Người bị viêm nha chu nặng có cấy ghép Implant được không?
Viêm nha chu là một bệnh tiến triển từ tình trạng viêm nướu. Các mảng bám từ thức ăn lâu ngày không được làm sạch hiệu quả, vôi răng sẽ tích tụ dẫn đến tình trạng viêm nướu. Bệnh viêm nướu sẽ tiến triển nặng nếu không được nhận biết và điều trị sớm gây ra viêm nha chu. Khi viêm nha chu chuyển sang giai đoạn 3 và 4 thì việc điều trị và chữa khỏi rất khó khăn do dây chằng nha chu đã bị phá hủy và tiêu xương ổ răng trầm trọng.
Trên thực tế, bệnh nhân bị viêm nha chu vẫn có thể được cấy ghép răng. Trước khi thực hiện cấy ghép implant, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn để đảm bảo an toàn và điều trị đúng phương pháp.
Bệnh viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là một bệnh tiến triển từ tình trạng viêm nướu. Các cặn thức ăn lâu ngày bám lại trên bề mặt răng và giữa các kẽ răng của chúng ta tạo ra các mảng bám cứng đầu. Điều đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công nướu gây nên viêm nướu.
Nếu các mảng bám này lâu ngày không được làm sạch hiệu quả, vôi răng sẽ tích tụ, làm nặng thêm tình trạng viêm nướu. Bệnh viêm nướu sẽ tiến triển nặng nếu không được nhận biết và điều trị sớm gây ra viêm nha chu. Khi nha chu bị tổn thương, nướu răng sẽ tách ra khỏi răng và hình thành các “túi nha chu” bám vào chân răng xung quanh vùng nướu. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến tiêu xương, răng lung lay, thậm chí là mất răng.
Nguyên nhân gây viêm nha chu
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu đa phần là do vi khuẩn gây bệnh tích tụ trong mảng bám. Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi khác liên quan đến các bệnh toàn thân và các biến đổi bên trong cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân cụ thể như sau:
Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân phổ biến của viêm nha chu là do vệ sinh răng miệng kém. Điều đó khiến các mảng bám vi khuẩn tồn đọng trên răng và nướu lâu ngày gây ra viêm nướu. Theo thời gian, mảng bám tạo thành vôi răng (hay còn gọi là cao răng). Lâu dần, nướu bị đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu, bệnh phát triển thành viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu bạn đang mắc bệnh toàn thân làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Thói quen hút thuốc
Nicotine, carbon monoxide và axit hydrocyanic trong thuốc lá đã được chứng minh là những chất độc hại gây viêm tuyến nước bọt và làm tổn thương mô nha chu. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, đặc biệt là viêm nha chu. Người khỏe mạnh hút thuốc lá nhiều năm cũng có nguy cơ bị viêm nha chu mãn tính. Về lâu dài viêm nha chu dẫn đến lung lay, rụng răng hàng loạt.
Không lấy vôi răng thường xuyên
Vôi răng có chứa cacbonat, photphat và vi khuẩn. Ngoài ra, vôi răng còn chứa sắt huyết thanh lắng đọng trong máu. Đó là nơi tích tụ của vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng chẳng hạn như hôi miệng, viêm lợi. Viêm nướu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt lợi, răng lung lay,…
Ngoài ra, vôi răng tích tụ lâu ngày cũng có thể dẫn đến các bệnh về niêm mạc miệng như: lở loét, đẹn miệng,... Với người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,... vi khuẩn sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và khó điều trị.
Các bệnh làm giảm sức đề kháng răng miệng
Các bệnh làm giảm sức đề kháng như béo phì, tiểu đường, các bệnh gây suy giảm chức năng miễn dịch như HIV, ung thư máu hoặc các vấn đề liên quan tới thay đổi nội tiết tố (phụ nữ sau sinh và mãn kinh)... cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm nha chu. Ngoài ra, có một số yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi như răng mọc chen chúc, phục hình răng không đúng cách, giải phẫu chân răng bất thường.
Ảnh hưởng của viêm nha chu tới xương răng
Ở giai đoạn đầu, viêm nha chu thường âm ỉ, các triệu chứng nhẹ và hầu như không đau. Vì vậy, người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không thăm khám. Do đó, vào thời điểm bệnh nhân đau đớn dữ dội, hầu hết đều đã ở mức độ nghiêm trọng, các mô nướu bị nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu hoặc đã lan sang các mô răng khác.
Đặc biệt khi viêm nha chu chuyển sang giai đoạn 3 và 4 thì việc điều trị và chữa khỏi rất khó khăn do dây chằng nha chu đã bị phá hủy và tiêu xương ổ răng trầm trọng. Vì vậy, nếu bị viêm nha chu sẽ rất dễ mất răng, thậm chí mất nhiều răng. Điều đó là vì viêm nha chu có thể lây lan từ răng này sang răng khác gây ảnh hưởng các răng kế cận. Vì vậy nếu có các triệu chứng của bệnh nha chu bạn hãy đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người bị viêm nha chu có trồng Implant được không?
Trên thực tế, bệnh nhân bị viêm nha chu vẫn có thể được cấy ghép răng. Trước khi thực hiện trồng răng implant, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn để đảm bảo an toàn và điều trị đúng phương pháp. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người, nếu viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng để bảo vệ chân răng và phục hồi sức khỏe răng miệng bình thường.
Đối với những trường hợp bị viêm nha chu nặng muốn cấy ghép implant thì phải xem xét các khía cạnh sau:
- Điều trị viêm nha chu: Yếu tố cần thiết trước khi đặt implant là điều trị dứt điểm bệnh viêm nha chu. Điều này nhằm ngăn ngừa những trường hợp nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm sau khi cấy ghép implant.
- Ghép xương hàm: Khi bị mất răng do viêm nha chu, bệnh nhân có thể bị tiêu xương hàm. Lúc này, độ dày của xương không đủ để cấy ghép implant nên phải thực hiện ghép xương hàm để đảm bảo phù hợp để cấy ghép implant. Bệnh nhân sẽ chỉ định ghép xương hàm bằng phương pháp ghép xương tự thân hoặc bột xương nhân tạo để khắc phục tình trạng.
- Nâng xoang: Nâng xoang là phương pháp hỗ trợ những bệnh nhân bị viêm nha chu nặng cấy ghép implant thành công, tương tự như cấy ghép xương hàm
- Chọn nha khoa uy tín: Nâng xoang, ghép xương hay trồng răng implant đều là một kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao, dày dặn kinh nghiệm để đạt được kết quả phục hình tốt và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Xem thêm: Giải pháp nong xương trong cấy ghép Implant?
Điều trị viêm nha chu bao lâu sau có thể cấy Implant?
Câu trả lời cho câu hỏi này đó là còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể:
Ở mức độ nhẹ
Thời gian lấy vôi răng thường từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào lượng vôi răng của từng bệnh nhân. Sau khi lấy vôi răng, bệnh nhân cần đi khám lại 1 lần nữa để đảm bảo bệnh đã khỏi. Đến khi đó, bác sĩ mới có thể tiến hành cấy ghép implant. Quá trình theo dõi này có thể mất khoảng 1-2 tuần.
Thực tế, tập thói quen lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp quá trình thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm giảm thiểu tổn thương nhiều đến răng, nướu và giảm ê buốt.
Ở mức độ nặng
Sau khi phẫu thuật nha chu, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc giảm đau phù hợp và hướng dẫn cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp vết thương nhanh lành. Sau đó, bệnh nhân được đặt lịch khám, hẹn tái khám sau 1-2 tuần để kiểm tra tình trạng hồi phục và tháo chỉ khâu nếu cần. Sau đó, khi ổ viêm nha chu được “dọn dẹp sạch sẽ” thì bác sĩ mới có thể tiếp tục trồng răng implant cho bệnh nhân. Thông thường thời gian ổn định sẽ từ 1-6 tháng tùy tình trạng của mỗi người.
Lợi ích của trồng răng Implant đối với người bị viêm nha chu
Việc phục hồi răng bằng trồng răng Implant sẽ đem đến nhiều lợi ích vượt trội như:
- Ngăn ngừa tiêu xương: Tiêu xương là một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh viêm nha chu nặng, vì vậy cấy ghép implant là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng này.
- Hạn chế tình trạng lệch hàm: Sau một thời gian tiêu xương, cung hàm của người bị viêm nha chu có thể bị xê dịch, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, giao tiếp và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác. Cấy ghép răng implant ra đời giúp giải quyết triệt để vấn đề này, mang lại cho bệnh nhân một bộ răng đều đẹp như thật.
- Phòng ngừa bệnh cho các răng khỏe mạnh khác: Vì bệnh nha chu dễ lây lan nên cần có các biện pháp điều trị kịp thời. Phương pháp cấy ghép implant không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, hạn chế tình trạng hàm bị lệch mà còn giúp những răng khỏe mạnh hơn.
Để điều trị bệnh nha chu và thực hiện cấy ghép implant an toàn, thành công cao, bạn phải tham khảo và lựa chọn những nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Hy vọng bài viết trên bổ ích giúp bạn tự tin hơn và sớm sở hữu hàm răng khỏe. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?