6 Cách giảm đau răng nhanh nhất không thể bỏ lỡ
Đau nhức răng là triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường do sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn,... Bạn có thể thử các cách giảm đau răng nhanh nhất tại nhà như: dùng nước muối, hành tây, đinh hương tỏi, chườm đá lạnh, bạc hà,...
Ngoài ra, nên áp dụng một số cách phòng ngừa đau răng như: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không nên ăn nhiều đường, thăm khám nha khoa định kỳ,…
6 Cách giảm đau răng nhanh nhất ngay tại nhà
Đau răng là cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở khu vực bên trong hoặc xung quanh hàm răng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Sâu răng
- Mọc răng khôn
- Nhiễm trùng răng
- Viêm nướu, viêm nha chu
Nếu cơn đau kéo dài, bạn nên gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể thử một số cách giảm đau răng nhanh nhất, đơn giản tại nhà dưới đây để tạm thời giảm bớt sự khó chịu:
Chườm đá lạnh
Thông thường, chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng nhanh nhất tại nhà khá phổ biến và đặc biệt hiệu quả đối với đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu. Nếu răng bạn bị sưng, áp một túi chườm lạnh lên khu vực sưng có thể làm giảm tình trạng này.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm là cách giảm đau răng nhanh nhất, giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn giúp giảm đau răng bằng cách:
- Giảm đau họng
- Làm giảm sưng
- Tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể
Theo các chuyên gia, để thực hiện đúng cách, bạn nên ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất để tiệt trùng khoang miệng, và bạn có thể dễ dàng mua tại các tiệm thuốc trên toàn quốc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm và thực hiện súc miệng hằng ngày.
Sử dụng tỏi
Một trong cách cách giảm đau răng nhanh nhất là sử dụng tỏi. Tỏi không chỉ là một gia vị trong ẩm thực mà còn được nhiều chuyên gia y học sử dụng rộng rãi. Tỏi chứa allicin, một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp xoa dịu cơn đau răng hiệu quả.
Để tăng cường hiệu quả của allicin, một số người khuyên nên nghiền nát tỏi tươi rồi trộn với ít muối và đắp lên răng đau. Tuy nhiên, hãy nhớ pha loãng tỏi để tránh kích ứng hoặc phỏng nướu.
>> Xem thêm: Uống thuốc đau răng nhiều có sao không?
Sử dụng đinh hương
Eugenol là một hợp chất gây tê tự nhiên có nhiều trong đinh hương, một loại gia vị có nguồn gốc từ quần đảo Maluku ở Indonesia. Đinh hương không chỉ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mà còn giúp chống nhiễm trùng răng và nướu hiệu quả.
Bạn dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương và đặt lên khu vực đau răng để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể nhai đinh hương khô và giữ nó tại chỗ đau răng trong 30 phút. Khi nhai, đinh hương sẽ tiết ra tinh dầu, giúp làm dịu cơn đau răng.
Sử dụng trà bạc hà
Bạn có thể dùng lá bạc hà khô như một cách giảm đau răng nhanh nhất. Bạn lấy lá bạc hà ngâm với nước sôi trong 20 phút để làm trà bạc hà.
Sau khi để nguội, bạn có thể uống hoặc dùng nó để súc miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp một túi trà bạc hà còn ấm lên chiếc răng đau trong vài phút để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Nếu không thích trà bạc hà, bạn có thể tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm lên một miếng bông gòn tiệt trùng, sau đó đặt lên khu vực đau răng. Đây cũng là một mẹo giảm đau răng tạm thời hiệu quả.
Dùng dầu cỏ xạ hương
Thành phần chính của cỏ xạ hương là thymol, có khả năng sát trùng và kháng nấm. Để trị đau răng tại nhà, bạn có thể nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để làm nước súc miệng, tương tự như súc miệng với dung dịch nước muối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấm vài giọt tinh dầu húng tây vào một miếng bông tiệt trùng và áp lên chiếc răng đau.
Cách phòng ngừa tình trạng đau răng
Để tránh tình trạng đau nhức răng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
- Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, giúp làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
- Cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng
- Tránh dùng răng để cắn các vật cứng như nắp chai, móng tay.
- Thay đổi bàn chải mỗi 3 tháng để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm.
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá dai, cứng hoặc quá nóng, quá lạnh có thể kích thích răng.
Bài viết liên quan
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Khánh Hòa
- Review nha khoa uy tín tại Huế