Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Trẻ chậm mọc răng do đâu? Có ảnh hưởng như nào đến trẻ?


Trẻ chậm mọc răng do đâu? Có ảnh hưởng như nào đến trẻ? Cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Đây ắt hẳn là những câu hỏi được không ít phụ huynh quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây ba mẹ nhé.
Trẻ chậm mọc răng do đâu? Có ảnh hưởng như nào đến trẻ?

Trẻ trên 1 tuổi nếu chưa mọc răng sữa sẽ được đánh giá là chậm mọc răng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng như di truyền, sinh non, thiếu canxi, suy dinh dưỡng, một số bệnh lý cơ thể…

Nếu tình trạng trẻ chậm mọc răng kéo dài và không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho bé như răng vĩnh viễn mọc lệch, hàm răng kép, viêm nha chu, sâu răng…

Để hạn chế tình trạng này, người mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng dưỡng chất trong thời kỳ mang thai và cho con bú, trẻ cần được xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng đúng cách…

Nếu trên 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng sữa, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục hiệu quả.

Trẻ chậm mọc răng là gì?

Chậm mọc răng là tình trạng răng sữa mọc chậm ở trẻ nhỏ. Trẻ thường bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và khoảng 2 tuổi trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa. Nếu sau 12 tháng tuổi mà răng sữa vẫn chưa mọc thì được đánh giá là mọc răng chậm.

Chậm mọc răng là tình trạng trẻ sau 12 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng sữa
Chậm mọc răng là tình trạng trẻ sau 12 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng sữa

Quá trình mọc răng của trẻ

Những chiếc răng đầu tiên của trẻ thường bắt đầu mọc vào khoảng 6 -7 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa bắt đầu từ răng cửa hàm dưới, sau đó đến răng cửa hàm trên, rồi đến răng cối sữa đầu tiên và sau đó là răng nanh. Vào khoảng 2-2,5 tuổi trẻ sẽ mọc hoàn tất 20 răng sữa, gồm 10 răng sữa hàm trên và 10 răng sữa hàm dưới.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Trình tự mọc răng của trẻ nhỏ về cơ bản như sau:

  • Vào tháng thứ 6-7, các răng cửa bắt đầu nhú lên.
  • Đến 11 tháng tuổi mọc đầy đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 răng hàm trên và 2 răng hàm hàm dưới).
  • Đến 15 tháng tuổi mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là mọc hoàn toàn 8 răng cửa).
  • Đến tháng thứ 19, mọc thêm 4 răng hàm nhỏ.
  • Đến tháng thứ 23, mọc thêm 4 răng nanh.
  • Vào tháng thứ 27, thêm 4 chiếc răng nữa mọc ra.
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc trong độ tuổi từ 6 đến 12.
  • Răng khôn mọc muộn hơn nhiều, khoảng sau 17 tuổi.
Thông thường, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 6-7 tháng tuổi
Thông thường, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 6-7 tháng tuổi

Trình tự mọc và thay răng đôi khi sẽ có sự chênh lệch giữa các trẻ. Có những trẻ mọc răng sớm hơn và có những trẻ mọc răng muộn hơn. Thông thường, nếu chiếc răng sữa đầu tiên mọc trong năm đầu đời của trẻ thì sẽ được đánh giá là bình thường. Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng nào thì có thể khẳng định trẻ chậm mọc răng.

8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ chậm mọc răng

Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng:

1. Do di truyền

Cũng giống như chậm nói, chậm đi…, một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm mọc răng là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị chậm mọc răng thì rất có thể trẻ sinh răng cũng bị chậm mọc răng.

Hãy kiểm tra lịch sử gia đình của bạn để xem có ai gặp phải vấn đề này không. Nếu có thì bạn có thể phải đợi thêm thời gian để trẻ mọc răng.

Liên hệ

2. Trẻ sinh non

Thời điểm sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ. Ở những trẻ sinh non, nhẹ cân, quá trình mọc răng có thể diễn ra chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng đủ cân.

Ví dụ, trẻ sinh non ở tuần thứ 32 (8 tháng) sẽ mọc răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với trẻ sinh đủ 9 tháng 10 ngày. Trẻ sinh ra nhỏ và nhẹ cân cũng phát triển chậm hơn trẻ sơ sinh bình thường.

Trẻ sinh non thường mọc răng muộn hơn so với trẻ sinh đủ tháng
Trẻ sinh non thường mọc răng muộn hơn so với trẻ sinh đủ tháng

3. Trẻ bệnh lý răng miệng

Nếu trẻ bị các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, nhiễm trùng miệng… cũng có thể khiến trẻ chậm mọc răng. Vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng và làm tổn thương nướu. Kết quả là răng của trẻ không mọc lên được.

Trẻ bị nhiễm trùng miệng, khoang miệng có mùi hôi, trẻ bị đau hoặc rát nướu sẽ có nguy cơ cao bị chậm mọc răng.

4. Do trẻ bị suy tuyến giáp

Đây là bệnh lý có thể khiến trẻ chậm mọc răng. Ba mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín để nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa vì điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khác như: chậm nói, chậm đi, dư cân… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Suy tuyến giáp ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ chậm mọc răng
Suy tuyến giáp ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ chậm mọc răng

5. Thiếu vitamin D, MK7 và Canxi

Vitamin D là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của xương và răng. Sự thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể khó khó thụ canxi, dẫn đến răng mọc chậm.

Đặc biệt với trẻ sinh non, trẻ thiếu vitamin D, ba mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin D cho trẻ để hỗ trợ quá trình mọc răng. Các loại thực phẩm giàu vitamin D có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là cá, nấm, trứng, sữa nguyên kem, phô mai, yến mạch, gan bò, tôm, nước cam,… Mặt khác, ánh sáng mặt trời cũng là nguồn cung cấp vitamin D vô cùng hiệu quả.

MK7 là một loại vitamin K2 có chức năng chính là vận chuyển canxi từ máu đến xương và răng góp phần giúp răng chắc khỏe. Một số trường hợp nếu bé chỉ bổ sung đủ vitamin D và canxi mà thiếu MK7 thì hiệu quả chỉ đạt 30% và dẫn đến chậm mọc răng.

Trẻ thiếu canxi khiến răng kém phát triển, khó tăng trưởng. Nguồn canxi tốt nhất vào thời điểm này là sữa mẹ. Trẻ nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu hoặc nếu không có sữa mẹ thì trẻ cần được dùng dòng sữa công thức chất lượng. Mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nếu kiêng khem quá bé sẽ bị thiếu canxi và dẫn đến mọc răng chậm hơn.

Trẻ thiếu vitamin D, MK7 và Canxi có nguy cơ chậm mọc răng
Trẻ thiếu vitamin D, MK7 và Canxi có nguy cơ chậm mọc răng

6. Trẻ bị suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng. Trẻ có thể chất kém phát triển sẽ không đủ năng lượng cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ giai đoạn này, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến lượng dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện.

7. Hấp thụ quá nhiều photpho

Trẻ bị thừa photpho sẽ gặp hiện tượng thiếu canxi do photpho ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Khi bị thiếu canxi, quá trình mọc răng ở trẻ có thể diễn ra chậm hơn so với các trẻ khác.

Trẻ bị thừa photpho sẽ gặp hiện tượng thiếu canxi do photpho ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến chậm mọc răng
Trẻ bị thừa photpho sẽ gặp hiện tượng thiếu canxi do photpho ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến chậm mọc răng

8. Mắc một số bệnh lý khác

Trẻ có vấn đề bất thường về tuyến yên hoặc mắc hội chứng Down cũng có thể khiến trẻ chậm phát triển, mọc răng muộn…

Ngoài ra, có những trẻ không răng bẩm sinh do hội chứng loạn sản ngoại bì khiến trẻ không có răng hoặc chỉ có một vài răng dị dạng. Với trường hợp này, khi lớn lên trẻ cần được can thiệp với phương pháp trồng răng Implant để cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho trẻ.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Chậm mọc răng có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Nếu tình trạng chậm mọc răng ở trẻ kéo dài và không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho bé như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc do răng sữa mọc quá chậm.
  • Răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành “răng kép”, một số trường hợp răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa. Kết quả là răng sữa và răng vĩnh viễn cùng tồn tại, mang lại cho bé hai hàm răng.
  • Viêm nha chu do răng còn sót lại dưới bề mặt nướu.
  • Sâu răng ngay khi răng còn nguyên vẹn. Vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể sinh sôi dưới nướu. Tình trạng này có thể lây lan và có thể khiến trẻ bị nhiều sâu răng cùng lúc.
Hiện tượng răng kép do răng sữa mọc muộn khiến răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa chưa kịp rụng
Hiện tượng răng kép do răng sữa mọc muộn khiến răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa chưa kịp rụng

Làm thế nào để phòng ngừa và khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở trẻ?

Để giúp phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai và cho con bú

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng dưỡng chất, không kiêng khem quá nhiều.

Điều quan trọng nhất là bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi để thai nhi phát triển toàn diện.

Khi bé được 1 tháng tuổi, bạn có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng. Thời gian thực hiện khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày.

Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não, hạn chế tình trạng chậm mọc răng ở trẻ
Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não, hạn chế tình trạng chậm mọc răng ở trẻ

2. Dinh dưỡng và khẩu phần cho trẻ

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp phát triển thể chất và trí não:

  • Bổ sung thực phẩm có nguồn gốc động vật, các chế phẩm từ sữa, sữa tươi, thực phẩm béo…
  • Trẻ mọc răng muộn nên có chế độ ăn đầy đủ các yếu tố như tinh bột, đạm, đường, béo. Hãy chú ý đến sự cân bằng protein, đặc biệt là đạm động vật trong khẩu phần ăn dặm.
  • Cho bé ăn nhiều rau và hoa quả tươi hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống theo kế hoạch và hạn chế các thực phẩm không tốt như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt…
  • Cho bé uống đủ lượng sữa theo lứa tuổi của bé, đặc biệt không dùng bã, nước rau, nước bột pha sữa cho trẻ sẽ làm khoáng chất trong sữa bị mất đi.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, vui chơi, vận động thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng, phòng chống suy dinh dưỡng.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ vận động và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ mọc răng đúng độ tuổi
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ vận động và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ mọc răng đúng độ tuổi

Xem thêm: Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả và chăm sóc răng chuẩn nha khoa  

3. Thăm khám nha khoa định kỳ

Trẻ nên được thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm để Bác sĩ theo dõi quá trình phát triển răng của trẻ.

Đặc biệt, nếu trên 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng, ba mẹ nên nhanh chóng cho trẻ gặp nha sĩ để Bác sĩ xác định nguyên nhân. Trẻ sẽ được khám tổng quát và xác định các vấn đề liên quan để tìm ra giải pháp. Bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.

Trẻ nên được thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần
Trẻ nên được thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Mặc dù trẻ chưa mọc răng nhưng việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là yếu tố quan trọng mà ba mẹ thường bỏ qua vì nghĩ trẻ chưa mọc răng nên không mấy quan tâm.

Trẻ cần được vệ sinh răng, nướu, lưỡi 2 lần mỗi ngày để giúp khoang miệng luôn sạch sẽ Hạn chế cho trẻ bú bình khi ngủ hay ngậm đồ ăn. Sau khi bú hoặc ăn, sữa và thức ăn đọng lại trong miệng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến viêm nướu. Vì vậy, cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ bằng dụng cụ chuyên dụng.

Thực tế, trẻ chậm mọc răng không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ nhiều hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đến nha khoa uy tín để được tư vấn và có phương án điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan