Paracetamol có giảm đau răng không?
Có những lúc đau răng đến mức chúng ta sẽ uống ngay bất cứ loại thuốc nào để giảm đau. Trong đó, paracetamol là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp “Paracetamol có giảm đau răng không?”.
Những nguyên nhân dẫn đến đau răng
Trước khi đến với vấn đề “Paracetamol có giảm đau răng không?”, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ đưa ra những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau răng. Tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như cách điều trị phù hợp.
1. Sâu răng
Sâu răng là kết quả của việc vi khuẩn phân hủy đường và tinh bột từ mảng bám thức ăn bám trên răng, tạo thành axit gây xói mòn răng, hình thành lỗ sâu trên răng.
Mới đầu, sâu răng chỉ làm tổn thương lớp men răng và không gây đau hay khó chịu, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tấn công vào lớp ngà răng rồi tủy răng bên trong, gây ra những cơn đau răng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
2. Áp-xe răng
Khi răng hoặc các mô quanh răng bị tổn thương vì bất cứ lý do nào cũng có thể có nguy cơ biến chứng thành áp-xe. Ổ áp-xe sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như sưng hàm - mặt, cứng hàm, khó há miệng, sốt, nổi hạch, không thể ăn uống hay giao tiếp.
3. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Viêm tủy hình thành khi lỗ sâu răng ăn vào tủy hoặc các chấn thương, nứt, mẻ, vỡ răng xâm lấn vào tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công tủy răng.
Vì tủy răng là nơi chứa thần kinh và mạch máu, nên nếu viêm tủy, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt cực kỳ khó chịu.
4. Chấn thương răng
Tai nạn, va đập gây ra chấn thương răng cũng là một trong những lý do thường gặp dẫn đến đau răng. Tùy theo mức độ chấn thương mà cơn đau sẽ nhẹ hoặc nặng. Bệnh nhân bị chấn thương răng không nên chủ quan mà cần thăm khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời, phòng ngừa mất răng.
5. Bệnh về nướu
Viêm nướu gây ra triệu chứng đau răng. Nếu chỉ là viêm nướu thông thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhẹ, chưa đến mức phải dùng thuốc và có thể khỏi hẳn nếu cạo vôi răng.
Tuy nhiên, thường mọi người hay bỏ qua tình trạng viêm nướu khiến bệnh tiến triển thành viêm nha chu, viêm nha chu gây ra các cơn đau dai dẳng, tái đi tái lại và khó để hồi phục, do đó bệnh nhân không nên chủ quan.
6. Mọc răng khôn
Răng khôn sẽ bắt đầu mọc vào độ tuổi 17-25 tuổi. Những bạn mọc răng khôn cho biết rằng, khi mọc răng sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu, thậm chí có những bạn còn bị sưng mặt, không thể há miệng và hành sốt nhiều ngày.
7. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân gây đau răng kể trên thì còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như đau dây thần kinh V, đau xoang dẫn đến đau răng, đau răng do thay đổi nội tiết tố, đau răng do thiếu các chất như canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D…
Paracetamol có giảm đau răng không?
Paracetamol là loại thuốc giảm đau - hạ sốt vô cùng phổ biến và hầu như đều có sẵn trong tủ thuốc của các gia đình. Do đó, khi bị đau răng, nhiều người có xu hướng uống paracetamol để giúp giảm bớt cơn đau. Vậy Paracetamol có giảm đau răng không?
Paracetamol được biết giúp giảm nhanh các triệu chứng với các trường hợp sốt, nhức đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau cơ xương, đau bụng kinh, đau do viêm xương khớp, đau răng, đau sau khi nhổ răng, đau sau khi tiêm chủng và cảm giác khó chịu do cảm lạnh, cúm và viêm họng…
Do đó, Paracetamol có thể giảm cơn đau răng. Đây là loại thuốc giảm đau không cần kê đơn và an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng. Bệnh nhân khi đau quá mức chịu đựng có thể uống Paracetamol để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy có thể giúp giảm đau nhưng Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt tạm thời chứ không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên bệnh nhân không được lạm dụng, mà chỉ uống khi thực sự cần thiết và cần phải sắp xếp thăm khám nha khoa ngay khi có thể.
Cách chữa đau răng hiệu quả, an toàn
Câu trả lời cho câu hỏi “Paracetamol có giảm đau răng không?” đó chính là “có”. Nhưng chữa bệnh phải chữa tận gốc, trong khi đó Paracetamol chỉ giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng điều trị triệt để, nên bệnh nhân không nên coi Paracetamol là thuốc trị dứt điểm đau răng.
Cách chữa đau răng tốt nhất chính là thăm khám và điều trị tại cơ sở nha khoa uy tín với Bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Tại nha khoa, bệnh nhân sẽ được làm các kỹ thuật thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả tùy theo nguyên nhân:
1. Sâu răng
Tùy theo mức độ tổn thương mà Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Nếu sâu răng nhẹ chưa lan vào tủy, thì bệnh nhân sẽ được nào phần mô răng bị sâu và trám răng. Nếu sâu vào tủy răng thì cần chữa tủy và bọc sứ để bảo vệ răng sau chữa tủy. Một số trường hợp quá nghiêm trọng cần phải nhổ răng, sau khi nhổ răng bệnh nhân có thể trồng răng Implant để phục hồi răng bị mất.
2. Áp-xe răng
Khi bị áp-xe, các ổ mủ sẽ hình thành quanh chân răng, Bác sĩ sẽ cần chích rạch và dẫn lưu áp xe để loại bỏ mủ và vi khuẩn, thực hiện vệ sinh răng miệng và kết hợp dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và các kỹ thuật nha khoa cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị.
3. Viêm tủy răng
Khi bị viêm tủy răng, Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy bị viêm, trám bít ống tủy và đề nghị bọc răng sứ để bảo vệ phần răng thật còn lại sau chữa tủy. Trường hợp viêm tủy nặng đe dọa đến sức khỏe toàn thân, nhiễm trùng diện rộng sẽ cần nhổ bỏ răng để bảo vệ tối đa sức khỏe cho bệnh nhân.
4. Chấn thương răng
Răng bị chấn thương sẽ được xử lý tùy theo mức độ chấn thương. Các phương pháp trám răng, bọc sứ sẽ được áp dụng tùy theo chấn thương nhẹ hoặc nặng. Nếu chấn thương không thể giữ lại răng thì Bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân phục hình răng với kỹ thuật Implant.
5. Bệnh về nướu
Viêm nướu thông thường sẽ dễ dàng phục hồi với kỹ thuật cạo vôi răng và chăm sóc răng đúng cách. Viêm nha chu cần có quá trình điều trị, đôi khi bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc kết hợp các kỹ thuật nha khoa cần thiết.
6. Mọc răng khôn
Mọc răng khôn sẽ gây đau nhức nhiều, nếu răng khôn mọc dại lại càng nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều biến chứng như làm hỏng răng số 7, làm xô lệch răng, u nang hàm, rối loạn cảm giác… Do đó, Bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
7. Các phương pháp khác
Những phương pháp điều trị đau răng khác bao gồm hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách, bổ sung dinh dưỡng, điều trị viêm xoang…
Ngăn ngừa đau răng như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đau răng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt mỗi ngày. Bạn sẽ không cần phải băn khoăn Paracetamol có giảm đau răng không nếu thực hiện cách chăm sóc răng đúng cách sau đây:
1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Đầu tiên, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các chất cần thiết để giúp toàn cơ thể khỏe mạnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, răng chắc, hệ đề kháng cao thì vi khuẩn sẽ khó tấn công răng và hạn chế được các bệnh lý răng miệng.
2. Vệ sinh răng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng. Hầu hết chúng ta đều đánh răng mỗi ngày nhưng chưa đúng cách, khiến mảng bám thức ăn thừa vẫn còn dính lại trên răng và đôi khi cách đánh răng sai còn làm hỏng lớp men bảo vệ răng, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương cho răng.
Để đánh răng đúng cách, bạn cần dùng bàn chải lông mềm để có thể chải mọi ngóc ngách mà không gây đau nướu. Đánh răng theo hướng dẫn chuyên nghiệp của Bác sĩ nha khoa. Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng để diệt vi khuẩn.
Sau khi làm sạch răng, đừng quên chải lưỡi vì lưỡi chứa nhiều vi khuẩn có hại, thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng để đảm bảo vệ sinh.
3. Chế độ ăn uống, lối sống khoa học
Bên cạnh ăn đủ dưỡng chất, bạn cần hạn chế những thực phẩm là nguồn gốc của các bệnh lý sâu răng, viêm nướu… như thực phẩm giàu đường hay tinh bột, thực phẩm giàu axit, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, thực phẩm dai cứng hoặc dễ bám dính, thuốc lá…
Để có sức khỏe tốt, bạn cần có lối sống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya, tránh stress, hạn chế dùng các loại chất kích thích.
4. Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần
Thói quen thăm khám răng miệng định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa hơn 90% các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Tại các buổi thăm khám này, Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám có hại cho răng. Nếu có những vấn đề bất thường, Bác sĩ sẽ kịp thời khắc phục trước khi nó trở nên nghiêm trọng.
Hy vọng những thông tin mà Trung tâm Implant Việt Nam vừa chia sẻ sẽ giúp Quý khách hết băn khoăn “Paracetamol có giảm đau răng không?”. Là một địa chỉ thăm khám răng hàm mặt chuyên sâu tại TP.HCM, trung tâm Implant Việt Nam chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề răng miệng một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả