U xương hàm răng - Dấu hiệu và cách điều trị
Nhiều loại khối u và u nang có thể hình thành trong xương hàm của bạn. Chúng có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính (ung thư). U nang là những túi chứa dịch lỏng hoặc không khí.
Các khối u và u nang ở hàm là những khối u hoặc tổn thương tương đối hiếm gặp, phát triển ở xương hàm hoặc các mô mềm ở miệng và mặt. U xương hàm dấu hiệu như thế nào sẽ tùy thuộc vào loại u xương hàm mà bệnh nhân mắc phải.
Tìm hiểu về bệnh u xương hàm răng
U xương hàm răng còn được gọi là u xương chân răng, là một bệnh lý cơ thể có nguồn gốc từ xương hàm hoặc các mô mềm khu vực khoang miệng và mặt.
Khối u xương hàm răng khá hiếm gặp, có thể là u xương hàm lành tính hoặc ác tính (ung thư xương hàm). Tùy thuộc vào kích thước khối u, loại u và mức độ nghiêm trọng mà Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị và tiên lượng kết quả khác nhau.
Phân biệt u xương hàm
U xương hàm được chia thành u lành tính và u ác tính:
1. U xương hàm lành tính
U xương hàm lành tính là những khối u liên quan đến răng như u xơ và u xương răng. Những khối u này gây ra ảnh hưởng đến nang răng và mô răng.
Bên cạnh đó, u men răng cũng thuộc khối u xương hàm lành tính, thường xuất hiện ở phần sau của hàm dưới, không di căn và tiên lượng hồi phục tốt sau điều trị.
2. U xương hàm ác tính
U xương hàm ác tính hay còn gọi là ung thư xương hàm, là một loại ung thư biểu mô tế bào vảy đặc biệt nguy hiểm và phổ biến nhất, bao gồm sarcoma xương, u tế bào khổng lồ, khối u Ewing và đau tủy xương.
Các khối u ác tính có thể xâm nhập vào xương thông qua ổ chân răng, phá hủy xương hàm và mô xung quanh, có khả năng di căn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây u xương hàm răng
Nguyên nhân chính xác dẫn đến u xương hàm vẫn chưa được xác định, tuy nhiên có những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống kém khoa học, thường xuyên ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chứa nhiều hóa chất độc hại… sẽ có nguy cơ hình thành khối u ở các bộ phận cơ thể.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…có thể là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của hệ xương hàm.
Ngoài ra, u xương hàm có thể do cơ thể bị nhiễm virus Human Papilloma (HPV) – một loại virus chủ yếu lây lan qua nước bọt và đường tình dục. Khi virus này gặp điều kiện thuận lợi để phát triển, khối u ác tính ở xương hàm sẽ được hình thành.
2. Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém… cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ u xương hàm.
3. Biến chứng của một số bệnh lý
Một số trường hợp xuất hiện các khối u xương hàm răng do biến chứng của một số bệnh lý như bệnh bạch sán, hồng sân, nhiễm trùng kéo dài, tiền sử bệnh giang mai, suy yếu miễn dịch… hoặc có thể liên quan đến những hội chứng di truyền hội chứng Gorlin-Goltz và thiếu gen ức chế khối u.
Dấu hiệu u xương hàm răng với khối u lành tính
U xương hàm lành tính là những khối u phát triển chậm, hiếm khi di căn và có thể phát hiện bằng cách nhìn, sờ, nắn. Các khối u lành tính thường ít hoặc không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện và điều trị sớm.
Những dạng u xương hàm lành tính thường gặp bao gồm u nang răng, u răng (odontoma), u nguyên bào tạo men, u hạt tế bào khổng lồ trung tâm.
Các loại u nang và khối u khác bao gồm khối u tạo men dạng adenomatoid, khối u biểu mô vôi hóa, u nang tuyến tạo men, khối u tạo men vảy, u nang tạo men vôi hóa, u nguyên bào xi-măng, u nang xương phình mạch, u xơ cốt hóa, u nguyên bào xương, u xơ trung tâm và các u xơ khác.
Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng mà các khối u xương hàm lành tính sẽ có những triệu chứng khác nhau như đau hàm, tê liệt cảm giác, dịch chuyển răng, sưng tấy tại vị trí u xương, loét miệng, vị trí u có màu sắc bất thường. Cụ thể, các dấu hiệu u xương hàm đối với khối u lành tính như sau:
- U răng: Đau, sưng tấy và dịch chuyển răng.
- U nguyên bào tạo men: Khối u thường không biểu hiện trừ khi kích thước khối u lớn có thể gây biến dạng khuôn mặt.
- U nang răng: Thường không gây ra triệu chứng nhưng nếu u nang bị viêm sẽ gây sưng tấy, răng nhạy cảm, dịch chuyển răng.
- U hạt tế bào khổng lồ trung tâm: thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Giai đoạn tiến triển sẽ sưng tấy và phát triển nhanh nhưng không gây đau.
Mặc dù khối u lành tính không đe dọa sức khỏe cơ thể nhưng nếu chúng phát triển và lan rộng chúng có thể phá hủy xương, mô và răng xung quanh.
Nhiều khi, u nang và khối u ở hàm không có triệu chứng và thường được phát hiện khi chụp X-quang nha khoa định kỳ. Điều trị các khối u xương hàm lành tính giai đoạn sớm bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u và tạo hình phục hồi.
Trường hợp các khối u có kích thước lớn và lan rộng thì một phần khối u sẽ được cắt bỏ và phục hồi thẩm mỹ bằng các phương pháp phục hình thẩm mỹ răng hàm mặt.
>> Bài viết đề xuất: U xương hàm lành tính nguyên nhân và giải pháp điều trị
U xương hàm dấu hiệu như thế nào đối với khối u ác tính
Các khối u xương hàm ác tính có thể bắt nguồn từ xương hàm (nguyên phát) hoặc là do khối u ở các cơ quan khác di căn đến xương hàm (thứ phát). Các dạng u xương hàm ác tính phổ biến bao gồm:
- Ung thư xương: Ung thư xương là một khối u ung thư nguyên phát. Chúng là loại ung thư hàm phổ biến thứ hai với những biểu hiện như sưng tấy hàm, đau nhức dữ dội, loét hàm miệng, tê liệt hàm, biến dạng mặt.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm hơn 90% số ca ung thư ở miệng và là loại ung thư hàm phổ biến nhất. Gây đau và sưng tấy ở hàm, chảy máu nướu răng, đau đầu… là những triệu chứng thường gặp khi bị ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô nguyên bào men răng (ameloblastic carcinoma): Ung thư biểu mô nguyên bào men răng là một khối u ung thư hiếm gặp. Chúng chiếm ít hơn 1% khối u tạo men và có liên quan chặt chẽ đến u nguyên bào tạo men. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như đau miệng, khó nuốt, lở loét miệng không lành, xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ.
Đối với các khối ung thư ác tính ở xương hàm, triệu chứng sẽ rõ rệt khi khối u phát triển và chèn ép lên răng, dây thần kinh, mạch máu và các mô xung quanh. Chúng gây tổn thương xương hàm nghiêm trọng, dẫn đến những cơn đau dữ dội, răng bị lung lay và mất răng, mặt bị biến dạng.
Chẩn đoán và điều trị u xương hàm răng
U xương hàm răng được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm hình ảnh như chụp phim X-quang hoặc chụp phim CT hoặc xét nghiệm sinh thiết.
Các bước chẩn đoán cho phép Bác sĩ khảo sát kích thước khối u và xác định tình trạng khối u, xác định u xương hàm lành tính hay ác tính, tiến triển khối u, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trường hợp khối u lành tính hoặc u nang xương hàm sẽ cần quanh sát diễn biến khối u trong một thời gian, nếu khối u phát triển quá nhanh gây ảnh hưởng lên xương và mô xung quanh thì sẽ cần điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u, tùy thuộc vào loại khối u cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Đối với các khối u xương hàm răng ác tính, các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trong đó, hóa trị hoặc xạ trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diện các tế bào ung thư còn sót lại.
Tỉ lệ thành công của việc điều trị khối u xương hàm cao nhất là khi bệnh được phát hiện sớm, chưa gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Khi điều trị u xương hàm, trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ đoạn xương hàm quanh khối u.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đoạn xương hàm, khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định thì bệnh nhân có thể tham khảo các phương pháp chỉnh hình xương và phục hình răng thẩm mỹ bằng trồng răng Implant nhằm khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười.
Như vậy, những thông tin trong bài viết đã giải đáp cho bạn nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị u xương hàm răng rồi đúng không nào! Việc thăm khám sức khỏe nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng bất thường vùng răng hàm mặt và kịp thời điều trị để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
>> Bạn nên xem ngay trung tâm cấy ghép Implant chuyên điều trị những trường hợp u xương hàm đặc biệt.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả