Uống thuốc đau răng nhiều có sao không?
Đau răng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhiều người không chịu được tình trạng đau nhức răng nên thường lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau.
Vậy uống thuốc đau răng nhiều có sao không? Câu trả lời là có, nếu không tìm hiểu kỹ một số loại thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể như: kích ứng màng nhầy ở dạ dày, dẫn đến viêm loét, tổn thương gan, phụ thuộc vào thuốc…
Những loại thuốc đau răng thường dùng
Khi bạn bị đau răng, dược sĩ thường kê đơn những loại thuốc sau đây để sử dụng giảm đau:
NSAIDs
Thuốc NSAIDs (Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs) là nhóm thuốc chống viêm không steroid, thường được sử dụng để giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Ibuprofen, Aspirin, Meloxicam, Diclofenac,…
NSAIDs có khả năng giảm đau nhanh chóng, thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhức cơ xương khớp, đau đầu, đau răng,... Không những thế còn giúp giảm viêm, sưng tấy và hạ sốt nhanh chóng.
Khi sử dụng NSAIDs lâu dài hoặc không đúng cách có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng.
Paracetamol
Thuốc Paracetamol còn gọi là Acetaminophen, là một trong những thuốc giảm đau răng và hạ sốt phổ biến nhất. Trong thời gian sử dụng paracetamol, nên tránh uống rượu. Bởi vì sự kết hợp giữa rượu và Paracetamol có thể dẫn đến viêm gan hoặc tổn thương gan nghiêm trọng, đặc biệt nếu sử dụng liều cao.
Nếu bạn bị dị ứng với Acetaminophen hoặc Paracetamol, không nên sử dụng thuốc này. Thông thường, liều dùng Paracetamol cho người lớn là từ 500 mg - 1000 mg mỗi 4-6 giờ, nhưng không vượt quá 4000 mg trong 24 giờ.
Đối với trẻ em, liều lượng sẽ được điều chỉnh tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Không nên sử dụng Paracetamol kéo dài quá 7 ngày liên tiếp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
>> Xem thêm: Cách chữa đau răng cho trẻ em tại nhà hiệu quả
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây tê tại chỗ là phương pháp giảm đau răng hiệu quả và nhanh chóng bằng cách gây tê vùng da hoặc niêm mạc tại vị trí răng bị đau. Các loại thuốc tê tại chỗ thường được sử dụng bao gồm Benzocaine, Tetracaine, Lidocaine, Prilocaine,…
Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như gặp tình trạng nôn mửa, khó chịu, chóng mặt,... Tránh sử dụng thuốc tê tại chỗ trên vùng da bị tổn thương nặng, nhiễm trùng hoặc có vết thương hở, trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị đau răng, người bệnh còn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau không dùng thuốc hiệu quả tại nhà như sau:
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa.
- Chườm đá lạnh: Bọc một ít đá viên trong khăn mỏng và sạch, sau đó đặt lên vùng má hoặc ngoài khu vực bị đau trong khoảng 15-20 phút.
- Có thể bôi tinh dầu bạc hà, tinh dầu đinh hương, đắp túi trà, giã tỏi để đắp lên vị trí bị đau răng. Ngoài ra, nên nằm kê cao đầu và nghỉ ngơi hợp lý.
- Súc miệng nước muối ấm: Hòa tan khoảng 1/2 đến 1 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm. Súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
Uống thuốc đau răng nhiều có sao không?
Có rất nhiều bạn thắc mắc liệu: Uống thuốc đau răng nhiều có sao không? Câu trả lời là CÓ. Thuốc giảm đau răng dù có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Một số nguy cơ khi lạm dụng thuốc giảm đau răng cần biết:
- NSAIDs cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là khi sử dụng liều cao hoặc trong thời gian dài.
- Sử dụng thuốc giảm đau răng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc, làm giảm khả năng tự nhiên của cơ thể trong việc kiểm soát đau.
- Aspirin và các loại thuốc NSAIDs (như Ibuprofen, Diclofenac) có thể gây kích ứng màng nhầy ở dạ dày, dẫn đến viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày nếu dùng quá liều hoặc trong thời gian dài.
- Vì thuốc giảm đau răng không trị dứt điểm nguyên nhân, cơn đau có thể tái đi tái lại. Sử dụng thuốc quá nhiều lần có thể gây hại cho men răng, tiêu xương ổ răng.
- Lạm dụng Paracetamol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến suy gan cấp tính. Đặc biệt nguy hiểm khi vượt quá liều khuyến cáo (thường là không quá 4000 mg/ngày cho người lớn).
Việc uống thuốc giảm đau răng có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm triệu chứng. Tuy nhiên, lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nếu cơn đau răng kéo dài nên tìm đến nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi uống thuốc đau răng nhiều có sao không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên