Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Tình trạng khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh


Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ bé bị tình trạng khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh khá nhiều. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng nói, ăn uống và nguy cơ gây một số bệnh lý đường hô hấp.
Tình trạng khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh

Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết bẩm sinh mà các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong suốt quá trình phát triển của thai nhi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em châu Á, châu mỹ Latin.

Khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh là các khiếm khuyết bẩm sinh không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai, giao tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mắc phải.

Một điều may mắn là hiện nay với nền y học tiên tiến khe hở môi vòm miệng và không răng bẩm sinh có thể khắc phục được bằng phương pháp nha khoa hiện đại cấy ghép răng implant.

Tình trạng khe hở môi vòm miệng

Tổng quan về tình trạng khe hở môi vòm miệng

Khe hở môi vòm miệng là dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em, có thể do di truyền từ cha mẹ hoặc các yếu tố trong quá trình mang thai, khoảng từ 4 đến 12 tuần tuổi của thai nhi. Dị tật này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và hòa nhập xã hội.

Tình trạng khe hở môi vòm miệng
Tình trạng khe hở môi vòm miệng

Khi bị khe hở môi vòm miệng sẽ gây ra những ảnh hưởng tới trẻ như:

  • Các hoạt động chức năng như nghe, nói, ăn uống,.. gặp nhiều khó khăn.
  • Ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ, gây tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, bỏ học.
  • Gây mất thẩm mỹ do khe hở làm biến dạng môi, mũi, xương ổ răng, hàm trên, răng lệch lạc, sai khớp cắn.
  • Trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng kém phát triển, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên và viêm tai giữa.

Khe hở môi vòm miệng thường được phát hiện qua siêu âm thai nhi trước khi sinh. Sau khi sinh, do ảnh hưởng của khe hở môi, hở hàm ếch nên trẻ khó bú và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy cha mẹ nên liên hệ với các trung tâm y tế để được tư vấn dinh dưỡng cho trẻ, hướng dẫn phòng các bệnh về tai mũi họng ở trẻ.

Khe hở môi vòm miệng có thể khắc phục
Khe hở môi vòm miệng có thể khắc phục

Một số trẻ em cần được điều trị chỉnh hình trước phẫu thuật bằng máng bịt điều chỉnh cung hàm… Những thiết bị này làm cho cuộc phẫu thuật hiệu quả hơn và cho bé ăn dễ dàng hơn.

Thời điểm phẫu thuật

Thời điểm phẫu thuật phụ thuộc vào từng trường hợp, nếu khe hở môi thì sẽ sớm hơn vì phẫu thuật ít phức tạp hơn so với phẫu thuật hở hàm ếch.

Đối với trường hợp khe hở môi từ 3 - 6 tháng

Trẻ được theo dõi tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Nếu đủ tiêu chuẩn về cân nặng và sức khỏe sẽ được phẫu thuật đóng khe hở môi.

Ca phẫu thuật giúp phục hồi và đóng khe hở môi, đồng thời giúp trẻ duy trì hình dạng bình thường của môi, độ cao của môi và mũi. Trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác, vì vậy nên thường xuyên kiểm tra phản ứng của trẻ với âm thanh.

Thời điểm phẩu thuật khe hở môi vòm miệng
Lưu ý thời điểm phẩu thuật khe hở vòm miệng 

Đối với phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng từ 12 - 18 tháng

Phẫu thuật đóng kín vòm họng, đảm bảo nuốt và phát âm, ngăn ngừa các biến chứng về tai. Trước khi phẫu thuật, trẻ cần tập ăn bằng thìa và làm quen với việc đút thìa, vì trẻ không được bú bình hoặc bú mẹ sau phẫu thuật để tránh bục chỉ chảy máu sau phẫu thuật.

Một số giai đoạn sau đó như sau:

  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Phẫu thuật đóng dò vòm
  • Trẻ từ 13-17 tuổi: Phẫu thuật ghép xương khe hở xương ô răng
  • Từ 18 – 20 tuổi: Phẫu thuật di chuyển xương hàm (nếu được chỉ định)

Tình trạng không răng bẩm sinh

Trước đây, để giải quyết các vấn đề về thẩm mỹ và chức năng nhai, bệnh nhân thường sử dụng hàm giả tháo lắp, tuy nhiên giải pháp này không thực sự hiệu quả. Do bệnh nhân không có răng bẩm sinh dẫn đến xương hàm kém phát triển, nướu teo mỏng nên răng giả tháo lắp lâu ngày sẽ bị lỏng lẻo và di động trong miệng, gây khó khăn cho việc ăn uống.

Hình ảnh bệnh nhân không răng bẩm sinh
Hình ảnh bệnh nhân không răng bẩm sinh

Để giải quyết tình trạng không răng bẩm sinh, chỉ có một giải pháp duy nhất, đó là thực hiện song song các kỹ thuật: di dời dây thần kinh (*), đặt implant phục hồi răng hàm dưới và cấy implant xương gò má (*) để phục hồi răng hàm trên.

Năm 2013, TS.BS Võ Văn Nhân đã thực hiện thành công ca phẫu thuật dời dây thần kinh để cấy implant (*) tại Việt Nam trên một bệnh nhân gãy xương hàm trong 40 năm. Đến nay, sau nhiều năm theo dõi kết quả vượt mong đợi, không có dấu hiệu tiêu xương, phục hình vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển đến bệnh viện để thực hiện

Để giải quyết tình trạng không răng bẩm sinh đòi hỏi kỹ thuật cao
Để giải quyết tình trạng không răng bẩm sinh đòi hỏi kỹ thuật cao

Để khắc phục 2 tình trạng khe hở môi vòm miệng, không răng bẩm sinh hãy đưa trẻ đến các cơ sở uy tín sớm nhất để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam địa chỉ nha khoa trồng răng Implant uy tín tại TPHCM qua số điện thoại 1900 56 5678 – 0338 56 5678.

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan