Răng xấu phải sửa sao cho đẹp?
Răng xấu sửa sao cho đẹp? Tùy theo nguyên nhân khiến răng bị xấu mà sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp, chẳng hạn như chỉnh nha - niềng răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ thẩm mỹ, trồng răng Implant, cạo vôi răng…
Những trường hợp răng xấu thường gặp
Một hàm răng đẹp là tiền đề của một nụ cười đẹp. Hàm răng đẹp thường đi liền với những đặc điểm sau đây: Không bị thiếu răng, răng có màu sắc trắng trong, nướu răng hồng hào. Khi cười, phần nướu chỉ lộ từ 3mm đổ lại. Hình dáng răng hài hòa, răng mọc đúng vị trí, thẳng và đều, không bị xô lệch.
Những khuyết điểm dưới đây sẽ được xếp vào tướng răng xấu:
1. Răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng mọc không khít sát với nhau, tạo ra những kẽ hở, thường gặp nhất là thưa hai răng cửa. Răng thưa không chỉ làm cho nụ cười trở nên kém duyên mà còn dễ bị giắt thức ăn vào các kẽ răng, lâu dần sẽ tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…
2. Răng lệch lạc
Răng lệch lạc là tình trạng răng bị hô (răng hàm trên mọc chìa ra ngoài so với răng hàm dưới), răng bị móm (răng hàm dưới mọc chìa ra so với răng hàm trên), răng mọc khấp khểnh, chen chúc với nhau khiến hàm răng trông lộn xộn và mất thẩm mỹ.
Răng lệch lạc là một khiếm khuyết vô cùng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng xấu đến diện mạo mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như ăn nhai kém, khó vệ sinh dẫn đến bệnh lý răng miệng, đau khớp thái dương hàm…
3. Răng ố vàng
Khi nói về răng thì không thể bỏ qua màu sắc của răng. Hàm răng đẹp nên có màu trắng sáng, có độ trong và độ bóng hoàn hảo, để khi cười sẽ tạo cảm giác rạng rỡ như ngọc ngà.
Không may, màu sắc của răng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhất là quá trình ăn uống có thể khiến răng bị đổi màu, trở nên ố vàng. Răng sậm màu, ố vàng là một trong những khuyết điểm cần được khắc phục nếu muốn sở hữu nụ cười đẹp.
4. Răng có hình dáng, kích thước không cân đối
Kích thước, hình dáng răng là yếu tố quan trọng để đánh giá hàm răng đẹp hay hàm răng xấu.
Theo tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp thì kích thước răng cần hài hòa giữa thân răng và nướu răng. Hình dáng răng phù hợp với diện mạo cũng nhưng đặc điểm tính cách của một người.
Nếu kích thước răng quá ngắn, quá dài, to nhỏ không hài hòa, hình dáng răng chưa phù hợp với diện mạo, tính cách thì được xem là một hàm răng chưa đẹp.
5. Răng bị hở lợi
Cười hở nướu hay cười hở lợi là một trong những nụ cười được đánh giá là kém duyên. Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi là do lợi phát triển quá mức, xương hàm trên phát triển quá mức hoặc cường cơ nâng môi trên khiến môi trên bị kéo lên quá cao khi cười.
6. Răng bị sâu
Biểu hiện của răng bị sâu là những đốm đen, lỗ hổng trên bề mặt răng. Sâu răng phá hủy cấu trúc răng, làm thay đổi màu sắc và hình dáng răng, không chỉ đe dọa chức năng của răng mà còn làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
7. Răng bị nhiễm fluor
Fluor là thành phần chính trên men răng, có tác dụng tái khoáng men răng, bảo vệ răng chắc khỏe và phòng ngừa sâu răng. Nhưng nếu lượng Fluor quá nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng răng nhiễm fluor với biểu hiện là những đốm trắng đục loang lổ trên răng, khiến răng có màu sắc bất thường và dễ bị tác động dẫn đến sâu, vỡ răng…
8. Mất răng
Mất răng là một trong những khiếm khuyết nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng răng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như xô lệch răng, tiêu xương hàm, biến dạng gương mặt…
Nụ cười với những khoảng trống do thiếu răng được xem là “nỗi ám ảnh” và khó gây thiện cảm cũng như ấn tượng tốt cho người đối diện. Người bị mất răng phải đối mặt với sự tự ti và nhiều vấn đề khác về khả năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân…
Răng xấu sửa sao cho đẹp?
Rất khó để có một hàm răng đẹp tự nhiên. Hầu hết răng của chúng ta đều có một hoặc một vài vấn đề bất thường khiến răng trở nên xấu đi. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp nha khoa thẩm mỹ có thể giải quyết bất kỳ kiểu răng xấu nào để giúp chúng ta cười đẹp hơn, tự tin hơn.
1. Niềng răng - chỉnh nha
Nếu bạn có một hàm răng thưa, răng móm, răng hô, răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn thì đã có giải pháp đắc lực là chỉnh nha - niềng răng.
Phương pháp này sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng… để tác động lực kéo răng dịch chuyển về vị trí chuẩn trên cung hàm, giúp răng thẳng, đều và đẹp, cân bằng khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới, từ đó cải thiện khả năng ăn nhai và nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng.
2. Làm răng sứ thẩm mỹ
Làm răng sứ thẩm mỹ là một trong những xu hướng làm đẹp răng được nhiều người hưởng ứng, trong đó có cả giới nghệ sĩ, idol.
Răng sứ thẩm mỹ khắc phục được nhiều vấn đề như răng thưa hoặc lệch lạc nhẹ, răng bị ố vàng do nguyên nhân nội sinh không thể tẩy trắng, răng nhiễm Fluor, răng có kích thước chưa cân đối hoặc hình dáng chưa đẹp… Khi làm răng sứ, bạn có thể lựa chọn dáng răng, màu răng theo yêu cầu.
Ưu điểm của phương pháp làm đẹp răng bằng răng sứ là thời gian thực hiện nhanh, răng có màu sắc và hình dáng tự nhiên mang lại thẩm mỹ tối ưu, có thể ăn nhai như với răng thật và không bị bám màu.
3. Tẩy trắng răng
Răng xấu sửa sao cho đẹp? Nếu muốn sở hữu hàm răng trắng sáng thì tẩy trắng răng là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tẩy trắng răng giúp loại bỏ mảng bám màu ố vàng trên răng do nhiễm màu thực phẩm, do vệ sinh răng miệng kém, do hút thuốc lá, nhiễm màu kháng sinh nhẹ…
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy trắng răng nhưng 2 cách tẩy trắng được đánh giá an toàn và hiệu quả nhất đó chính là tẩy trắng răng trực tiếp tại nha khoa hoặc đến nha khoa làm máng tẩy và lấy thuốc tẩy trắng để tự tẩy trắng răng bằng máng tẩy tại nhà theo hướng dẫn của Bác sĩ.
4. Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là một kỹ thuật nha khoa vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ cho răng. Vôi răng chính là mảng bám thức ăn thừa bị vôi hóa bởi các khoáng chất có trong nước bọt, khiến những mảng bám này kết dính và cứng lại, bám chặt lên bề mặt răng, kẽ răng và dưới đường viền nướu.
Vôi răng chứa nhiều vi khuẩn có hại, chúng tấn công răng và gây ra các bệnh lý răng miệng, đồng thời làm đổi màu răng, khiến răng bị ố vàng - xỉn màu. Cạo vôi răng định kỳ giúp loại bỏ hiệu quả vôi răng, cho răng chắc khỏe và sáng bóng hơn.
Xem thêm: Công nghệ trồng răng Implant không đau, không biến chứng
5. Trám răng
Trám răng được chỉ định để điều trị sâu răng nhẹ, mòn răng, răng hở kẽ, răng có hình dáng xấu… Trám răng giúp bảo vệ răng chắc khỏe, khắc phục hình dáng và màu sắc răng, nâng cao tính thẩm mỹ của răng.
6. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp toàn diện và hoàn hảo nhất hiện nay nếu bạn không may bị thiếu răng, mất răng.
Răng Implant không chỉ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ với hình dáng, màu sắc, độ trong bóng, đường vân mô phỏng y như răng thật mà còn khắc phục được nhược điểm của các giải pháp như cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp.
Bên cạnh đó, răng Implant có độ bề chắc cao, ăn nhai chắc chắn, tuổi thọ lâu dài và ngăn ngừa được những biến chứng do mất răng gây ra, đặc biệt là tiêu xương hàm và biến dạng gương mặt.
7. Phẫu thuật hàm
Nếu bạn bị hô hàm, cười hở lợi do hàm thì phẫu thuật hàm sẽ giúp khắc phục triệt để những tình trạng này.
Trong trường hợp cần thiết, Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hàm kết hợp với một số kỹ thuật nha khoa như niềng răng, cắt nướu, làm răng sứ… để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, giúp bạn sở hữu nụ cười duyên dáng và rạng rỡ nhất.
Bài viết trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã tổng hợp những kiểu răng xấu thường gặp nhất và các giải pháp khắc phục. Hy vọng bài viết sẽ tiếp thêm động lực để bạn nhanh chóng sửa răng xấu thành răng đẹp để lấy lại tự tin cùng nụ cười như ý.
Bài viết liên quan
- Trẻ bị đau răng nên uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả?
- Gãy răng cấm có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục hiệu quả
- Mô mềm đóng vai trò gì trong cấy ghép Implant?
- Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
- Nguyên nhân, biện pháp khắc phục răng sứ trên Implant bị vỡ
- Hướng dẫn cách sử dụng máy tăm nước vệ sinh răng Implant
- Răng xấu phải sửa sao cho đẹp?
- Hướng dẫn 3 cách trị tụt nướu răng tại nhà