Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

U xương hàm lành tính – Nguyên nhân và cách điều trị


Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng những khối u lành tính sẽ không có gì đáng lo ngại. Nhưng với u xương hàm lành tính, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị u xương hàm lành tính trong bài viết này nhé!
U xương hàm lành tính – Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều loại khối u và u nang có thể hình thành trong xương hàm và hầu hết đều là các khối u xương hàm lành tính. Bài viết này cung cấp các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị các khối u xương hàm lành tính. Mời bạn cùng đọc nhé!

U xương hàm lành tính là gì và nguyên nhân do đâu?

U xương hàm lành tính là tình trạng bệnh lý xuất hiện các khối u hoặc u nang ở trong xương hàm. Các dạng u xương hàm lành tính thường gặp gồm u men thể nang, u men răng, nang thân răng, u hạt tế bào khổng lồ trung tâm (u đại bào).

Đăng ký tư vấn miễn phí

Các khối u xương hàm lành tính đều có những đặc điểm chung như chậm phát triển, khu trú có giới hạn, có thể phát hiện bằng cách quan sát hoặc sờ, nắn, phần da niêm mạc phủ lên khối u bình thường và không gây đau, ít hoặc không nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân, ít hoặc không tái phát nếu phát hiện và điều trị sớm.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây u xương hàm đến nay vẫn không được xác định rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các trường hợp u xương hàm có thể liên quan đến các yếu tố như di truyền học, các tác nhân liên quan đến răng hoặc không liên quan đến răng như nhiễm trùng, chấn thương răng, đột biến gen trong các tế bào kích hoạt con đường truyền tín hiệu MAPK/ERK, do sự bất thường dẫn đến u máu trong xương hàm hoặc u sụn…

Răng khôn mọc ngầm có thể gây ra những khối u hàm
Răng khôn mọc ngầm có thể gây ra những khối u hàm

Dấu hiệu nhận biết u xương hàm lành tính

U xương hàm lành tính sẽ khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng. Khi các khối u phát triển, chúng có thể gây biến dạng xương hàm, làm xuất hiện dị cảm hoặc bị tê liệt cảm giác do khối u chèn ép dây thần kinh.

Để lâu dài, khối u sẽ phá vỡ bề mặt xương hàm khiến xương trở nên mỏng và dễ gãy. Biến chứng của u xương hàm tiến triển có thể gây lỗ dò ở trong hoặc ngoài miệng, các răng bị xô lệch, ê buốt răng, tiêu chân răng, chảy máu nướu…

U xương hàm lành tính sẽ khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng
U xương hàm lành tính sẽ khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng

Nhìn chung, các dấu hiệu của bệnh u xương hàm lành tính sẽ có sự khác biệt ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Bệnh nhân cần thăm khám nếu có những biểu hiện như:

  • Giai đoạn tiềm ẩn khối u: Ở giai đoạn này, hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng nên dễ bỏ qua khối u, chỉ phát hiện khi tình cờ thăm khám sức khỏe hoặc thăm khám nha khoa. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị đau nhức do nhiễm trùng và phát hiện ra khối u khi thăm khám.
  • Giai đoạn khối u gây biến dạng xương: Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như phồng bề mặt xương hàm, vùng xương hàm có cảm giác nặng nề hoặc có thể bị rối loạn, tê liệt cảm giác do dây thần kinh bị khối u chèn ép.
  • Giai đoạn khối u lành tính ở xương hàm làm phá vỡ bề mặt xương: Khi u xương hàm lành tính phát triển, khối u có khả năng phá vỡ bề mặt xương với những biểu hiện như khối u nằm dưới lớp niêm mạc, có thể quan sát thấy hoặc sờ nắn ra khối u nhưng không gây đau nhức, bờ xương xung quanh khối u trở nên mỏng và bén nhọn.
  • Giai đoạn khối u tạo đường dò, gây biến chứng: Ở giai đoạn này, vùng niêm mạc bao phủ khối u trở nên mỏng dần và dẫn đến thủng, làm xuất hiện lỗ dò ở trong hoặc ngoài miệng.

U xương hàm lành tính cần được thăm khám và chữa trị ngay khi phát hiện. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể chữa khỏi bằng cách phẫu thuật, bệnh càng tiến triển hậu quả sẽ càng nghiêm trọng và gây phức tạp, tốn kém khi chữa trị.

U xương hàm lành tính cần được thăm khám và chữa trị ngay khi phát hiện
U xương hàm lành tính cần được thăm khám và chữa trị ngay khi phát hiện

Chẩn đoán và điều trị u xương hàm lành tính

Các khối u xương hàm lành tính thường được chẩn đoán bằng cách xem xét bệnh sử cá nhân và gia đình cũng như thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bổ sung như: Tia X, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), sinh thiết, xét nghiệm máu. Nhiều trường hợp phát hiện ra khối u trong các lần khám nha khoa định kỳ và chụp CT- Scan 3D nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng.

Chụp phim CT Cone Beam 3D giúp Bác sĩ khảo sát tình trạng xương hàm và kịp thời phát hiện nếu xương hàm có khối u
Chụp phim CT Cone Beam 3D giúp Bác sĩ khảo sát tình trạng xương hàm và kịp thời phát hiện nếu xương hàm có khối u

U xương hàm lành tính có thể chẩn đoán được bởi Bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn. Các Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, sàng lọc tiền sử bệnh và tiền căn trong gia đình, đồng thời tiến hành thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán để giúp chẩn đoán chính xác kết quả cho bệnh nhân.

1. Quan sát bên ngoài mặt

Thường ít biểu hiện ra bên ngoài ở giai đoạn đầu, nếu khối u tiến triển, kích thước to ra thì sẽ có những biểu hiện của viêm xương như sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có đường dò mủ thủng ra ngoài mặt và má.

2. Quan sát bên trong khoang miệng

Khả năng phát hiện thấp nếu khối u nhỏ. Khi khối u phát triển kích thước, Bác sĩ có thể quan sát thấy xương bị phồng, giới hạn khu trú rõ, bờ đều hoặc lồi lõi, có thể có đường dò mủ vào trong khoang miệng. Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng, miệng bị loét, quan sát thấy các mảng trắng hoặc đỏ trên niêm mạc vùng hàm.

Thông qua quan sát bên trong khoang miệng, Bác sĩ có thể phát hiện các khối u hàm
Thông qua quan sát bên trong khoang miệng, Bác sĩ có thể phát hiện các khối u hàm

3. Nội soi tai mũi họng

Tai mũi họng liên quan mật thiết đến vùng xương hàm mặt. Do đó, khi nghi ngờ bệnh nhân bị u xương hàm, Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt hoặc tai mũi họng có thể chỉ định bệnh nhân nội soi tai mũi họng để tìm ra bất thường giải phẫu vùng tai mũi họng có liên quan đến khối u ở vùng xương hàm hay không.

4. Chụp X-quang toàn cảnh

Phim chụp X-quang cho phép quan sát hình ảnh toàn bộ vùng xương hàm trên, xương hàm dưới, các xoang và các xương vùng mặt khác.

Đặt hẹn khám - tư vấn

5. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Phim chụp CT giúp Bác sĩ khảo sát kích thước khối u, đánh giá giai đoạn u xương hàm, mức độ phá hủy xương.

6. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phim chụp MRI cho phép khảo sát rõ ràng hơn về khối u, hình ảnh mô mềm và một số vấn đề khác liên quan.

7. Sinh thiết

Bác sĩ tiền hành lấy mẫu mô tại vị trí xương hàm nghi ngờ có khối u để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó giúp Bác sĩ chẩn đoán khối u là lành tính hay ác tính, phân loại và tiên lượng bệnh, xác định phương pháp điều trị, tiên lượng khả năng hồi phục.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị chính cho nhiều loại khối u và u nang hàm lành tính. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ của khối u hoặc u nang, bạn cũng có thể cần phải nhổ răng hoặc tái tạo xương hàm.

U xương hàm lành tính nếu được phát hiện sớm và kịp thời phẫu thuật thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và khả năng tái phát rất hiếm. Nếu để lâu dài, khối u không chỉ phá hủy cấu trúc răng, xương và các mô xung quanh mà việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.

U xương hàm lành tính nếu được phát hiện sớm và kịp thời phẫu thuật thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và khả năng tái phát rất hiếm
U xương hàm lành tính nếu được phát hiện sớm và kịp thời phẫu thuật thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và khả năng tái phát rất hiếm

Cấy ghép răng Implant cho bệnh nhân phẫu thuật cắt đoạn xương hàm

Khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng u xương hàm hoặc vô tình phát hiện bị u xương hàm, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa và thực hiện các biện pháp chẩn đoán, điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.

Với các khối u xương hàm lành tính, việc điều trị hiệu quả bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nếu khối u đã phát triển và phá hủy xương hàm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhổ răng và cắt bớt đoạn xương hàm để hỗ trợ điều trị khối u.

Việc phục hình răng cho bệnh nhân đã cắt đoạn xương hàm là điều vô cùng cần thiết nhằm phục hồi lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, nâng cao sự tự tin, giúp bệnh nhân hòa nhập cộng đồng và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Lấy lại nụ cười rạng rỡ với giải pháp trồng răng Implant
Lấy lại nụ cười rạng rỡ với giải pháp trồng răng Implant

Do đó, sau khi điều trị khối u xương hàm, bệnh nhân có thể đến trung tâm cấy ghép răng Implant uy tín để thực hiện phục hình răng và tái tạo xương hàm. Các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân cắt đoạn xương hàm phục hồi lại chức năng ăn nhai tại trung tâm Implant Việt Nam có thể kể đến như: Implant cá nhân hóa, Implant xương bướm, Implant xương gò má… (Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện).

Trung tâm Implant Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trồng răng Implant do Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đứng đầu, ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại, đã thực hiện thành công nhiều trường hợp phức tạp như bệnh nhân bị cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân khe hở môi,…

Tại trung tâm, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn rõ ràng, chỉ định đúng phương pháp, đảm bảo cấy ghép Implant an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và không biến chứng.

Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân thực hiện thành công nhiều ca cấy ghép Implant cho những trường hợp đặc biệt phức tạp
Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân thực hiện thành công nhiều ca cấy ghép Implant cho những trường hợp đặc biệt phức tạp

Phương pháp phòng ngừa u xương hàm hiệu quả

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây ra u xương hàm nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh lý này bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt để có một cơ thể luôn khỏe mạnh:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chuẩn nha khoa có thể giúp ngăn ngừa mảng bám thức ăn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, nhiễm trùng răng và những vấn đề răng miệng khác có thể làm tăng khả năng mắc u xương hàm.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế hiệu quả những vấn đề răng miệng có thể làm tăng khả năng bị u xương hàm
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế hiệu quả những vấn đề răng miệng có thể làm tăng khả năng bị u xương hàm
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần là dịp để vệ sinh chuyên sâu răng miệng và được Bác sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng, phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng nếu có. Ngoài ra, trong các lần thăm khám định kỳ, Bác sĩ có thể kịp thời phát hiện nếu có bất thường liên quan đến xương hàm.
  • Tầm soát răng mọc ngầm, răng khôn: Răng mọc ngầm trong xương hoặc răng khôn cũng có nguy cơ gây biến chứng dẫn đến u nang xương hàm. Vì vậy, bạn nên tầm soát răng mọc ngầm và răng khôn để Bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu.
Thăm khám nha khoa định kỳ và tầm soát răng mọc ngầm, răng khôn giúp phòng ngừa u xương hàm
Thăm khám nha khoa định kỳ và tầm soát răng mọc ngầm, răng khôn giúp phòng ngừa u xương hàm
  • Chế độ dinh dưỡng tốt: Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa bệnh lý cơ thể.
  • Tư vấn di truyền: Nếu trong gia đình có người đã hoặc đang bị u xương hàm, nang hoặc hội chứng di truyền liên quan đến u xương hàm thì bạn nên thăm khám và nhận thông tin tư vấn di truyền từ Bác sĩ.
  • Tránh thuốc lá và đồ uống có cồn: Thuốc lá và đồ uống có cồn có thể tàn phá sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, do đó, nên tránh những tác nhân này để cơ một hàm răng chắc khỏe và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh u xương hàm lành tính. Thăm khám nha khoa định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín là cách tốt nhất để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện các khối u xương hàm và các vấn đề răng miệng khác.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan