Top các cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả
Áp dụng cách chữa đau răng tại nhà như: chườm lạnh, sử dụng nước muối, thuốc giảm đau, lá ổi, tinh dầu,... sẽ giúp cải thiện tình trạng đau răng.
Cùng Trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp chữa đau răng tại nhà hiệu quả nhé.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng
Để tìm kiếm cho mình các cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả, nhanh chóng, đầu tiên bạn cần phải hiểu được nguyên nhân gây đau răng. Từ đây chúng ta sẽ có các phương pháp xử lý phù hợp.
Các nguyên nhân chính gây đau răng bao gồm sâu răng, các vấn đề về nướu như viêm nướu hoặc nha chu, viêm tủy răng, đau ở khớp hàm, viêm xoang, chấn thương răng, đau do dây thần kinh V vô căn, hoặc đau liên quan đến răng khôn…
Ngoài ra đau răng sẽ có nhiều cấp độ, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương. Bạn có thể gặp phải những cơn đau răng nhẹ nhàng hay những cơn đau dữ dội, âm ỉ, đau răng kèm theo triệu chứng như: sốt, nổi hạch, ăn uống khó khăn…
Top các mẹo chữa đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng
Nếu cơn đau răng của bạn ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả sau:
Sử dụng túi chườm lạnh
Đặt túi đá lạnh lên vùng má bên ngoài vùng răng bị đau và giữ trong khoảng 10 - 15 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê đi vùng đau và làm chậm quá trình lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống thuốc giảm đau
Cách chữa đau răng tại nhà nhanh chóng, được nhiều người lựa chọn đó chính là sử dụng thuốc giảm đau. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp như Paracetamol, Acetaminophen, hoặc Ibuprofen.
Trong đó, Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Loại thuốc giúp giảm đau khá nhanh, thường chỉ sau khoảng 15 đến 30 phút và kéo dài hiệu quả từ 4 đến 6 tiếng. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng diệt khuẩn và giảm viêm. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê muối với 200ml nước ấm, sau đó ngậm và súc miệng khoảng tầm 30 đến 60 giây.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện nâng cao đầu khi súc miệng để giảm máu dồn vào khu vực răng, giúp giảm sưng và đau.
Chườm túi trà
Chất tanin trong trà túi lọc có tác dụng giảm sưng và đau vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng túi trà ấm hoặc lạnh đặt lên vùng nướu răng đau để giảm đau tạm thời.
Nhai lá ổi
Lá ổi cũng là cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Lá ổi có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp giảm đau răng. Có thể nhai lá ổi tươi hoặc sử dụng nước súc miệng từ lá ổi đun sôi.
Sử dụng tinh dầu
Pha loãng tinh dầu đinh hương, bạc hà, hoặc quế với nước rồi thoa lên vùng răng đau để giảm đau và viêm.
Sử dụng tỏi
Nghiền một tép tỏi tươi, trộn với chút muối và bôi lên răng đau. Tỏi chứa allicin, một chất có tính kháng khuẩn, giúp giảm vi khuẩn và đau răng.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách để giảm vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy lựa chọn loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor. Cùng với đó là sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn trong các kẽ răng.
Sử dụng lá bạc hà
Khi bị đau răng, bạn có thể sử dụng lá bạc hà để làm dịu cơn đau. Hãy sử dụng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong thời gian 20 phút để tinh dầu bạc hà tiết ra. Sau đó, để nước nguội và dùng dung dịch này để súc miệng.
Chữa đau răng tại nha khoa uy tín
Nếu như bạn áp dụng các cách chữa đau răng tại nhà trên mà cơn đau răng vẫn không giảm, thì biện pháp tốt nhất đó là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
Cơn đau răng ngày càng kéo dài, đi kèm với triệu chứng sốt cao và sưng mặt thì có khả năng răng đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như: áp-xe, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu…
Trên đây là toàn bộ các nội dung liên quan đến các cách chữa đau răng tại nhà mang đến hiệu quả bất ngờ. Hy vọng những mẹo giảm đau răng nhanh chóng này sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau và đừng quên trải nghiệm dịch vụ thăm khám miễn phí tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế