Những loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn
Đau răng gây nên cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đau răng thì uống thuốc gì?
Tuỳ vào từng trường hợp đau răng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc giảm đau răng khác nhau như: Paracetamol hoặc Acetaminophen, thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid…
Nguyên nhân gây nên đau răng
Có nhiều nguyên nhân gây đau răng và mỗi nguyên nhân có thể ảnh hưởng khác nhau đối với từng trường hợp. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau răng:
Bệnh về nướu: Viêm nướu, tụt nướu và tổn thương các cấu trúc xương quanh nướu có thể gây đau răng.
Sâu răng và viêm tủy: Vi khuẩn trong miệng tạo ra axit, làm hỏng men răng và tạo ra lỗ sâu. Nếu không điều trị kịp thời, lỗ sâu có thể dẫn đến viêm tủy và đau răng.
Áp xe nướu răng: Mảnh vụn thức ăn kẹt giữa nướu và răng có thể gây viêm và đau, tạo ra áp xe nướu răng.
Thiếu dinh dưỡng: Thiếu các dưỡng chất như vitamin C, canxi, vitamin D3, vitamin A và fluor có thể làm cho răng yếu và dễ bị tổn thương.
Suy yếu sức đề kháng: Sau khi mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, không giữ vệ sinh miệng tốt có thể dẫn đến viêm loét miệng và các biến chứng nguy hiểm.
Chấn thương răng, miệng: Tai nạn gây gãy hoặc mẻ răng, tủy răng bị tổn thương có thể dẫn đến viêm nhiễm và gây đau răng.
Rối loạn nội tiết tố: Một số rối loạn nội tiết tố như tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ có thể gây viêm nướu và đau răng.
Mọc răng khôn: Răng khôn mọc có thể gây đau và viêm nướu, đặc biệt khi chúng mọc không đúng vị trí.
Mòn cổ răng: Đánh răng quá mạnh, không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải cứng có thể làm hỏng men răng, gây đau khi chải răng hoặc khi ăn uống.
Đau răng thì uống thuốc gì phù hợp?
Đau răng thì uống thuốc gì phù hợp? Bệnh nhân có thể tham khảo 3 loại thuốc giảm đau sau:
Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid (NSAIDs)
Thuốc NSAIDs được chia thành hai loại là thuốc kê đơn và không kê đơn. Cả hai loại này đều có thể giúp giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, thuốc không kê đơn thường có lượng hoạt chất thấp hơn và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, không quá 10 ngày liên tiếp.
Có thể kết hợp một loại thuốc NSAIDs với Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau răng, nhưng không nên sử dụng đồng thời hai loại thuốc NSAIDs để tránh tác dụng phụ.
Thuốc NSAIDs có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và có thể gây ra các vấn đề như xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Do đó, người có tiền sử bệnh dạ dày, suy thận, tim mạch hoặc phụ nữ đang mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc NSAIDs để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Phương pháp điều trị đau răng trong cùng hàm trên
Thuốc gây tê
Thuốc gây tê tại chỗ là một trong những lựa chọn giảm đau răng có tác dụng nhanh chóng. Thường được bào chế dưới dạng xịt, gel hoặc dung dịch, chỉ cần chấm thuốc vào vùng lợi quanh khu vực đau răng và sau một khoảng thời gian ngắn, thường từ 30 đến 120 giây, cơn đau răng sẽ được kiểm soát.
Tuy nhiên, khả năng giảm đau của các loại thuốc gây tê chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, từ 15 phút - 1 tiếng đồng hồ. Và việc lạm dụng thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau răng không được khuyến khích, bởi vì loại thuốc này có thể thấm vào cơ thể thông qua niêm mạc và có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đặc biệt, trong trường hợp có tiền sử mắc bệnh methemoglobin máu hoặc trẻ em dưới 2 tuổi, bác sĩ sẽ không khuyến khích việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ chứa hoạt chất benzocaine.
Paracetamol hoặc Acetaminophen
Paracetamol thường được coi là lựa chọn hàng đầu trong đơn thuốc của bác sĩ để giảm đau răng. Đây là loại thuốc có hiệu quả tức thì và phổ biến, được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thuốc giảm đau Acetaminophen. Thuốc cũng có tác dụng giảm đau và hạ sốt khá nhanh, tuy nhiên loại thuốc này ít có khả năng kháng viêm. Do đó, trong trường hợp viêm tủy, viêm chân răng, viêm nướu, việc sử dụng Acetaminophen có thể không mang lại hiệu quả cao như Paracetamol.
Đặc biệt là trong những tình huống cần kiểm soát đau một cách nhanh chóng và hiệu quả thì Paracetamol vẫn là lựa chọn phổ biến của đa số các bác sĩ khi kê đơn.
Việc sử dụng thuốc giảm đau răng chỉ giúp kiểm soát đau tạm thời và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến phụ thuộc và tác dụng phụ không mong muốn như tăng huyết áp, tổn thương gan, thận và các vấn đề khác.
Nếu cơn đau răng kéo dài trong một khoảng thời gian dài, việc chủ động đi khám bác sĩ là rất quan trọng để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị dứt điểm. Bỏ qua việc thăm khám và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng..
Nguyên nhân gây đau răng của mỗi người là không giống nhau, vì thế mỗi trường hợp sẽ sử dụng những loại thuốc giảm đau riêng. Nếu bạn còn băn khoăn về việc “đau răng thì uống thuốc gì”, hãy liên hệ Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
- Mô mềm đóng vai trò gì trong cấy ghép Implant?
- Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
- Nguyên nhân, biện pháp khắc phục răng sứ trên Implant bị vỡ
- Hướng dẫn cách sử dụng máy tăm nước vệ sinh răng Implant
- Răng xấu phải sửa sao cho đẹp?
- Hướng dẫn 3 cách trị tụt nướu răng tại nhà
- Bị lệch hàm thì phải làm sao?
- Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa