U xương hàm răng dấu hiệu như thế nào?
Nhiều loại khối u và u nang có thể hình thành trong xương hàm của bạn. Chúng có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính (ung thư). U nang là những túi chứa dịch lỏng hoặc không khí.
Các khối u và u nang ở hàm là những khối u hoặc tổn thương tương đối hiếm gặp, phát triển ở xương hàm hoặc các mô mềm ở miệng và mặt. U xương hàm dấu hiệu như thế nào sẽ tùy thuộc vào loại u xương hàm mà bệnh nhân mắc phải.
Dấu hiệu u xương hàm răng với khối u lành tính
U xương hàm lành tính là những khối u phát triển chậm, hiếm khi di căn và có thể phát hiện bằng cách nhìn, sờ, nắn. Các khối u lành tính thường ít hoặc không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện và điều trị sớm.
Những dạng u xương hàm lành tính thường gặp bao gồm u nang răng, u răng (odontoma), u nguyên bào tạo men, u hạt tế bào khổng lồ trung tâm.
Các loại u nang và khối u khác bao gồm khối u tạo men dạng adenomatoid, khối u biểu mô vôi hóa, u nang tuyến tạo men, khối u tạo men vảy, u nang tạo men vôi hóa, u nguyên bào xi-măng, u nang xương phình mạch, u xơ cốt hóa, u nguyên bào xương, u xơ trung tâm và các u xơ khác.
Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng mà các khối u xương hàm lành tính sẽ có những triệu chứng khác nhau như đau hàm, tê liệt cảm giác, dịch chuyển răng, sưng tấy tại vị trí u xương, loét miệng, vị trí u có màu sắc bất thường.
Cụ thể, các loại u xương hàm dấu hiệu với khối u lành tính như sau:
- U răng: Đau, sưng tấy và dịch chuyển răng.
- U nguyên bào tạo men: Khối u thường không biểu hiện trừ khi kích thước khối u lớn có thể gây biến dạng khuôn mặt.
- U nang răng: Thường không gây ra triệu chứng nhưng nếu u nang bị viêm sẽ gây sưng tấy, răng nhạy cảm, dịch chuyển răng.
- U hạt tế bào khổng lồ trung tâm – thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Giai đoạn tiến triển sẽ sưng tấy và phát triển nhanh nhưng không gây đau.
Mặc dù khối u lành tính không đe dọa sức khỏe cơ thể nhưng nếu chúng phát triển và lan rộng chúng có thể phá hủy xương, mô và răng xung quanh.
Nhiều khi, u nang và khối u ở hàm không có triệu chứng và thường được phát hiện khi chụp X-quang nha khoa định kỳ. Điều trị các khối u xương hàm lành tính giai đoạn sớm bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u và tạo hình phục hồi.
Trường hợp các khối u có kích thước lớn và lan rộng thì một phần khối u sẽ được cắt bỏ và phục hồi thẩm mỹ bằng các phương pháp phục hình thẩm mỹ răng hàm mặt.
>> Bài viết đề xuất: U xương hàm lành tính nguyên nhân và giải pháp điều trị
U xương hàm dấu hiệu như thế nào đối với khối u ác tính
Các khối u xương hàm ác tính có thể bắt nguồn từ xương hàm (nguyên phát) hoặc là do khối u ở các cơ quan khác di căn đến xương hàm (thứ phát). Các dạng u xương hàm ác tính phổ biến bao gồm:
- Ung thư xương: Ung thư xương là một khối u ung thư nguyên phát. Chúng là loại ung thư hàm phổ biến thứ hai.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm hơn 90% số ca ung thư ở miệng và là loại ung thư hàm phổ biến nhất.
- Ung thư biểu mô nguyên bào men răng (ameloblastic carcinoma): Ung thư biểu mô nguyên bào men răng là một khối u ung thư hiếm gặp. Chúng chiếm ít hơn 1% khối u tạo men và có liên quan chặt chẽ đến u nguyên bào tạo men.
Đối với các khối ung thư ác tính ở xương hàm, triệu chứng sẽ rõ rệt khi khối u phát triển và chèn ép lên răng, dây thần kinh, mạch máu và các mô xung quanh. Chúng gây tổn thương xương hàm nghiêm trọng, dẫn đến những cơn đau dữ dội, răng bị lung lay và mất răng, mặt bị biến dạng. Cụ thể u xương hàm dấu hiệu với các khối u ác tính như sau:
- Ung thư xương: Sưng tấy hàm, đau nhức dữ dội, loét hàm miệng, tê liệt hàm, biến dạng mặt.
- Ung thư biểu mô nguyên bào men răng: Gây đau và sưng tấy ở hàm, chảy máu nướu răng, đau đầu
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đau miệng, khó nuốt, lở loét miệng không lành, xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ.
Thông qua các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh phim chụp CT – Scan 3D, Bác sĩ có thể chẩn đoán các khối u xương hàm ác tính, xác định vị trí, kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u.
Trong hầu hết các trường hợp, u xương hàm ác tính cần được phẫu thuật loại bỏ, kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.
Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ đoạn xương hàm quanh khối u.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đoạn xương hàm, khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định thì bệnh nhân có thể tham khảo các phương pháp chỉnh hình xương và phục hình răng thẩm mỹ bằng cấy ghép răng Implant.
Như vậy, những thông tin trong bài viết đã giải đáp cho bạn “u xương hàm dấu hiệu như thế nào?” rồi. Việc thăm khám sức khỏe nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng bất thường vùng răng hàm mặt và kịp thời điều trị để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
>> Bạn nên xem ngay trung tâm cấy ghép Implant chuyên điều trị những trường hợp u xương hàm đặc biệt.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống