Niềng răng khi mất răng số 6 được không?
Một trong những chức năng chính của răng số 6 là đảm bảo quá trình ăn nhai và duy trì cấu trúc hàm. Do nhiều nguyên nhân khiến răng số 6 bị mất và khiến khả năng ăn nhai suy giảm, khớp cắn mất cân bằng, tiêu xương hàm, xô lệch, hư hỏng các răng kế cận…
Để khắc phục tình trạng này, niềng răng khi mất răng số 6 là vô cùng cần thiết. Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng số 6 đó là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với riêng mình.
Tổng quan về răng số 6
Răng số 6 còn gọi là răng hàm lớn thứ nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn cũng như định hình sự phát triển của hàm răng. Răng này mọc trong khoảng từ 6 - 8 tuổi và chỉ mọc một lần duy nhất mà không có quá trình thay răng.
Răng hàm số 6 có diện tích mặt nhai rộng và phần chân răng lớn, thường có 3 chân ở răng hàm trên và 2 chân ở răng hàm dưới. Hệ thống mạch máu, dây thần kinh và dây chằng quanh chân răng này cũng phong phú hơn so với các răng khác.
Vì nằm ở phía sau hàm và không lộ ra khi cười hay nói chuyện, răng số 6 khó vệ sinh hơn so với những răng khác. Do đó chiếc răng này dễ bị sâu, hư hỏng,... Tuy nhiên, răng số 6 có từ 3 - 5 ống tủy, làm cho việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng này thường phức tạp và kéo dài hơn.
Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
Mất răng số 6 gây ra hậu quả gì?
Nhiều người chủ quan nghĩ rằng mất răng số 6 không ảnh hưởng quá nhiều, tuy nhiên khi răng số 6 mất đi sẽ dẫn đến những hệ quả sau:
Khả năng ăn nhai suy giảm
Khi không có răng số 6, thức ăn sẽ không được nghiền nát tốt, dẫn đến tăng áp lực cho dạ dày và đường ruột. Về lâu dài, việc này có thể gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như khó tiêu, viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc răng số 6 là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể.
Khớp cắn mất cân bằng
Mỗi năm, số lượng người mất răng hàm ngày càng tăng, và có không ít trường hợp bị mất cả hai răng số 6. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn bị mất cân đối, khi những răng còn lại nghiêng về vị trí răng bị mất.
Sự mất cân đối này có thể gây ra rối loạn khớp cắn và đau hàm khi ăn nhai. Ngoài ra, mất răng số 6 còn có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và gây ra các vấn đề về chức năng nhai, làm tăng nguy cơ các bệnh lý về răng miệng.
Tiêu xương hàm
Khi mất răng số 6, vùng nướu bao quanh răng sẽ dần mất đi và xương dưới răng sẽ bị tiêu biến, dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm thay đổi cấu trúc khuôn mặt, làm cho khuôn mặt trông già hơn và ảnh hưởng đến khả năng cấy ghép răng sau này.
Tiêu xương hàm cũng có thể làm giảm sự ổn định của các răng còn lại và gây ra các vấn đề về khớp cắn và chức năng nhai.
Xô lệch, hư hỏng các răng kế cận
Nếu không có sự thay thế cho vị trí răng số 6 bị mất, các răng xung quanh sẽ bắt đầu dịch chuyển để cố gắng lấp đầy khoảng trống. Từ đó làm mất ổn định các răng đang di chuyển, khiến chúng bị yếu dần và có thể dẫn đến việc mất thêm răng số 5 và số 7
Sự dịch chuyển này không chỉ gây xô lệch hàm và sai lệch khớp cắn mà còn gây khó khăn khi nhai.
Có thể niềng răng khi mất răng số 6 được không?
Nhiều người thắc mắc rằng liệu mất răng số 6 có niềng răng được không? Câu trả lời là có, với một số điều kiện, nếu bạn đã mọc hoặc đang mọc răng số 8 (răng khôn) hoặc răng khôn mọc ngầm, bạn vẫn có thể niềng răng.
Tuy nhiên, nếu không có răng khôn hoặc răng khôn đã được nhổ, việc niềng răng khi mất răng số 6 sẽ không có ích cho tình trạng răng miệng của bạn. Trong trường hợp này, bạn nên tiến hành phương pháp trồng răng Implant để thay thế răng mất.
Trong trường hợp mất răng số 6 nhưng còn răng số 7 và số 8 cùng hàm và cùng phía, có thể kéo hai răng này vào vị trí của răng số 6. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn có thể ăn uống thoải mái như chưa bị mất răng.
Dưới đây là quy trình niềng răng số 6 bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang. Kiểm tra tình trạng tổng thể của răng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Bước 2: Bác sĩ ký hợp đồng niềng răng với khách hàng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hợp đồng ghi rõ tình trạng niềng răng, thời gian niềng răng, chi phí và cam kết kết quả sau khi niềng răng.
- Bước 3: Điều trị tổng quát trước khi đeo mắc cài để tránh các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
- Bước 4: Bác sĩ gắn mắc cài kim loại trước 1 hàm cho bạn làm quen dần. Sau khoảng 1 tuần sẽ gắn mắc cài hàm còn lại.
- Bước 5: Trung bình cứ khoảng 3-6 tuần, bạn sẽ đến tái khám với bác sĩ để thực hiện các bước tiếp theo như thay thun, tăng lực di chuyển răng.
- Bước 6: Sau khi tháo niềng răng, bạn vẫn cần tuân thủ lịch tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Phương pháp niềng răng khi mất răng số 6 như nào?
Có 2 phương pháp niềng răng phổ biến trong trường hợp mất răng số 6 bao gồm:
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực kéo giúp dịch chuyển răng về vị trí đúng như mong muốn trên cung hàm. Mắc cài có thể được làm bằng kim loại hoặc bằng sứ giống với màu răng nhằm tăng tính thẩm mỹ.
Niềng răng mắc cài kim loại:
- Niềng răng mắc cài sứ.
- Được làm từ thép không gỉ, bền và chắc chắn.
- Mắc cài có màu sắc tương tự răng thật, giúp tăng thẩm mỹ.
- Hiệu quả chỉnh nha cao và chi phí thấp hơn so với mắc cài sứ.
- Ít gây chú ý hơn khi đeo nhưng chi phí thường cao hơn mắc cài kim loại.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại không sử dụng mắc cài. Phương pháp này sử dụng các khay niềng răng trong suốt có thể tháo ra lắp vào, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:
- Khay niềng trong suốt giúp người dùng tự tin trong giao tiếp mà không lo bị phát hiện đang niềng răng.
- Khay niềng được thiết kế riêng cho từng người, mang lại sự thoải mái và ít gây kích ứng cho nướu và mô mềm.
- Các khay niềng trong suốt tạo lực tác động nhẹ nhàng và liên tục lên răng, giúp răng dịch chuyển từ từ về vị trí mong muốn theo kế hoạch điều trị.
- Khay niềng có thể dễ dàng tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, giúp ăn uống thuận tiện và duy trì vệ sinh răng miệng tốt hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống.
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng khi mất răng số 6 có được không? Để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình, hãy đến trung tâm nha khoa Implant Việt Nam để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm sở hữu hàm răng đều đẹp cùng nụ cười tự tin.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả