Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng số 5 có niềng được không?


Mất răng số 5 có niềng được không? Quy trình niềng răng số 5 chuẩn y khoa như thế nào? Hãy cùng Trung tâm Implant Việt Nam khám phá nội dung qua bài viết sau!
Mất răng số 5 có niềng được không?

Mất răng số 5 có niềng được không? Câu trả là có. Tuy nhiên khách hàng cần thăm khám cụ thể từ bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bạn và lên kế hoạch điều trị phù hợp, bao gồm cả việc xử lý khoảng trống do mất răng.

 Tổng quan về răng số 5

Răng số 5 là răng tiền hàm thứ hai, nằm giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất. Chức năng chính của răng số 5 bao gồm:

Răng số 5 có chức năng nhai và nghiền thức ăn
Răng số 5 có chức năng nhai và nghiền thức ăn
  • Duy trì hình dạng khuôn mặt: Giữ cấu trúc khuôn mặt, hỗ trợ các mô mềm xung quanh.
  • Giữ vị trí cho các răng khác: Đảm bảo các răng xung quanh không di chuyển, duy trì hàm răng đều đặn.
  • Nhai và nghiền thức ăn: Răng số 5 có tác dụng hỗ trợ các răng nanh và răng hàm lớn để cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn, giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

 Mất răng số 5 có niềng răng được không?

Mất răng số 5 có niềng răng được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, khả năng niềng răng sau khi mất răng số 5 sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi bắt đầu chỉnh nha, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng và đưa ra chẩn đoán chính xác. Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 5 để tạo khoảng trống giúp các răng di chuyển về vị trí thẩm mỹ đã định.

Mất răng số 5 bạn có thể niềng răng
Mất răng số 5 bạn có thể niềng răng

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 thay vì răng số 5 khi niềng răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc loại bỏ răng số 5 là cần thiết, nhất là khi răng bị sâu nặng và không có phương pháp điều trị phù hợp.

Nhổ răng số 5 cũng có thể là phương án bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể trong các trường hợp sau:

Không thể niềng răng khi răng số 5 bị sâu nặng
Không thể niềng răng khi răng số 5 bị sâu nặng
  • Có u nang dưới nướu do răng số 5 mọc ngầm.
  • Răng bị sâu nặng và đang trong quá trình xâm lấn tủy.
  • Răng số 5 bị lung lay, gãy hoặc vỡ đã được hàn trám nhưng không hiệu quả.
  • Răng số 4 không đủ điều kiện để nhổ khi niềng răng do kích thước quá to hoặc quá nhỏ.
  • Răng số 5 bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng không thể điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai.

Quá trình nhổ răng số 5 cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh các tác động xấu. Vì vậy, khách hàng nên chọn cơ sở y tế và trung tâm nha khoa uy tín trước khi thực hiện.

 Quy trình niềng răng số 5 chuẩn Y khoa

Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và đạt kết quả thẩm mỹ như mong đợi, quy trình niềng răng cần được thực hiện chuẩn theo các bước sau:

 Khám tổng quát, chụp phim X-quang

Bác sĩ sẽ tư vấn, khám tổng quát sức khỏe răng miệng
Bác sĩ sẽ tư vấn, khám tổng quát sức khỏe răng miệng

Trước khi niềng răng số 5, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện răng miệng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để đánh giá chính xác tình trạng sai lệch của răng (bao gồm nguyên nhân và mức độ sai lệch), và lấy dấu răng để thiết kế khay niềng hoặc các khí cụ chỉnh nha phù hợp.

>> Xem thêm: Mất răng số 4 hàm trên gây hậu quả gì?

 Lập kế hoạch điều trị

Dựa vào tình trạng răng và dữ liệu thu thập trước đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể cho mỗi khách hàng. Kế hoạch này sẽ bao gồm các bước điều trị, thời gian dự kiến và chi phí toàn bộ quá trình niềng răng.

Bác sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch điều trị tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch điều trị tổng quát

Đối với trường hợp niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ sử dụng phần mềm ClinCheck để lên kế hoạch điều trị. Phần mềm này cho phép khách hàng xem trước kết quả thông qua một đoạn video mô phỏng. Sau đó, dữ liệu sẽ được gửi đến cơ sở Invisalign tại Mỹ để sản xuất các khay niềng theo đúng kế hoạch điều trị.

 Điều trị răng miệng tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị răng miệng tổng quát trước khi niềng răng
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị răng miệng tổng quát trước khi niềng răng

Trước khi niềng răng số 5, việc có một hàm răng khỏe mạnh là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Do đó, bác sĩ sẽ điều trị các vấn đề răng miệng nếu có, đồng thời thực hiện cạo vôi răng để làm sạch và loại bỏ các mảng bám trên răng.

 Gắn khí cụ niềng răng

Với phương pháp niềng răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại khí cụ phù hợp với từng tình trạng răng để chuẩn bị cho quá trình niềng răng đạt hiệu quả như mong muốn.

Bác sĩ tiến hành gắn khí cụ niềng răng
Bác sĩ tiến hành gắn khí cụ niềng răng

Ví dụ, khi hàm bị hẹp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng nong rộng hàm, bắt vít niềng răng, và các thiết bị tách kẽ hoặc gắn khâu để chuẩn bị hàm răng trước khi bắt đầu quá trình niềng.

 Gắn mắc cài

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài
Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài

Tùy vào loại mắc cài mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp cho bạn. Đối với niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ cấp cho bạn bộ khay niềng đầu tiên và hướng dẫn cách đeo sao cho đúng kỹ thuật nhất để đảm bảo khay niềng hoạt động hiệu quả nhất. Sau mỗi 2 tuần, bạn sẽ được thay một cặp khay niềng mới để tiếp tục điều trị.

 Tái khám định kỳ

Đây là các thời điểm quan trọng mà bạn cần đến nha khoa để tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tại mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng trong từng giai đoạn điều trị. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể thực hiện các thao tác như thay thun, siết răng, hoặc cắm minivis để điều chỉnh quá trình niềng răng của bạn.

Tái khám định kỳ theo hướng dẫn bác sĩ
Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài

 Tháo mắc cài

Khi răng đã đạt vị trí đúng, khớp cắn hai hàm cân đối và đạt được kết quả như mong đợi, bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Dù bạn đã chọn niềng răng bằng mắc cài hay khay niềng trong suốt, bạn đều cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng để giữ cho răng ổn định trong thời gian dài. Thời gian bạn cần đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, và sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài khi răng đều và đẹp tư nhiên
Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài khi răng đều và đẹp tư nhiên

 Những lưu ý khi niềng răng số 5 bị mất

Khi niềng răng số 5 bị mất, có một số lưu ý quan trọng sau đây cần bạn lưu ý:

Nên sử dụng bàn chải chuyên dụng để vệ sinh răng niềng
Nên sử dụng bàn chải chuyên dụng để vệ sinh răng niềng
  • Tuân thủ đúng lịch khám bác sĩ yêu cầu sau khi niềng răng số 5.
  • Nếu vận động hãy chơi thể thao nhẹ nhàng và có sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt, bởi vì điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng miệng.
  • Ưu tiên món ăn mềm, nhỏ sau khi niềng răng số 5. Điều này giúp thức ăn không mắc vào niềng hay làm đứt, tuột dây cung niềng răng.
  • Tuyệt đối không dùng răng để cắn móng tay, gặm bút, ăn đồ ăn cứng/ nóng để tránh tình trạng làm bong sút mắc cài, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
  • Nên sử dụng bàn chải chuyên dụng để vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sử dụng nước muối/ nước súc miệng chuyên dụng để vệ sinh.

Mất răng số 5 có niềng được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên việc niềng răng là một quá trình kéo dài, vì vậy bạn không nên chỉ quan tâm đến thời gian mà bỏ qua chất lượng điều trị. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để tư vấn, điều trị kịp thời.

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan