Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?
Nguyên nhân gây đau răng ở phụ nữ mang thai
Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao? Trước khi giải đáp vấn đề này, mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu vì sao khi mang thai phụ nữ dễ bị đau răng nhé.
Cơn đau răng sẽ khiến mẹ bầu giảm sức khỏe và tinh thần. Một số tình trạng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau răng ở mẹ bầu:
1. Thay đổi nội tiết tố
Giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, tăng lượng hormone progesterone và estrogen khiến cho nướu răng trở nên nhạy cảm, dễ bị viêm và chảy máu, men răng dễ bị phá vỡ và dễ bị tổn thương và hình thành lỗ sâu.
2. Tăng cường tuần hoàn máu
Sự tăng cường tuần hoàn máu ở phụ nữ mang thai sẽ khiến nướu răng dễ bị chảy máu hơn, các tình trạng viêm quanh răng gia tăng.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Nhiều mẹ bầu trở nên thèm ngọt, thèm chua, ăn nhiều trong giai đoạn mang thai. Việc tiêu thụ lượng đường sẽ khiến răng dễ bị tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây tổn thương răng. Còn tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu tính axit cũng khiến bề mặt răng bị mòn, tăng nhạy cảm răng và sâu răng…
Những vấn đề răng miệng dẫn đến đau răng thường gặp ở mẹ bầu
Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao? Tùy theo tình trạng cụ thể mà sẽ có các cách giảm đau phù hợp. Nhìn chung, khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường gặp phải những vấn đề sau khiến răng bị đau:
1. Sâu răng
Thay đổi thói quen ăn uống cùng với sự gia tăng hormone ở mẹ bầu khiến cho răng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn sẽ phân hủy lượng đường có trong thức ăn thừa bám trên răng thành axit bào mòn men răng, dần dần tạo thành những lỗ sâu răng.
Sâu răng mới chớm sẽ không gây ra cảm giác khó chịu hay đau nhức. Tuy nhiên, vì ở giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm, điều này làm tăng tốc độ phát triển sâu răng, từ sâu men dẫn đến sâu ngà và sâu tủy răng, gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức răng.
2. Viêm nướu
Viêm nướu răng là bệnh răng miệng phổ biến ở mẹ bầu, với những biểu hiện dễ nhận biết như nướu bị sưng tấy, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ thẫm, đau nhức, kém săn chắc. Đôi khi sẽ xảy ra tình trạng chảy máu nướu khi ăn nhai hoặc đánh răng.
Viêm nướu rất dễ xử lý nếu phát hiện sớm, để lâu có thể tiến triển thành viêm nha chu. Viêm nha chu nguy hiểm và khó điều trị hơn, tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường, chẳng hạn như mất răng.
3. Viêm tủy răng
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy thông qua lỗ sâu hoặc các vết nứt, mẻ, gãy răng. Khi bị viêm tủy, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau nhức rõ rệt, đau nhói và dữ dội, ngày càng gia tăng nếu nhiễm trùng nặng.
Viêm tủy răng ở mẹ bầu cần được điều trị nhanh chóng vì để lâu sẽ có thể dẫn đến những biến chứng như áp-xe, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu… ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
4. Thiếu dinh dưỡng
Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi dẫn đến răng bị đau nhức, đau xương - khớp.
5. Đau răng khôn
Cơn đau răng khôn ở mẹ bầu có thể xảy ra khi răng khôn mọc, răng khôn bị sâu, răng khôn mọc kẹt, mọc nghiêng, mọc ngầm gây biến chứng viêm quanh răng khôn.
6. Viêm xoang
Nếu mẹ bầu bị đau răng hàm trên và có bệnh lý viêm xoang thì có thể cơn đau răng là do viêm xoang gây ra. Vì xoang hàm nằm trong xương hàm trên nên viêm xoang hàm cũng tác động và ảnh hưởng đến răng, ngược lại các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng cũng có thể gây viêm xoang hàm.
Tình trạng viêm xoang hàm có thể phá hủy xương ổ răng, làm răng bị lung lay và dẫn đến mất răng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau răng nhất là khi chạm vào chân răng.
Đau răng khi đang mang thai nguy hiểm như thế nào?
Vì sau mẹ bầu cần tìm hiểu “Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?” Bởi vì đau răng nguy hiểm hơn bạn nghĩ, đau răng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề và những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn cả thai nhi.
Trước hết, điều dễ thấy nhất là đau răng gây khó khăn cho việc ăn uống ở mẹ bầu. Những cơn đau nhiều sẽ khiến mẹ bầu không thể há miệng và ăn nhai như bình thường, trong khi đó mẹ bầu cần được nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng để nuôi dưỡng em bé trong bụng.
Nếu tình trạng đau răng kéo dài, mẹ bầu thường xuyên ăn không ngon, ăn kém dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, có thể khiến em bé bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Đồng thời, cơn đau răng còn khiến tinh thần của mẹ bầu sa sút. Giai đoạn thai kỳ, những thay đổi trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, tinh thần sẽ thất thường. Cơn đau răng sẽ khiến cho tâm trạng của mẹ bầu xuống dốc, dễ cáu gắt và bực bội, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu, viêm tủy răng… sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai lên gấp 2-3 lần, tăng nguy cơ tiền sản giật và trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2.5 kg).
Nếu giai đoạn mang bầu mẹ bị các bệnh răng miệng và không kịp thời xử lý, vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con gây chuyển dạ sớm và cũng làm gia tăng trình trạng trẻ sinh ra dễ gặp các vấn đề răng miệng sau này.
Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?
Bị đau răng trong thời gian mang bầu có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé, vậy đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?
Cách an toàn nhất dành cho mẹ bầu bị đau răng là nhanh chóng thăm khám tại một địa chỉ nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng và xác định nguyên nhân mẹ bầu đau răng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tư vấn cho mẹ bầu hướng điều trị phù hợp.
Theo đó đau răng do thiếu dinh dưỡng chỉ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bữa ăn khoa học để giúp bổ sung chất còn thiếu, mẹ bầu cũng cần thăm khám sản khoa để được Bác sĩ kê các loại dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin… cần thiết.
Trung tâm Implant Việt Nam ghi nhận nhiều mẹ bầu bị đau răng do viêm nướu. Với trường hợp này, mẹ bầu sẽ được thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám, vôi răng và vi khuẩn có hạt, từ đó phục hồi sức khỏe nướu. Mẹ bầu cũng được hướng dẫn ăn uống và vệ sinh răng đúng cách để hạn chế viêm nướu.
Một số mẹ bầu bị sâu răng được chỉ định cạo vôi và điều trị sâu răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và hàn trám răng để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập gây tái phát. Kỹ thuật cạo vôi và trám răng dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, ít xâm lấn nên an toàn với mẹ bầu.
Những trường hợp như viêm tủy, mọc răng khôn… Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm để quyết định điều trị hoặc dùng các biện pháp giảm đau khác nhằm trị hoãn cho tới khi mẹ bầu vượt cạn thành công mới tiến hành điều trị.
Trong quá trình điều trị, tùy theo trường hợp cụ thể mà có thể cần kết hợp với thuốc, hoặc cần chụp X-quang, gây tê… Bác sĩ cần đưa ra những biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng.
Những cách giúp giảm đau răng khi mang thai tại nhà
Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao? Lời khuyên hữu ích là lập tức thăm khám nha khoa. Tuy nhiên, trong điều kiện mẹ bầu chưa thể thăm khám ngay thì có thể áp dụng những cách giảm đau răng tại nhà như sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Những người bị đau răng thường ngại đánh răng vì sợ đau, dẫn đến vi khuẩn gia tăng gây viêm nhiễm nặng hơn và đau dữ dội hơn.
Do đó, mẹ bầu bị đau răng, điều quan trọng đầu tiên để giảm bớt cơn đau là thực hiện vệ sinh răng đúng cách. Mẹ bầu cần đánh răng chậm rãi, nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm. Sử dụng kem đánh răng dành cho loại răng nhạy cảm, chải lưỡi và súc miệng với nước muối sau khi đánh răng.
2. Ngậm nước muối ấm
Các nghiên cứu chứng minh rằng muối là một chất khử trùng, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Để giảm đau răng, mẹ bầu nên ngậm nước muối thường xuyên rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm. Thực hiện đề đặn mỗi ngày 3-4 lần trong ngày, sau vài ngày triệu chứng sưng đau răng sẽ giảm.
3. Chườm lạnh
Chườm lạnh là biện pháp giảm đau răng đơn giản, hiệu quả mà vô cùng an toàn cho mẹ bầu. Nguyên lý giảm đau của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ lạnh để làm co các mạch máu, làm chậm quá trình lưu thông máu và vận chuyển trao đổi chất, gây tê tạm thời, từ đó xoa dịu cơn đau cho mẹ bầu dễ chịu hơn.
4. Thử các cách giảm đau dân gian
Một số cách giảm đau dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên mà mẹ bầu có thể tham khảo bao gồm:
- Dùng tỏi: Tỏi giúp giảm sưng, giảm đau nhờ vào các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Mẹ bầu có thể dùng tỏi băm nhuyễn và đắp lên vùng răng bị đau.
- Dùng gừng: Giống như tỏi, gừng cũng có công dụng kháng viêm và khử trùng. Phụ nữ mang thai thường dùng nước gừng súc miệng hoặc đắp gừng tươi lên vùng tổn thương để hạ cơn đau.
- Dùng lá trà xanh: Trong trà xanh có chứa các thành phần như catechin, acid amin L- theanine, tannin, fluor, vitamin và các khoáng chất khác giúp giảm đau, chống viêm nhiễm. Để thực hiện, mẹ bầu có thể dùng nước trà xanh dùng làm nước súc miệng, ngậm nước trà xanh trong 5-10 phút vài lần mỗi ngày.
- Dùng túi trà lọc: Nếu không có trà xanh tươi, mẹ bầu có thể pha trà túi lọc và dùng túi lọc đã pha chườm lên vùng nướu xung quanh răng đau nhiều lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tương tự.
- Dùng lá ổi: Những người già ở quê bị đau răng thường hay giã lá ổi, đọt ổi rồi trộn với muối, đắp lên vùng răng bị đau. Mẹ bầu có thể thử. Những thành phần kháng khuẩn, chống viêm trong lá ổi sẽ giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và làm dịu cơn đau răng.
5. Sử dụng thuốc giảm đau
Trường hợp đau răng nhiều, đã sử dụng các cách giảm đau khác nhưng vẫn không hạ cơn đau, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nằm trong danh sách thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ mang thai.
Paracetamol là loại thuốc ưu tiên trong trường hợp mẹ bầu bị đau răng. Một số thuốc như Ibuprofen, Aspirin và dẫn xuất Opioid cũng được sử dụng trong những tuần thai được cho phép. Mẹ bầu khi uống thuốc giảm đau răng cần có chỉ định của Bác sĩ, uống trong thời gian ngắn nhất, tránh lạm dụng thuốc.
Trên đây là những cách giảm đau răng tại nhà, mẹ bầu cần lưu ý những cách này chỉ phù hợp với cơn đau vừa và nhẹ và chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị dứt điểm cơn đau. Do đó, mẹ bầu cần sắp xếp thăm khám nha khoa trong thời gian sớm nhất, tránh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa đau răng cho bà bầu như thế nào?
Để không phải lo lắng “Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?” thì mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau răng. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu hạn chế tối đa các vấn đề răng miệng trong thời kỳ mang thai:
Chú trọng vệ sinh răng miệng: Dù là đối tượng nào, mang thai hoặc không cũng đều cần chú trọng vệ sinh răng miệng. Mẹ bầu nên tham khảo cách đánh răng đúng cách của nha sĩ và thực hiện để hạn chế mảng bám thức ăn thừa và vi khuẩn có hại cho răng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi kém sẽ khiến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu đi xuống, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công răng. Do đó, phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh lo âu và căng thẳng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ bầu có thể thèm ngọt, thèm chua, ăn nhiều cữ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, sức khỏe cơ thể và sức khỏe của thai nhi thì mẹ bầu cần điều chỉnh, xây dựng thực đơn khoa học. Tham khảo ý kiến Bác sĩ mỗi lần khám thai để có một thực đơn hợp lý.
- Thăm khám nha khoa: Thăm khám nha khoa định kỳ có thể giảm tới hơn 90% các vấn đề răng miệng, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Do đó, trước khi mang thai, phụ nữ nên thăm khám răng và điều trị các vấn đề răng miệng nếu có hoặc có thể thăm khám và cạo vôi răng sau khi mang thai.
Bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ các thông tin xoay quanh chủ đề “Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?” Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của mình, mẹ bầu có thể liên hệ với Bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam qua Hotline 1900 56 5678. Chúc bạn có một thai kỳ thuận lợi!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên