trẻ em.
Trước khi sử dụng cần kiểm tra hạn dùng và chất lượng của thuốc, đọc kỹ tờ thông tin hướng dẫn thuốc bạn nhé!
Nếu không dùng thuốc giảm đau răng thì điều trị như thế nào?
Bên cạnh những bệnh nhân quan tâm “Panadol đỏ có giảm đau răng không?” thì cũng có nhiều bệnh nhân muốn điều trị đau răng mà không cần dùng thuốc. Như đã chia sẻ, Panadol đỏ chỉ là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, không phải là thuốc chữa bệnh và sẽ không thể giải quyết triệt để cơn đau răng.
Để điều trị dứt điểm, ngay khi có dấu hiệu đau răng, bệnh nhân cần thăm khám chuyên sâu tại cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tối ưu dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân, có thể điều trị bằng kỹ thuật nha khoa hoặc kết hợp các kỹ thuật nha khoa với thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh…
Mục đích sử dụng thuốc là để giúp bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng sưng, đau, cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị của các kỹ thuật nha khoa.
Khi điều trị tại nha khoa, Bác sĩ sẽ cho bạn chụp phim CT Cone Beam 3D để khảo sát cấu trúc răng và xương hàm, chẩn đoán nguyên nhân và mức độ tổn thương răng.
Những kỹ thuật nha khoa phổ biến để điều trị đau răng có thể kể đến như cạo vôi răng, loại bỏ mô răng bị sâu và hàn trám răng sâu, trám răng bị mòn, chữa tủy răng và bọc sứ, rạch dẫn lưu áp-xe, nhổ răng và trồng răng implant, nhổ răng khôn…
Đối với những đối tượng cần thận trọng như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân bị các bệnh mãn tính, bệnh nhân bị bệnh về tim, gan, thận… Bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn trọng và lựa chọn giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sau khi điều trị.
Đồng thời, Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng chuẩn nha khoa để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa các vấn đề răng miệng và ngăn ngừa cơn đau răng tái lại.
Trung tâm Implant Việt Nam hy vọng quý khách sẽ nắm được những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “Panadol đỏ có giảm đau răng không?” sau khi đọc bài viết. Để được tư vấn sử dụng thuốc chữa đau răng hoặc đặt lịch thăm khám chuyên sâu cùng chuyên gia của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678. Chúc bạn nhiều niềm vui!
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế