Người bị mất răng có niềng răng được không?
Mỗi răng ở vị trí nào cũng đều có tác dụng nâng đỡ, hỗ trợ khả năng nhai và đảm bảo cấu trúc gương mặt được cân đối. Có rất nhiều người bị mất răng đều thắc mắc là liệu “mất răng có niềng răng được không?”.
Câu trả lời là có, nếu bạn bị mất răng không lâu năm, hay mất răng số 2, số 3, số 5… đều có thể niềng răng. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khác nhau.
Cấu trúc tổng quan về hàm răng
Một người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, được chia đều cho hai hàm trên và hàm dưới (mỗi hàm là 16 chiếc ). Các răng trong mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính, mỗi nhóm có chức năng riêng biệt trong quá trình ăn nhai. Cụ thể như sau:
- Răng cửa: Tổng cộng 8 răng, gọi là răng số 1 và 2. Chia đều cho hai hàm, mỗi hàm có 4 răng cửa. Răng cửa có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.
- Răng nanh: Tổng cộng có 4 răng, gọi là răng số 3, mỗi hàm có 2 răng nanh. Răng nanh có chức năng là cắn xé thức ăn.
- Răng hàm nhỏ (răng tiền hàm): Tổng cộng 8 răng, gọi là răng số 4 và 5. Mỗi hàm có 4 răng hàm nhỏ, chức năng là xé và nghiền nát thức ăn.
- Răng hàm lớn (răng cối): Tổng cộng 12 răng, gọi là răng số 6, 7 và 8 (răng số 8 còn được gọi là răng khôn). Mỗi hàm có 6 răng hàm lớn, để nhai và nghiền thức ăn trước khi nuốt. Răng khôn không thể hiện rõ vai trò trên cung hàm.
Mất răng có niềng răng được không?
Tuỳ vào số lượng và vị trí răng mất, các bác sĩ nha khoa sẽ có hướng giải quyết khác nhau về tình trạng “mất răng có niềng răng được không?”
Mất răng lâu năm
Người mất răng vẫn có thể niềng răng lại được. Thậm chí, việc mất răng có thể tạo điều kiện thuận lợi để các răng còn lại dịch chuyển về vị trí lý tưởng hơn. Tuy nhiên, niềng răng chỉ thích hợp cho những trường hợp mất răng không quá lâu.
Nếu bạn đã mất răng lâu năm, khả năng cao là không thể niềng răng được. Việc để trống răng quá lâu có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Trong trường hợp này, phương án trồng răng Implant sẽ là lựa chọn hợp lý để cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Xem thêm: Mất răng bao lâu thì tiêu xương? Cách khắc phục hiệu quả
Mất răng số 2
Mất răng số 2 hay còn gọi là răng cửa, có thể ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mất một hoặc hai răng cửa, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách niềng răng.
Răng cửa nằm ở vị trí dễ thấy nhất khi giao tiếp và cười, do đó việc mất răng cửa có thể làm bạn mất tự tin. Niềng răng có thể giúp di chuyển các răng còn lại để lấp đầy khoảng trống và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.
Mất răng số 3
Mất răng số 3 hay còn gọi là răng nanh, vẫn có thể niềng răng được trong nhiều trường hợp. Răng nanh có vai trò cắn xé thức ăn, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng khuôn mặt và định hướng răng khác về vị trí đúng khi cắn.
Việc mất một răng nanh có thể tạo ra khoảng trống và làm mất cân đối trong hàm răng. Niềng răng có thể giúp di chuyển các răng xung quanh để lấp đầy khoảng trống này.
Mất răng số 5
Việc mất răng số 5 hay còn gọi là răng hàm nhỏ, vẫn có thể được xử lý bằng niềng răng trong một số trường hợp nhất định. Nếu bạn chỉ mất một chiếc răng số 5, niềng răng có thể là giải pháp khả thi để di chuyển các răng còn lại vào vị trí thích hợp, lấp đầy khoảng trống và cải thiện khớp cắn.
Như vậy, mất răng có niềng răng được không đã được giải đáp ở trên. Để có câu trả lời chính xác cho trường hợp của mình thì bạn nên đến nha khoa uy tín, chuyên sâu về niềng răng để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Phương pháp niềng răng nếu mất răng
Mất răng có niềng răng được không? Người bị mất răng vẫn có thể áp dụng phương pháp niềng răng để chỉnh nha, đồng thời chuẩn bị cho việc phục hình răng đã mất. Dưới đây là hai phương pháp niềng răng phổ biến cho người bị mất răng:
Niềng răng bằng mắc cài
Bác sĩ sẽ gắn hệ thống dây cung, mắc cài, dây thun,... lên răng, giúp di chuyển các răng về vị trí mong muốn,hoặc giúp chuẩn bị khoảng trống phù hợp cho việc trồng răng giả sau này.
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)
Khay niềng được chế tác chính xác dựa trên cấu trúc hàm răng của người bệnh. Từ đó, tạo ra lực kéo nhẹ nhàng, dần dần di chuyển các răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao, ít ai nhận ra bạn đang niềng răng. Dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Người bị mất răng có thể chọn một trong hai phương pháp niềng răng, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và yêu cầu cá nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp mất răng lâu năm sử dụng phương pháp cấy ghép Implant là một giải pháp tối ưu, giúp đạt được hiệu quả tốt nhất về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Để được tư vấn rõ nhất về “Mất răng có niềng răng được không?”, hãy đặt lịch bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn chi tiết giải pháp an toàn và hiệu quả.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên