Mất răng số 7 hàm trên nên khắc phục như thế nào?
Mất răng số 7 hàm trên nên khắc phục như thế nào? Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng phổ biến đó là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant được đánh giá là phương pháp phục hồi răng số 7 tối ưu hơn cả.
Khái quát về răng số 7
Một người trưởng thành có 32 chiếc răng, chia đều cho hai hàm, mỗi hàm 16 cái. Răng được chia thành bốn nhóm: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, và răng hàm lớn. Răng số 7, cùng với răng số 6 và răng số 8, thuộc nhóm răng hàm lớn, hay còn gọi là răng cối.
Răng số 7 còn có chức năng nhai và nghiền nhỏ thức ăn, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Theo đánh giá của chuyên gia, răng số 7 thường có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Răng này mọc từ khoảng 12 tuổi và chỉ mọc một lần duy nhất. Nếu mất răng số 7, nó sẽ không mọc lại.
Đặc biệt, răng số 7 hàm dưới có hai chân, trong khi răng số 7 hàm trên có ba chân, mỗi chân có ba ống tủy. Với cấu trúc phức tạp này, việc điều trị mất răng số 7 không dễ dàng như những răng khác.
Hậu quả khi mất răng số 7 hàm trên
Trước khi giải đáp thắc mắc mất răng số 7 phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem việc mất răng này sẽ gây ra những vấn đề gì. Dưới đây là một số hậu quả rõ ràng nhất khi răng số 7 bị mất:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mất răng số 7 hàm trên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bởi vì quá trình nhai bị giảm sút. Lực nhai không đủ có thể làm giảm khả năng nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. 
Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như khó tiêu và hấp thu chất dinh dưỡng không hiệu quả. Do đó, bảo vệ sự nguyên vẹn của răng và thực hiện điều trị kịp thời khi mất răng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện.
Gây mất thẩm mỹ và lão hóa
Mất răng số 7 khiến cung hàm mất cân đối, làm hai má hóp vào, da mặt bên mất răng bị chảy xệ và vùng da quanh miệng xuất hiện nhiều nếp nhăn, khiến gương mặt trông già hơn so với tuổi thật. Nếu không điều trị, mất răng số 7 hàm trên lâu dần có thể làm khuôn mặt bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.
Gây xô lệch các răng kế cận
Khi mất răng số 7 hàm trên, các răng kế cận như số 6 và số 8 có thể dần dần di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây ra sự xô lệch và các khoảng trống giữa các răng, ảnh hưởng đến khả năng nhai và khó vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra, các răng bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống của răng số 7 bị mất, và răng đối diện cũng sẽ trồi lên quá mức. Nếu không điều trị kịp thời, điều này có thể gây ra các vấn đề khớp cắn, từ lệch khớp cắn nhẹ đến liệt cơ hàm và lệch mặt nặng.
Xem thêm: Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục hiệu quả
Các bệnh lý răng miệng
Các khoảng trống tại vị trí răng bị mất là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng và gây hại cho các răng còn lại.
Một số biến chứng khác
Khi bị mất răng số 7 hàm trên mà không phục hình sớm, bạn có thể gặp tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm. Mất răng số 7 hàm trên còn khiến các răng xung quanh mất sự nâng đỡ, tạo áp lực lớn lên quai hàm, gây đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, và nhức mỏi vai gáy.
Các cách khắc phục mất răng số 7 hàm trên
Mất răng số 7 hàm trên nên khắc phục như thế nào? Hiện nay, có hai phương pháp trồng răng phổ biến: cầu răng sứ và trồng răng Implant.
- Cầu răng sứ: Đây là lựa chọn phổ biến vì chi phí hợp lý và thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, cầu răng sứ yêu cầu mài răng kế cận làm trụ. Do đó đòi hỏi răng số 8 kế cận phải mọc lên bình thường và khỏe mạnh, không mắc phải bệnh lý để làm trụ nâng đỡ cầu răng. Vì thế không phải ai cũng thực hiện được phương pháp này.
- Trồng răng Implant: Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, phục hồi răng bằng cách đặt chân răng nhân tạo vào xương hàm, sau đó kết nối với Abutment và chụp mão sứ bên trên. Phương pháp này không mài răng gốc, giúp bảo vệ các răng còn lại, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và tăng cường khả năng ăn nhai.
Quy trình trồng răng Implant răng số 7
Giải pháp phục hình mất răng số 7 hàm trên hiện đại và phổ biến nhất là trồng răng Implant. Các bước chính của quá trình trồng răng Implant bao gồm:
- Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ kiểm tra tổng quát và chụp X-quang CT Cone Beam 3D để đánh giá tình trạng răng miệng và xương hàm. Sau đó, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Lập kế hoạch điều trị bằng công nghệ định vị: Dữ liệu từ X-quang được sử dụng để lập kế hoạch điều trị trên máy tính, đảm bảo chính xác và an toàn.
- Phẫu thuật cấy ghép implant: Quy trình được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ định vị, giúp đặt implant chính xác, tránh biến chứng.
- Làm răng tạm: Trong một số trường hợp, răng tạm có thể được gắn ngay sau phẫu thuật để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Lấy dấu răng và chế tạo răng sứ: Sau 3-6 tháng, trụ implant tích hợp với xương hàm. Khách hàng sẽ được lấy dấu răng bằng công nghệ 3Shape 3D và chế tạo răng sứ bằng công nghệ CAD/CAM.
- Gắn răng sứ lên implant: Răng sứ được gắn vào trụ implant, sử dụng hệ thống thẩm định khớp cắn T-Scan để đảm bảo cân bằng khớp cắn.
Lợi ích của trồng răng Implant bao gồm khả năng chức năng và thẩm mỹ tối ưu, giúp bạn có thể nhai và phát âm tự nhiên như những người có răng thật. Đồng thời, Implant cũng giữ cho xương hàm không bị mất mát và giảm thiểu sự di chuyển của các răng còn lại. Đây là một phương pháp khá an toàn và được nhiều khách hàng tin chọn sử dụng trong thời gian gần đây.
Mất răng số 7 hàm trên nên niềng hay trồng răng? Qua bài viết trên hy vọng bạn đã có cho mình được câu trả lời cũng như cách giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc hãy đừng ngần ngại mà liên hệ ngay đến Trung Tâm Implant Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên