Tiêu chuẩn vô trùng chuẩn quốc tế bao gồm những tiêu chí nào
Tiêu chuẩn vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế gồm những tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn vô trùng quốc tế mà các trung tâm nha khoa cần đảm bảo bao gồm vô trùng phòng điều trị, vô trùng dụng cụ điều trị,… Chỉ khi các tiêu chí này được tuân thủ nghiêm ngặt thì sức khỏe và an toàn của khách hàng cũng như bác sĩ điều trị mới được đảm bảo.
Khái niệm vô trùng trong nha khoa
Vô trùng hay vô khuẩn trong nha khoa là toàn bộ quá trình khử khuẩn, tiệt trùng dụng cụ, không gian điều trị nhằm phòng tránh tình trạng nhiễm trùng khi làm thủ thuật và lây nhiễm chéo các bệnh lý truyền qua nước bọt và máu.
Vô trùng, ngoài là trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ mà còn là vấn đề nhân đạo, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là một trong số các tiêu chí đánh giá để khách hàng chọn lựa cho mình một trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín, bảo đảm an toàn và sức khỏe của bản thân. Do đó, các trung tâm nha khoa cần chú ý và chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn vô trùng đúng theo quy định.
Nguyên tắc vô khuẩn cần tuân thủ trong nha khoa
Trong nha khoa, nguyên tắc vô khuẩn cần được tuân thủ nghiêm ngặt bao gồm:
- Một vật dụng có thể đã vô khuẩn hoặc chưa, nếu nghi ngờ thì vật dụng đó coi như chưa vô khuẩn.
- Đối với một vật đã được khử trùng, chỉ được gắp, cầm vật đó bằng kẹp vô khuẩn.
- Những vật dụng đã khử trùng cần được giữ kín cho tới khi sử dụng để tránh nhiễm mầm bệnh có trong không khí.
- Phân biệt khu vực vô khuẩn và khu vực nhiễm khuẩn để sắp xếp, bố trí nơi làm việc và tránh đụng chạm dụng cụ, tay vào khu vực chưa vô khuẩn khi làm việc.
Xem thêm: Review 8 tiêu chuẩn vô trùng bộ y tế đánh giá chất lượng phòng khám
Tiêu chuẩn vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế gồm những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bao gồm những tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Vô trùng phòng điều trị
Những đồ bảo hộ mà bác sĩ nha khoa phải đảm bảo trong mỗi ca thăm khám và điều trị với khách hàng bao gồm: Khẩu trang, găng tay và mũ đội đầu, đồng thời cần rửa tay sạch sẽ trước khi đeo găng tay.
Trong các ca phẫu thuật, bác sĩ cần mặc áo chuyên dụng đã tiệt trùng và bỏ lại tất cả những đồ bảo hộ này trước khi ra khỏi phòng phẫu thuật.
Cần vứt bỏ tất cả các dụng cụ dùng 1 lần sau khi đã sử dụng như: Găng tay, ông hút nước bọt, kim tiêm, cốc nước súc miệng, ông hút nước bọt, thuốc tê,…
Chú ý: Sau khi đeo găng tay chỉ được tiếp xúc với dụng cụ, các trang thiết bị điều trị, miệng khách hàng, không được đụng chạm vào những nơi khác như bàn ghế, hồ sơ, điện thoại, quần áo,…
Vô trùng dụng cụ điều trị
Sau mỗi ca điều trị, các bề mặt tiếp xúc của trang thiết bị như tay khoan, tay xịt hơi nước, khay đựng dụng cụ, cần chỉnh khay, cần chỉnh đè, bồn nhổ, ghế nha khoa,… cần được xịt khử trùng với dung dịch Cavicide, sau đó lau dọn bằng giấy tiệt khuẩn để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt nấm, vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, Rotavirus, virus HIV, H5N1, H1N1,…
Tất cả những dụng cụ phục vụ quá trình thăm khám và điều trị, bộ dụng cụ trồng răng Implant cần tái sử dụng phải được tiệt trùng sau mỗi lần dùng theo quy trình khép kín.
Các dụng cụ đã sử dụng cần được ngâm rửa với dung dịch có độ sát khuẩn cao như Hexanios G + R.0.5% trong máy rung siêu âm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm diệt vi khuẩn lao, virus HBV, HCV, HIV, diệt nấm,… Tiếp đó, cọ rửa dụng cụ bằng xà phòng cùng với nước sạch.
Dụng cụ sau khi rửa sạch cần sấy khô bằng thiết bị chuyên dụng và đóng gói riêng biệt. Hoàn thiện khâu đóng gói, dụng cụ được hấp tiệt trùng trong điều kiện nhiệt độ 12100°C – 13400°C từ 15 đến 30 phút.
Cuối cùng, các dụng cụ đã tiệt trùng sẽ được bảo quản và lưu trữ trong tủ chiếu đèn tia cực tím nhằm duy trì trạng thái vô khuẩn và luôn sẵn sàng dùng cho các ca điều trị.
Trên đây là các thông tin cơ bản về điều kiện vô trùng trong nha khoa. Trung tâm Implant Việt Nam chia sẽ giúp bạn nắm được nhiều kiến thức hữu ích và giải đáp được băn khoăn tiêu chuẩn vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế gồm những tiêu chuẩn nào.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm