Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không?


Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm sữa có thể gặp phải một tình huống bất lợi, đó là răng bị đau. Vậy đang cho con bú uống thuốc đau răng được không? Chúng tôi sẽ có những chia sẻ chính xác để giúp các mẹ bỉm an tâm về vấn đề này.
Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không?
Mẹ bỉm lo lắng uống thuốc đau răng sẽ ảnh hưởng đến em bé bú sữa mẹ. Do đó, rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc đang cho con bú có uống thuốc đau răng được không và mong muốn được Bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam giải đáp.
Ts.Bs: Võ Văn Nhân

Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân

  • Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
  • Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công

Mẹ bỉm bị đau răng có nguy hiểm không?

Bị đau răng là một trải nghiệm “tồi tệ” đối với mẹ bỉm. Bởi vì mẹ bỉm đã rất nhiều sức lực sau khi sinh đẻ và chăm con, nếu cơn đau răng hành hạ, mẹ bỉm sẽ khó có thể có đủ sức khỏe và tinh thần để chăm sóc tốt cho bé con của mình.

Trước khi tìm hiểu đang cho con bú uống thuốc đau răng được không, các mẹ bỉm hãy xem cơn đau răng có nguy hiểm không nhé.

Có nhiều yếu tố dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng ở mẹ bỉm trong giai đoạn cho con bú. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự rối loạn nội tiết tố sau sinh và vệ sinh răng miệng kém do quan niệm ở cữ hoặc do mẹ bỉm chăm con không có quá nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Sự rối loạn nội tiết tố, vệ sinh răng miệng kém, tinh thần căng thẳng là những yếu tố gây ra vấn đề răng miệng ở phụ nữ sau sinh
Sự rối loạn nội tiết tố, vệ sinh răng miệng kém, tinh thần căng thẳng là những yếu tố gây ra vấn đề răng miệng ở phụ nữ sau sinh

Bên cạnh đó, những yếu tố như căng thẳng, áp lực, nghỉ ngơi không đủ, sức khỏe yếu… càng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng ở mẹ bỉm. Hoặc trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm có thể gặp rắc rối với chiếc răng khôn dẫn đến bị đau răng.

Những tình trạng răng miệng thường gặp gây ra cơn đau răng ở phụ nữ cho con bú có thể kể đến như viêm nướu, đau răng khôn, sâu răng, nha chu, viêm tủy răng, thiếu chất dinh dưỡng, áp-xe răng…

Sâu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp ở phụ nữ thời kỳ cho con bú
Sâu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp ở phụ nữ thời kỳ cho con bú

Cơn đau răng có thể gây nguy hiểm nhiều hoặc ít tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng nhìn chung, các cơn đau có thể khiến mẹ bỉm đối mặt với những khó khăn như:

Đau răng khiến mẹ bỉm ăn nhai khó khăn, chán ăn, bỏ bữa. Từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Đau răng tác động đến tinh thần của mẹ bỉm, khiến mẹ bỉm không có tinh thần tốt để chăm con, mẹ bỉm có thể cáu gắt và cảm thấy khó chịu. Điều này có thể khiến em bé trở nên cáu bẳn hơn.

Đau răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bỉm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị
Đau răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bỉm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị

Với những mẹ bỉm bị nhiễm trùng răng miệng, nếu có thói quen hôn con hoặc nếm sữa, đồ ăn của con thì sẽ gia tăng nguy cơ vi khuẩn từ miệng mẹ truyền sang bé.

Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn, mẹ bỉm sẽ có nguy cơ dừng cho con bú để điều trị, bên cạnh đó còn có những nguy cơ khác như nhiễm trùng máu, viêm mô tế bào, mất răng, thậm chí nguy hại đến sức khỏe toàn thân của người mẹ…

Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không?

Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không? Chắc hẳn đây là vấn đề được nhiều mẹ bỉm tìm kiếm đúng không nào.

Mẹ bỉm đang cho con bú vẫn có thể uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này phải nằm trong danh sách những loại thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Mẹ bỉm đang cho con bú có thể uống thuốc giảm đau răng theo chỉ định của Bác sĩ
Mẹ bỉm đang cho con bú có thể uống thuốc giảm đau răng theo chỉ định của Bác sĩ

Trong trường hợp bị đau, trước tiên hãy chọn các biện pháp khác ngoài dùng thuốc như nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, chườm nóng hoặc chườm lạnh… Chỉ cân nhắc sử dụng thuốc nếu các biện pháp này không giúp hạ cơn đau.

Ở phụ nữ đang cho con bú, Paracetamol và các thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid NSAID như Ibuprofen, Diclofenac là những thuốc giảm đau an toàn nhất. Những loại thuốc này bài tiết rất ít vào sữa mẹ nên mẹ bỉm có thể sử dụng, với điều kiện phải tuân thủ liều khuyến cáo và thời gian điều trị càng ngắn càng tốt.

Để giảm bớt cơn đau cho phụ nữ đang cho con bú, hãy sử dụng Paracetamol khi người mẹ có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt. Trong tình huống này, nên tránh dùng ibuprofen vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ đang cho con bú
Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ đang cho con bú

Tránh dùng aspirin vì thuốc gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và các loại thuốc chống viêm khác mà tác dụng của chúng đối với trẻ sơ sinh chưa được rõ ràng…

Các loại thuốc giảm đau dạng opioid (codeine, morphine, tramadol…) cũng không được uống khi đang cho con bú vì thuốc truyền vào sữa mẹ và có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và khó lường ở trẻ như ngừng thở kéo dài.

Tốt nhất nên dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen ngay sau khi bú, ví dụ như sau bữa bú cuối cùng vào buổi tối, để hạn chế lượng thuốc có trong sữa mà trẻ uống.

Dùng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú nên lưu ý những gì?

Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không? Câu trả lời là “Có thể”, nhưng cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

Chỉ sử dụng thuốc khi các liệu pháp giảm đau an toàn khác không mang lại hiệu quả mong muốn.

Dùng thuốc dưới sự chỉ định của Bác sĩ. Không lạm dụng thuốc vì có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cần thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng, tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi uống thuốc
Cần thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng, tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi uống thuốc

Sử dụng loại thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú, dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.

Đọc kỹ tờ thông tin hướng dẫn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, khuyến cáo để đảm bảo không gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào khi uống thuốc.

Tốt nhất là uống thuốc ngay sau khi vừa cho con bú xong, sau đó cần ít nhất 4h để cho trẻ bú cữ tiếp theo, trước khi trẻ bú cần vắt bỏ lượng sữa đầu. Điều này giúp hạn chế tối đa lượng thuốc vào sữa.

Nên ưu tiên dùng các loại thuốc uống 1 lần/ ngày ngay sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất. Hoặc có thể là lần ăn cuối ngày, trước khi cho bé đi ngủ.

Mẹ bỉm nên uống thuốc ngay sau khi trẻ vừa bú cữ dài nhất hoặc lần ăn cuối ngày của trẻ để giảm lượng thuốc vào sữa
Mẹ bỉm nên uống thuốc ngay sau khi trẻ vừa bú cữ dài nhất hoặc lần ăn cuối ngày của trẻ để giảm lượng thuốc vào sữa

Sau khi uống thuốc, mẹ bầu cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc lên mẹ và bé. Nếu nhận thấy có những tác dụng phụ lên mẹ hoặc bé như bé quấy khóc, khó chịu, buồn ngủ… thì mẹ cần liên hệ ngay với Bác sĩ để được hướng dẫn xử lý chính xác.

Tránh các thuốc tác dụng kéo dài và các dạng thuốc kết hợp. Phụ nữ cho con bú cần sử dụng lượng thuốc càng ít càng tốt.

Nên làm gì khi bị đau răng giai đoạn cho con bú?

Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không? Mặc dù có thể dùng thuốc để giảm cơn đau nhưng các bác sĩ khuyến khích người mẹ nên dành thời gian để đến nha khoa kiểm tra cơn đau răng của mình vì đây là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.

Thăm khám nha khoa là biện pháp tốt nhất nếu mẹ bỉm bị đau răng trong giai đoạn cho con bú
Thăm khám nha khoa là biện pháp tốt nhất nếu mẹ bỉm bị đau răng trong giai đoạn cho con bú

Dựa trên triệu chứng tình trạng của người mẹ và thông qua thăm khám, Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến đau răng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Bác sĩ cũng sẽ biết được tình trạng đau răng hiện tại của mẹ bỉm có thực sự cần dùng thuốc hay không hay có những cách nào để giúp giảm đau răng mà không cần dùng thuốc.

Nếu có dùng thuốc, Bác sĩ cũng sẽ kê đúng loại thuốc và liều lượng phụ hợp, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến mẹ và em bé.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm tủy, áp-xe… thì thuốc giảm đau cũng sẽ không mang lại hiệu quả, các triệu chứng sẽ ngày càng tăng dần khiến mẹ bỉm trở nên đau nhiều và khó chịu, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng đau răng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị an toàn nhất cho mẹ và bé
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng đau răng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị an toàn nhất cho mẹ và bé

Lúc này, Bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bỉm phương pháp điều trị tại nha khoa để loại tận gốc nguyên nhân gây đau răng, có như vậy mới chấm dứt được cơn đau răng ở mẹ bỉm.

Mẹ bỉm không cần quá lo lắng, các Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây ảnh hưởng lên bé.

Trong một số trường hợp, bắt buộc phải ngưng cho bé bú trực tiếp để điều trị cho mẹ, lúc này Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những cách khác để trẻ vẫn nhận được nguồn sữa mẹ chẳng hạn như vắt sữa và trữ sữa.

Để đảm bảo an toàn khi uống thuốc hoặc thực hiện các kỹ thuật nha khoa, mẹ bỉm có thể vắt - trữ sữa và cho bé bú bình tạm thời
Để đảm bảo an toàn khi uống thuốc hoặc thực hiện các kỹ thuật nha khoa, mẹ bỉm có thể vắt - trữ sữa và cho bé bú bình tạm thời

Những kỹ thuật nha khoa thường gặp khi điều trị đau răng cho mẹ bỉm đang cho con bú bao gồm cạo vôi răng, trám răng sâu, điều trị tủy, nhổ răng sâu, nhổ răng khôn…

Những cách giảm đau răng an toàn khi cho con bú?

Về vấn đề đang cho con bú uống thuốc đau răng được không, các Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc trong trường hợp quá đau nhức không thể chịu được, các biện pháp giảm đau khác không đáp ứng hiệu quả.

Đối với những cơn đau răng nhẹ, chưa có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng thì các mẹ bỉm có thể sử dụng những biện pháp giảm đau không ảnh hưởng tới sữa mẹ sau đây:

1. Chườm lạnh

Phụ nữ đang cho con bú nếu bị đau răng có thể chườm lạnh để giảm đau. Bạn có thể làm lạnh túi chườm hoặc cho đá vào khăn sạch rồi áp lên má ngoài khu vực răng bị đau.

Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm co mạch máu, giảm tốc độ dòng chảy và làm chậm quá trình vận chuyển oxy, giảm tác động của dây thần kinh lên chân răng, từ đó giúp giảm đau, giảm sưng.

Chườm lạnh là cách giảm đau răng an toàn cho phụ nữ cho con bú
Chườm lạnh là cách giảm đau răng an toàn cho phụ nữ cho con bú

Nếu bị đau răng khôn, ngoài chườm lên vùng răng đau, bạn cũng có thể dùng đá cho vào khăn sạch rồi chà lên vùng mu bàn tay khu vực giữa ngón cái và ngón trỏ. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh V là dây thần kinh cảm giác và vận động, từ đó giảm cảm giác đau.

2. Súc miệng với nước muối

Súc miệng với nước muối là một trong những cách giảm đau răng được nhiều mẹ bỉm sử dụng. Từ lâu, muối được biết đến với khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó, súc miệng nhiều lần với nước muối sẽ làm giảm lượng vi khuẩn có hại đang tấn công răng, từ đó giảm sưng đau răng hiệu quả.

Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối

3. Vệ sinh răng miệng kỹ

Nhiều mẹ bỉm trong giai đoạn ở cữ thường không dám đánh răng vì quan niệm đánh răng sẽ làm yếu răng, ê buốt răng về già. Quan niệm này vô cùng tai hại, không chỉ mất vệ sinh mà còn tạo điều khiển cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng miệng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng…

Ngoài ra, nếu không vệ sinh sạch răng miệng, vi khuẩn trong miệng mẹ có thể truyền sang bé thông qua con đường nếm sữa hoặc nêm nếm thức ăn, ôm hôn trẻ, gây nguy hiểm cho trẻ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp mẹ bỉm giảm được lượng vi khuẩn tấn công răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp mẹ bỉm giảm được lượng vi khuẩn tấn công răng miệng

Đặc biệt, trong thời gian đau răng, nhiều người có tâm lý ngại đánh răng vì sợ chảy máu răng hay sợ đau, điều này làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng, cơn đau càng gia tăng.

Do đó, vệ sinh răng miệng sạch, đúng chuẩn nha khoa là điều được Bác sĩ khuyến khích để giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm đau răng, sưng nướu răng ở mẹ bỉm.

4. Dùng các nguyên liệu giảm đau tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên được đưa vào các bài thuốc chữa đau răng mà mẹ bỉm trong thời kỳ cho con bú có thể tham khảo như:

  • Tỏi: Tỏi là nguyên liệu vô cùng dễ tìm thấy trong căn bếp của mọi gia đình. Trong tỏi chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn nên được dùng đễ trị đau răng. Mẹ bỉm có thể giã tỏi và thoa lên vùng răng đau để thấy hiệu quả.
Tỏi và gừng là 2 nguyên liệu giảm đau răng tự nhiên được nhiều phụ nữ cho con bú sử dụng
Tỏi và gừng là 2 nguyên liệu giảm đau răng tự nhiên được nhiều phụ nữ cho con bú sử dụng
  • Gừng: Gừng cũng là nguyên liệu giảm đau răng tự nhiên an toàn cho mẹ bỉm trong thời kỳ cho con bú. Mẹ bỉm có thể nấu nước gừng dùng làm nước súc miệng để giảm bớt lượng vi khuẩn gây viêm, đau răng.
  • Ổi: Lá ổi được biết đến với công dụng giảm đau răng tuyệt vời nhờ khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Để giảm đau răng bằng lá ổi, mẹ bầu chỉ cần dùng lá ổi và đọt ổi giã nhuyễn rồi trộn với một ít muối và đắp lên khu vực viêm và đau.
Lá ổi có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn, từ đó giúp giảm tình trạng sưng và đau răng
Lá ổi có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn, từ đó giúp giảm tình trạng sưng và đau răng
  • Lá trà xanh: Trong trà xanh chứa các thành phần như Acid tannic, Florua, Catechin,... có hiệu quả kháng viêm, giảm ê buốt, giúp bảo vệ răng, từ đó giúp mẹ bỉm đỡ đau răng. Mẹ bỉm có thể uống nước trà xanh và súc miệng bằng nước lá trà xanh để giảm cơn đau nhức.
  • Túi trà lọc: Ngoài ra, mẹ bỉm có thể dùng túi trà lọc để đắp lên khu vực nướu răng bị đau trong 10-15 phút, làm nhiều lần trong ngày để cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện các biện pháp giảm đau với nguyên liệu thiên nhiên thì mẹ bỉm đang cho con bú cũng cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Việc quá kiêng khem sau khi sinh có thể khiến người mẹ bị thiếu chất và dẫn đến tình trạng đau nhức, trong đó có đau răng. Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm sau sinh cũng làm giảm sức khỏe và khiến cơn đau răng trầm trọng hơn.

Phụ nữ cho con bú cần bổ sung đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ cho con bú cần bổ sung đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Do đó, trong thời kỳ cho con bú, mẹ bầu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn để tăng cường sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, nâng cao miễn dịch, đẩy lùi những cơn đau.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Đang cho con bú uống thuốc đau răng được không?” mà mẹ bỉm quan tâm. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe răng miệng, các mẹ bỉm có thể liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam qua Hotline 1900 56 5678, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Tập thể cán bộ y bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam
Tập thể cán bộ y bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam

>> Bài viết đề xuất: Nên trồng răng implant ở đâu an toàn tại Tp. Hồ Chí Minh để có thêm kinh nghiệm chọn dịch vụ nha khoa uy tín

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan