Trẻ ngủ nghiến răng phải làm sao?
Trẻ ngủ nghiến răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sai lệch khớp cắn, đau do mọc răng, tâm lý căng thẳng, thiếu hụt canxi, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn lo âu… Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiến răng ở trẻ mà sẽ có những phương pháp khắc phục phù hợp.
Những nguyên nhân khiến trẻ ngủ nghiến răng
Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng siết chặt vào nhau tạo ra những âm thanh ken két, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nghiến răng có thể là một hành động có chủ ý hoặc vô ý. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nghiến răng mà ba mẹ cần lưu ý:
1. Trẻ bị sai lệch khớp cắn
Sai lệch khớp cắn là nguyên nhân lớn nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ. Khi răng trẻ mọc không đúng vị trí chuẩn, bị chìa ra hoặc thụt vào quá mức (tình trạng hô, móm) hoặc răng mọc khấp khểnh, lệch lạc sẽ khiến khớp cắn hai hàm bị lệch, mất cân bằng và khiến trẻ cảm thấy khó chịu mỗi khi khép hàm lại.
Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng nghiến chặt răng để cảm thấy thoải mái hơn, dần dần thói quen nghiến răng hình thành và sẽ trở thành một thói quen vô thức, đặc biệt là trong lúc ngủ.
2. Trẻ mọc răng
Mọc răng là một giai đoạn quan trọng nhưng không mấy dễ chịu đối với trẻ. Khi mọc răng, trẻ thường cảm thấy ngứa răng, ngứa nướu, sưng đau và khó chịu. Trong thời kỳ mọc răng, ba mẹ sẽ thấy có nhiều trẻ có biểu hiện như cắn đồ vật, cắn người khác, nghiến răng vì những hành động này sẽ giúp trẻ dễ chịu và bớt đau đớn khi mọc răng.
3. Trẻ bị thiếu hụt canxi
Một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiến răng có thể xuất phát từ việc thiếu hụt canxi ở trẻ. Ngoài ra, những biểu hiện như trẻ thấp còi, hay đau nhức tê bì xương khớp, men răng yếu, răng nhạy cảm… cũng có thể là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi.
4. Trẻ đang bị kích động, căng thẳng, sợ hãi
Tình trạng nghiến răng còn được bắt gặp ở một số trẻ khi chúng vui, buồn, kích động, căng thẳng, sợ hãi quá mức. Nhiều phụ huynh than thở trẻ có tình trạng nghiến răng, khóc, la hét trong thời gian đầu trẻ đi học. Điều này là do thay đổi tâm lý của trẻ khi thay đổi môi trường khiến trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng.
Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại TPHCM 2023
5. Những nguyên nhân khác
Nghiến răng khi ngủ cũng có thể là do trẻ bị nhiễm giun kim, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc là dấu hiệu của một số hội chứng rối loạn tâm thần, ngưng thở khi ngủ, tăng động, tự kỷ, trầm cảm… ở trẻ.
Trẻ ngủ nghiến răng có nguy hiểm không?
Con cái là tất cả của ba mẹ nên bất cứ bất thường nào ở trẻ cũng khiến ba mẹ lo lắng. Nhiều ba mẹ “ăn không ngon, ngủ không yên” khi thấy con mình có biểu hiện nghiến răng khi ngủ. Liệu trẻ ngủ nghiến răng có hậu quả, nguy hiểm gì không?
Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiến răng ở trẻ. Nếu chỉ là hiện tượng tạm thời do trẻ mọc răng, khó chịu với tần suất ít thì ba mẹ không cần quá lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng hay gây nguy hiểm đến răng miệng của trẻ.
Tuy nhiên, nếu nghiến răng khi ngủ trở thành thói quen do vấn đề bất thường ở răng như răng mọc lệch lạc, do rối loạn tâm lý hoặc trẻ nghiến răng mạnh, nghiến răng liên tục, nghiến răng trong thời gian dài thì vô cùng nguy hiểm, bởi nghiến răng có thể gây ra những tác hại với trẻ như:
Nghiến răng nhiều sẽ khiến men răng và cấu trúc răng trẻ bị phá hủy, khiến răng bị mòn và dễ bị ê buốt, nhạy cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng… ở trẻ.
Nghiến răng thường xuyên sẽ khiến răng trẻ bị xô đẩy, sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm giảm khả năng ăn nhai ở trẻ.
Nghiến răng tạo áp lực lên răng, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức răng, nhức xương hàm, đau vùng hàm mặt, đau đầu…
Về lâu dài, trẻ sẽ dễ mắc phải hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau khi trẻ ăn nhai, há miệng, ngáp.
Nghiến răng có thể khiến tâm lý của trẻ trở nên tiêu cực, tăng xu hướng quá khích, lo lắng, căng thẳng ở trẻ.
Có thể thấy nghiến răng với mức độ nghiêm trọng sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ, từ đó gây ra những vấn đề về ăn nhai, sức khỏe và tinh thần giảm sút, ảnh hưởng đến vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ ngủ nghiến răng phải làm sao?
Ba mẹ cần theo dõi sát sao khi trẻ ngủ nghiến răng và khắc phục cho trẻ. Phương pháp can thiệp sẽ dựa trên nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ. Cụ thể như sau:
1. Chỉnh nha - niềng răng
Niềng răng được áp dụng đối với trường hợp trẻ nghiến răng do răng mọc lệch lạc dẫn đến sai lệch khớp cắn. 7 tuổi là thời điểm lý tưởng để tầm soát chỉnh nha ở trẻ.
Nếu nhận thấy trẻ có những bất thường về khớp cắn như hô, móm, thưa, lệch lạc… thì Bác sĩ sẽ tiến hành tiền chỉnh nha với các khí cụ chuyên dụng nhằm định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Sau giai đoạn tiền chỉnh nha, trẻ sẽ bước vào giai đoạn chỉnh nha - niềng răng để hỗ trợ dịch chuyển răng mọc lệch về vị trí chuẩn, đảm bảo cân bằng khớp cắn, khắc phục các vấn đề răng mọc lệch, nghiến răng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm do lệch khớp cắn, giúp trẻ cải thiện khả năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.
2. Hỗ trợ giảm đau khi trẻ mọc răng
Với những trẻ nghiến răng do đau, khó chịu khi mọc răng thì ba mẹ có thể giúp trẻ xoa dịu cơn đau bằng cách chườm ấm/ chườm lạnh, cho trẻ sử dụng các vật dụng gặm nướu, dỗ dành và vui chơi cùng trẻ để trẻ quên cơn đau.
3. Giải thích cho trẻ hiểu tác hại khi nghiến răng để trẻ chủ động điều chỉnh
Ba mẹ cần tích cực trò chuyện cùng con về chủ đề sức khỏe răng miệng, giải thích cho trẻ về những tác hại khi nghiến răng, cho con xem sách – tranh ảnh – video về chủ đề này nhằm giúp cho bé nhận thức tốt hơn, từ đó chủ động điều chỉnh thói quen để bảo vệ răng.
4. Điều trị các vấn đề tâm lý ở trẻ
Đối với những trẻ nghiến răng do tâm lý thì ba mẹ cần khắc phục vấn đề tâm lý, hỗ trợ xoa dịu căng thẳng lo âu cho trẻ. Với những trường hợp như tăng động, tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì ba mẹ cần cho trẻ thăm khám cùng với chuyên gia, đồng thời tạo môi trường vui vẻ, thoải mái để giúp điều trị tâm lý cho trẻ.
Khi giải quyết được vấn đề tâm lý, trẻ trở nên vui vẻ, thoải mái hơn và không còn căng thẳng thì những vấn đề nảy sinh do tâm lý gây ra sẽ được khắc phục.
5. Cho trẻ thăm khám nha khoa và dùng máng chống nghiến
Để tránh những tác hại do nghiến răng gây ra đối với sức khỏe răng miệng, ba mẹ cần cho trẻ thực hiện thăm khám nha khoa. Thông thường, Bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ răng khi nghiến răng kết hợp tư vấn cho ba mẹ các hỗ trợ trẻ khắc phục nghiến răng dựa theo nguyên nhân như chúng tôi trình bày ở trên.
6. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm chứa các dưỡng chất cần thiết cho răng như canxi, photpho… sẽ giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe, hạn chế tình trạng nghiến răng ở trẻ.
Ngoài nghiến răng, trẻ cũng dễ gặp phải các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, vàng răng… nên ba mẹ đừng quên cho trẻ đánh răng đúng cách mỗi ngày và khám răng định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần nhé.
Thăm khám răng định kỳ sẽ giúp Bác sĩ theo dõi tốt tình trạng sức khỏe răng miệng, kịp thời xử lý những vấn đề bất thường nếu có, từ đó răng trẻ được bảo vệ tốt hơn, không còn lo nghiến răng, sâu răng…
Với bài viết trên đây của trung tâm Implant Việt Nam thì hẳn là ba mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng trẻ ngủ nghiến răng để chăm sóc cho bé yêu một cách toàn diện nhất rồi đúng không nào? Bên cạnh việc bảo vệ răng miệng cho con thì ba mẹ cũng đừng quên chăm sóc răng cho chính bản thân để cả gia đình luôn có hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ mỗi ngày nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên