Bị mất răng hàm dưới gây hậu quả gì? Khắc phục như thế nào?
Răng hàm có vai trò quan trọng, đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Chính vì thế, nhiều người lo lắng không biết bị mất răng hàm dưới gây nên hậu quả gì?
Một số hậu quả nghiêm trọng phải kể đến như: ảnh hưởng khả năng nhai, tác động vào phát âm, gây tiêu xương ổ răng, lão hóa sớm, gây bệnh lý về răng miệng,...
Khái quát về răng hàm dưới
Răng hàm dưới có tổng cộng 16 chiếc răng, được phân chia như sau: 4 chiếc răng cửa, 2 chiếc răng nanh, 4 chiếc răng hàm nhỏ và 6 chiếc răng hàm lớn.
Trong đó, nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5) đảm nhiệm vai trò cắn xé thức ăn. Còn nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8 còn gọi là răng khôn) có chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, răng khôn số 8 thường không có chức năng ăn nhai quá nổi bật và không có vai trò quan trọng trên cung hàm.
Răng hàm dưới số 6, số 7 là răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần duy nhất. Do đó, nếu bị mất răng hàm dưới thì sẽ không thể mọc lại lần nữa. Điều này gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
Nguyên nhân làm bị mất răng hàm dưới
Một số nguyên nhân chính gây bị mất răng hàm dưới bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách sẽ dễ dẫn đến hiện tượng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... là nguyên nhân chính gây mất răng vĩnh viễn.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nướu và các bệnh lý răng miệng, từ đó dẫn đến mất răng.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, sẽ làm răng yếu đi. Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, carbohydrates hoặc đường có thể làm mòn răng và gây hại đến sức khỏe của nướu.
- Tuổi tác cao: Quá trình lão hóa làm cho răng không còn chắc khỏe, dễ bị rụng.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm khớp cắn, đái tháo đường,... cũng có thể khiến răng yếu hơn và gây mất răng.
Bị mất răng hàm dưới có sao không?
Nếu bị mất răng hàm dưới có thể gây ra một số hậu quả như:
Ảnh hưởng khả năng nhai
Răng hàm dưới có bề mặt rộng và chắc khỏe, giúp nghiền nát thức ăn thành các mảnh nhỏ. Khi mất răng hàm, chức năng này bị suy giảm, khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ.
Thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.
Ảnh hưởng đến phát âm
Răng giúp kiểm soát dòng không khí và tạo ra các âm thanh cụ thể khi nói. Thiếu răng hàm dưới sẽ khiến việc điều chỉnh luồng không khí gặp khó khăn, dẫn đến phát âm không rõ ràng, nói ngọng.
Gây tiêu xương ổ răng
Sau khi bị mất răng hàm dưới, phần xương nơi ổ răng bị mất sẽ có xu hướng tiêu giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do xương không còn nhận được lực kích thích từ hoạt động nhai, dẫn đến hiện tượng mất khối lượng xương và suy giảm cấu trúc xương hàm.
Lão hoá sớm
Xương hàm cung cấp cấu trúc và sự hỗ trợ cho da và các mô mềm trên khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu giảm, sự hỗ trợ này suy yếu, dẫn đến hiện tượng da mặt bị chảy xệ. Mất khối lượng xương làm cho các mô mềm không còn được nâng đỡ, tạo điều kiện cho nếp nhăn xuất hiện, khiến khuôn mặt trông già đi.
Gây bệnh lý về răng miệng
Bị mất răng hàm dưới không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện do mất răng:
- Viêm nha chu gây tổn thương nướu và xương hỗ trợ răng, làm cho các răng còn lại trở nên yếu và dễ bị rụng.
- Viêm nướu là giai đoạn đầu của viêm nha chu, gây đỏ, sưng và chảy máu nướu.
- Sâu răng do vi khuẩn và mảng bám dễ dàng xâm nhập vào khoảng trống do mất răng, gây sâu răng cho các răng còn lại.
- Viêm chân răng và hình thành áp xe, gây đau nhức, có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
- Hôi miệng với sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám trong khoảng trống do mất răng gây ra, làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
Phương pháp khắc phục bị mất răng hàm dưới
Việc bị mất răng hàm dưới có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp Được thiết kế giống hàm răng thật, đặc biệt là có thể tháo lắp dễ dàng khi vệ sinh răng miệng, ăn uống. Răng giả thường được làm từ nhựa hoặc sứ và sử dụng phổ biến ở người cao tuổi bị mất nhiều răng.
Về ưu điểm thì đây là phương pháp có chi phí khá rẻ, dễ dàng tháo lắp. Tuy nhiên, phương pháp này lại không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm, không chịu được lực nhai lớn nên khả năng nhai chỉ phục hồi được khoảng 40% - 60%.
Xem thêm: Khi bị mất răng có bọc sứ được không
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp nhằm thay thế một hoặc nhiều răng liền kề bị mất. Các bác sĩ sẽ mài răng ít nhất 2 răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ cầu, sau đó gắn cầu răng cố định vào 2 trụ răng bằng keo nha khoa, khi đó cầu răng có thể đứng vững trên cung hàm.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị nhanh và sử dụng vật liệu răng khá an toàn với cơ thể, trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường vẫn có thể sử dụng được.
Tuy vậy vẫn còn một số điểm hạn chế như:
- Gây tổn thương răng do mài 2 gốc răng kế cận răng mất, làm giảm lực nhai và gây các bệnh lý về răng miệng.
- Không chặn được tình trạng tiêu xương răng, gây tụt nướu răng và có thể gây biến dạng khuôn mặt.
- Dễ bị mắc thức ăn vào khe hở giữa răng sứ và nướu, gây hôi miệng.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng bị mất răng hàm dưới. Phương pháp này thực hiện bằng cách cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào xương hàm.
Với thời gian khoảng 2 - 6 tháng khi trụ tích hợp hoàn toàn vào xương, phần thân răng đã mất được thay thế bằng mão răng sứ thông qua khớp nối Abutment.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Trụ Implant được làm từ titanium, có khả năng tương thích với xương hàm tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Răng được trồng bao gồm chân và thân răng nên vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật.
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm gây ra.
- Không phải mài răng nên không ảnh hưởng đến răng kế cận.
- Có độ bền, tuổi thọ cao (khoảng 20 năm), cũng có thể vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc đúng cách.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao.
- Kỹ thuật phức tạp, cần phải thực hiện bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.
Bị mất răng hàm dưới không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc điều trị mất răng càng sớm càng tốt và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng, duy trì sức khỏe răng miệng. Hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ tại Trung tâm Implant Việt Nam để răng miệng luôn khoẻ mạnh.
Bài viết liên quan
- Mô mềm đóng vai trò gì trong cấy ghép Implant?
- Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
- Nguyên nhân, biện pháp khắc phục răng sứ trên Implant bị vỡ
- Hướng dẫn cách sử dụng máy tăm nước vệ sinh răng Implant
- Răng xấu phải sửa sao cho đẹp?
- Hướng dẫn 3 cách trị tụt nướu răng tại nhà
- Bị lệch hàm thì phải làm sao?
- Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa